Công nghệ hàn thép không gỉ biến cứng kết tủa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ hàn thép hợp kim chịu nhiêt (Trang 39 - 40)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.3.4. Công nghệ hàn thép không gỉ biến cứng kết tủa

Theo cấu trúc kim loại xuất hiện sau khi chúng được làm nguội từ nhiệt độ ủ hòa tan hoặc nhiệt độ austenit hóa, có 3 loại thép không gỉ biến cứng kết tủa đó là Thép Martensite, thép nửa austenit và thép austenit.

Bảng 2.0.9: Một số loại thép không gỉ biến cứng kết tủa cụ thể[2]

a) Công nghệ hàn thép không gỉ biến cứng kết tủa martensit [4]

Thép không gỉ biến cứng kết tủa thuộc nhóm cấu trúc martensite có khả năng chống ăn mòn cao hơn thép không gỉ martensite thông thường. Thép này có đội bền kéo siêu cao (khoảng 1379 Mpa) và thuộc nhóm có tính hàn tốt do hàm lượng cacbon thấp và chúng không bị nứt nguội cũng như nứt nóng khi hàn. Do vậy khi hàn thép này không cần nung nóng sơ bộ, hoặc nung bổ sung sau khi hàn. Tuy nhiên, cần lưu ý thép lại bị nứt nóng khi hàn với thép cacbon hoặc thép hợp kim thấp (do hàm lượng cacbon tăng lên trong kim loại mối hàn).

b) Công nghệ hàn thép không gỉ biến cứng kết tủa nửa austenit [4]:

Thép không gỉ biến cứng kết tủa nửa austenit cũng có khả năng chống ăn mòn cao hơn thép không gỉ martensite thông thường. Thép có cấu trúc austenit khi ở trạng thái ủ và cấu trúc martensite khi ở trang thái biến cứng.

Về cơ bản, có thể hàn thép này bằng các phương pháp hàn thông dụng. Nhưng để giảm thiểu sự thất thoát Nhôm trong kim loại mối hàn và tránh nứt nóng, thì người ta khuyến cáo nên dùng phương pháp hàn GTAW.

c) Công nghệ hàn thép không gỉ biến cứng kết tủa austenit [4]

Thép không gỉ biến cứng kết tủa austenit có khả năng chống ăn mòn tốt hơn hầu hết các thép không gỉ austenit Cr-Ni. Và chúng có độ dai va đập lớn khi làm việc ở nhiệt độ cao (650 oC).

Đây là loại thép khó hàn nhất trong nhóm thép không gỉ biến cứng kết tủa. Nên ưu tiên hàn bằng GTAW sử dụng năng lượng đường nhỏ. Nếu sử dụng hàn SMAW, thì nên chọn vật liệu hàn là que hợp kim niken hoặc vật liệu thép không gỉ thông dụng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ hàn thép hợp kim chịu nhiêt (Trang 39 - 40)