Anh (chị) hãy trình bày định nghĩa và chức năng của gia đình.

Một phần của tài liệu Đề cương nhân học (bản chuẩn) (Trang 26 - 28)

Định nghĩa gia đình:

Gia đình được thiết lập trên cơ sở gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân (vợ với chồng), quan hệ sinh thành (huyết thống), bố mẹ sinh ra con cái và có một cấu trúc riêng là sự tổ chức các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình về mặt xã hội sinh học, kinh tế, pháp lí, đạo đức, tâm lí… Đó là mối quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa những người anh chị em cùng chung sống và từ đó mở rộng mối quan hệ về cả hai phía, những người thân thuộc của cha và của mẹ.

Có người lại đưa ra định nghĩa khác: Gia đình là có từ hai hay nhiều cá nhân tự xem mình có quan hệ với nhau, phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và cùng chia sẻ với nhau trách nhiệm nuôi dạy con cái trong gia đình của mình. Định nghĩa này đủ rộng để có bao quát không chỉ những cá nhân có quan hệ với nhau qua huyết thống hay là hôn nhân mà cả những người không có quan hệ theo hai kiểu này nhưng tự xem mình là có quan hệ (cặp đồng giới hay một người lớn và đứa trẻ nhận nuôi).

Chức năng của gia đình:

- Chức năng tái sản xuất con người:

Việc quan hệ tình dục để tái sản xuất con người là chức năng cơ bản của gia đình. Gia đình là nơi đảm bảo trật tự mối quan hệ giới tính trong xã hội loài người và đồng thời còn là nơi bảo tồn nòi giống của một tộc người. Chức năng này được thực hiện qua nhiều mối quan hệ hôn nhân, quan hệ thân tộc, quan hệ dòng họ, quan hệ kinh tế, quan hệ lao động,

quan hệ tài sản, quan hệ xã hội… Nhiều dân tộc ở Việt Nam quan niệm gia đình “có phúc” là gia đình có “nhiều con cháu, nhiều của cải”. Đối với các dân tộc theo chế độ mẫu hệ, những của cải do gia đình tạo ra sẽ ưu tiên cho các con gái được thừa hưởng khi lập gia đình mới và được quyền sống chung cùng với gia đình cha mẹ. Ngược lại, đối với các dân tộc theo chế độ phụ hệ, những của cải do gia đình tạo ra sẽ ưu tiên cho các con trai được thừa hưởng khi lập gia đình mới và được quyền sống chung cùng với gia đình cha mẹ.

- Chức năng kinh tế:

Cùng với các chức năng khác, gia đình thực hiện chức năng kinh tế, nghĩa là tiến hành hoạt động kinh tế nhằm chăm lo cuộc sống vật chất cho gia đình. Chức năng kinh tế gồm có hai tiểu chức năng: chức năng sản xuất và chức năng tiêu dùng.

Trong các xã hội nông nghiệp tiền tư bản, kinh tế hộ gia đình đóng vai trò quan trọng như là một đơn vị sản xuất. Việc phân công lao động trong gia đình phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và truyền thống văn hóa tộc người. Trong xã hội nông nghiệp, phân công lao động chủ yếu theo giới tính và tuổi tác. Nam giới thường làm những công việc nặng nhọc, sản xuất ra của cải vật chất, nữ giới sản xuất hàng tiêu dùng, nội trợ và chăm sóc con cái. Ở các dân tộc theo mẫu hệ như người Êđê, Gia-rai, phụ nữ là người chủ gia đình, đồng thời là người quan lí tài sản và phân phối lương thực, đồ tiêu dùng cho các cá nhân.

Trong xã hội công nghiệp và đô thị, sản xuất được chuyên môn hóa theo nghề nghiệp, gia đình không còn là đơn vị sản xuất mà là đơn vị tiêu dùng. Các thành viên trong gia đình đóng góp tiền bạc vào việc tiêu dùng chung và mọi người lại có những khoản tiền tiêu dùng riêng cho cá nhân.

Chức năng tiêu dùng đóng một vai trò quan trọng trong sinh hoạt kinh tế gia đình. Những phương tiện vật chất để gia đình tồn tại hình thành từ các nguồn, các dạng thu nhập khác nhau. Đó là thành quả bằng hiện vật hay tiền bạc do các thành viên đem lại trở thành tài sản chung của gia đình. Đó là lương thực, nhà cửa, quần áo, phương tiện đi lại, đồ dùng trng nhà phục vụ nghỉ ngơi, giải trí và văn hóa.

- Chức năng văn hóa – giáo dục:

Chức năng văn hóa – giáo dục là một chức năng quan trọng của gia đình. Không ai khác, gia đình là môi trường xã hội đầu tiên để hình thành nhân cách. Tâm lí học cho biết tình cảm và nhân cách của cá nhân thường được hình thành ngay từ tuổi ấu thơ. Đứa trẻ mới sinh ra bỡ ngỡ bước vào đời, không khí yêu thương của những người trong gia đình

gây cho nó một cảm giác yên tâm với với xung quanh – một bộ phận loài người sống bên cạnh nó. Từ thuở trong noi, gia đình đã nuôi dạy cho đứa trẻ, trao truyền cho nó những di sản văn hóa dân tộc: học ăn, học nói bằng tiếng dân tộc, bắt chước bố mẹ, người thân từ lời nói, cử chỉ, hành vi và mọi quy tắc trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Qua giáo dục gia đình, trẻ em được xã hội hóa để hình thành nhân cách. Chúng ta thấm thía biết bao nhiêu câu nói của ông cha “Giỏ nhà ai, quai nhà nấy”.

Cần nhấn mạnh rằng, gia đình là môi trường hình thành nhân cách của mỗi con người vì nó thực hiện chức năng xã hội hóa và chính gia đình truyền lại cho con cháu những di sản văn hóa, tạo ra những định hướng giá trị. Chính gia đình giáo dục cho con cháu những phẩm chất đạo đức, những giá trị văn hóa dân tộc và để chúng tự ý thức, nhận biết về dân tộc mình. Những truyền thống văn hóa của mỗi tộc người có những nét khác nhau và những đứa trẻ đã mang theo mình những sắc thái văn hóa khác nhau đó và giữ lại trong suốt cả đời người.

- Chức năng pháp luật:

Một phần của tài liệu Đề cương nhân học (bản chuẩn) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w