Các tính chất của vải xử lý bằng hoá chất chống UV sử dụng cho bộ

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu So Sánh Phương Pháp Xử Lý Hoàn Tất Chống Tia Uv Của Vải Bằng Hoá Chất Hữu Cơ Và Vô Cơ-253817 (Trang 43 - 45)

Phân loại hàng may mặc và dán nhãn Ủy ban chiếu sáng (CIE)

CIE S 007/E 1998 Phổ tác động ban

đỏ tham khảo và liều lượng ban đỏ

tiêu chuẩn Dữ liệu cần thiết để tính toán UPF của các mẫu thử từ dữ liệu đo độ truyền qua. Bảng 1.1: Các tiêu chuẩn kiểm tra khả năng chống nắng của

vật liệu dệt may

1.4. Các tính chất của vải xử lý bằng hoá chất chống UV sử dụng cho bộquần áo chống nắng quần áo chống nắng

Việc phân tích các tính chất quyết định đến chất lượng vải may trang phục kháng tia UV sẽ giúp cho người nghiên cứu đưa ra được những tiêu chí chuẩn xác từ đó so sánh và lựa chọn được loại vải xử lý bằng hóa chất và phương pháp tối ưu để may trang phục kháng tia UV.

Trang phục chống nắng có thể được chia làm 2 loại: Trang phục chống nắng dân dụng và trang phục chống nắng chuyên dụng. Bộ trang phục chống nắng dân dụng là những sản phẩm quần áo thông thường có khả năng chống nắng khi người sử dụng tiếp xúc với tia UV, sự tiếp xúc này không thường xuyên diễn ra liên tục. Vai trò của bộ trang phụ này vừa như một bộ quần áo thông thường vừa một rào cản

ngăn cách tia UV giữa môi trưòng bên ngoài với môi trường bên trong lớp quần áo. Quần áo chống nắng dân dụng như: quần áo thể thao,các sản phẩm quần áo mặc ngoài… Bộ trang phục chống nắng chuyên dụng là những sản phẩm quần áo chuyên dụng có khả năng chống nắng khi người sử dụng tiếp xúc với tia UV, sự tiếp xúc

42

ngăn cách tia UV giữa môi trưòng bên ngoài với môi trường bên trong lớp quần. Quần áo chống nắng chuyên dụng như: quần áo cảnh sát giao thông, quần áo dành cho những người chuyên làm việc ngoài trời…

Trang phục chống nắng cần đáp ứng được các tiêu chí sau:

1.Tính sử dụng

Quần áo kháng tia UV cần là sản phẩm đơn giản dễ sử dụng và do vật liệu

dùng để may cần có tính năng bền kháng tia UV sau nhiều lần giặt, kháng nhàu, bền màu với ánh sáng và mồ hôi, độ bền và độ giãn hợp lý, cảm giác sờ tay của vải … và nó có thể được sử dụng lại nhiều lần.

2. Tính bảo vệ

Vì đây là sản phẩm chống tia UV nên tính bảo vệ thể hiện ở vật liệu sử dụng may trang. Tùy theo yêu cầu của sản phẩm dân dụng hay chuyên dụng mà cần lựa chọn loại vật liệu có chỉ số UPF hợp lý. Với các sản phẩm dân dụng thường yêu cầu UPF 20+, còn sản phẩm chuyên dụng đòi hỏi UPF 50+.

3. Tính tiện nghi

Tính tiện nghi thể hiện sự thuận tiện khi sử dụng, được đánh giá bằng hoạt

động của người mặc. Quần áo chống nắng cần đảm bảo tính thanh thoáng, gọn gàng, thoáng khí, truyền nhiệt, truyền ẩm giúp người mặc dễ hoạt động, cảm thấy thấy thoải mái khi sử dụng.

4. Tính bảo quản

Tính bảo quản thể hiện ở sự dễ giặt sạch tức là dễ dàng giặt sạch các vết bẩn

khi đi đường hoặc vết bẩn trong môi trường làm việc… thể hiện ở sự dễ gấp gọn, dễ

vận chuyển.

5. Tính thẩm mỹ

Tính thẩm mỹ của trang phục kháng tia UV được được người sử dụng đánh giá cao đặc biệt là sản phẩm chuyên dụng vì trang phục này được sử dụng vào các hoạt động thiết yếu của cuộc sống (chơi thể thao, dạo phố…). Tính thẩm mỹ thể

hiện ở kiểu dáng thiết kế có phù hợp với công việc, với người dùng hay không. 6. Tính kinh tế

43

Tính kinh tế thể hiện ở giá thành và chi phí sử dụng đối với trang phục kháng tia UV

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu So Sánh Phương Pháp Xử Lý Hoàn Tất Chống Tia Uv Của Vải Bằng Hoá Chất Hữu Cơ Và Vô Cơ-253817 (Trang 43 - 45)