Tổng quan tình hình nghiên cứu về nghệ thuật tuyên truyền trong văn

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tuyên truyền trong văn chính luận của nguyễn ái quốc – hồ chí minh (Trang 27)

1 3 1 Nghiên cứu giá trị bao trùm của văn chính luận Nguyễn Ái Quốc -

Hồ Chí Minh

Trong sự nghiệp văn chương của Hồ Chí Minh, văn chính luận chiếm số lượng lớn và giữ vai trò quan trọng, có liên quan đến vận mệnh dân tộc và phù hợp trong từng giai đoạn, hoàn cảnh lịch sử cụ thể Văn chính luận của

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh thực sự độc đáo, đa dạng về bút pháp Di sản văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trở thành giá trị tinh thần quý báu trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh cho cả dân tộc và thời đại

Theo Hồ Chí Minh toàn tập (15 tập), trong tổng số 3 300 tác phẩm viết từ 1910 đến 1969, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã viết 228 bài văn chính luận hướng đề cập đến những vấn đề chung của đất nước, 129 bài cho ngành giáo dục, còn lại là những tiểu luận mang tính luận chiến với mọi đối tượng thù trong giặc ngoài Các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh thể hiện rõ sự nhất quán về tư tưởng, linh hoạt trong cách viết, không chỉ có giá trị lịch sử mà còn là bài học tư tưởng và những tác phẩm mẫu mực cho nghệ thuật viết văn chính luận

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh của các tác giả trong và ngoài nước Sự đánh giá về cơ bản là nhất trí và theo tinh thần khẳng định Điều đáng nói nữa là khi bàn về đối tượng này, tất cả các tác giả đều chú ý thiết lập mối liên hệ giữa văn chính luận

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, đồng thời cũng chú ý thích đáng đến việc so sánh văn chính luận với

những sáng tác khác được viết theo cảm hứng nghệ thuật, tự biểu hiện Thực ra, nhiều tác giả nước ngoài nếu có bàn về văn chính luận

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh thì cũng chỉ nêu nhận định khái quát, trong những bài viết nói chung về cuộc đời và sự nghiệp của Người Có thể kể các tác giả viết theo hướng này như: E Sécnơ (Đức), J Buđaren (Pháp), N Khơrútxôp (Nga), M Lômbácđô (Mêhicô), S A Phonin và E Kobelev (Nga), Thinaung (Mianma), L Ogungieran (Mông Cổ), Đ Cheerrixian (Cu Ba) [142], [147], v v… Những bài viết của họ đã được tập hợp trong một số cuốn sách đáng chú ý như: Hải Triều Lê (biên soạn, 2007) với Hồ Chí Minh - Sự hội tụ tinh hoa tư tưởng đạo đức nhân loại, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội [85]; Trần Quân Ngọc (2013) với Bác Hồ với bạn bè quốc tế, Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh [132]; Starôbin (2003) với “Gương chính nghĩa là đạo đức”,

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh: Về tác gia và tác phẩm (Nguyễn Như Ý tuyển

chọn, giới thiệu), Nxb Giáo dục, Hà Nội [158]; J Stern (1985) với Bác Hồ như chúng tôi đã biết (Trần Đương ghi), Nxb Thanh niên, Hà Nội [159], v v…

Nhà báo người Mỹ Starôbin đã phân tích, xác định chiều sâu của văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đặt trong các mối liên hệ xã hội và tiếp nhận: “Cụ Hồ Chí Minh được nhân dân rất quý mến Tên cụ có nghĩa là “sáng suốt” Cụ là một nhà chính trị xuất chúng, một nhà chiến lược cách mạng, một người yêu nước nồng nàn Cụ đã nêu gương chính nghĩa và đạo đức cho thế hệ thanh niên noi theo Hồi còn trẻ, cụ đã qua thăm hầu hết các nước trên thế giới Cụ biết nhiều thứ tiếng và nói tiếng Anh rất thạo Nói chuyện với cụ, thấy ngay là trước kia cụ đã nghiên cứu thật sâu lịch sử nước Mỹ Cụ đã nói với tôi về truyền thống của Giépphensơn và Linhcôn và hỏi tôi: “Nếu các bậc tiền bối của nhân dân Mỹ biết rằng phi cơ Mỹ hàng ngày ném bom xuống một dân tộc đang đấu tranh cho độc lập, không biết các vị đó nói thế nào?” Cụ Hồ Chí Minh có một mảnh vườn riêng tự tay cụ trồng trọt lấy Cụ tự tay đánh máy lấy các bài diễn văn và các bài báo Văn cụ giản dị, nên thơ, người nông dân nào đọc cũng

hiểu Trong các làng quê hay bên các đống lửa trại, nhân dân và bộ đội Việt Nam truyền cho nhau nghe những bài thơ nói về công đức của Hồ Chủ tịch” [158, tr 960]

Nhận định trên đã bao quát được đầy đủ các phương diện làm nên giá trị của văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh: nội dung hiện thực, mục đích, đối tượng và hiệu quả tuyên truyền; tất cả đều liên quan đến tư cách, phẩm chất của chủ thể tác giả - “một nhà chính trị xuất chúng”, đã “nghiên cứu thật sâu lịch sử nước Mỹ”

Nói về những tác giả Việt Nam có thành tựu nghiên cứu nổi vật về thơ văn Hồ Chí Minh (trong đó có văn chính luận của Người), cần phải kể đến tên tuổi của hàng loạt nhà hoạt động xã hội và nghiên cứu văn học như

Phạm Văn Đồng, Nguyễn Khánh Toàn, Trần Văn Giàu, Phạm Huy Thông, Hoài Thanh, Hoàng Xuân Nhị, Vũ Khiêu, Huỳnh Lý, Trương Chính, Đỗ Đức Hiểu, Hoàng Ngọc Hiến, Phùng Văn Tửu, Nguyễn Nghiệp, Hà Minh Đức, Thành Duy, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Đức Nam, Phong Lê, v v…

Phạm Văn Đồng một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những đánh giá mang tính gợi mở về phương pháp nghiên cứu không chỉ cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh mà còn toàn bộ di sản sáng tác ngôn từ Người đã để lại

Những đánh giá về văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh của các tác giả nói trên đều đặt cơ sở trên sự khẳng định mối quan hệ thống nhất giữa nhà cách mạng và người nghệ sĩ ở một mẫu hình nhân cách sáng chói Dù diễn đạt bằng nhiều hình thức khác nhau, các tác giả đều có chung sự nhìn nhận về nhu cầu bộc lộ con người cá nhân trên những trang văn chính luận của

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh Xét về phương diện lý thuyết, nhu cầu này thường xuất hiện một cách tự nhiên trong các tác phẩm văn chương, kể cả trong tác phẩm phục vụ cách mạng Do yêu cầu “sáng tác phục vụ cách mạng”, tiếng nói của chủ thể sáng tác thường thống nhất với vai trò, vị trí, nhiệm vụ công tác

Tuy nhiên, với những tài năng và cá tính sáng tạo mạnh mẽ, nhà văn “phục vụ cách mạng” vẫn có thể kết hợp và diễn tả đầy đủ phẩm chất, tư thế và vị thế con người cá nhân tác giả

Để nói về giá trị chung của văn chính luận văn chính luận

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, những tác phẩm chính luận cụ thể thường được đi sâu bàn kĩ là Tuyên ngôn Độc lập Di chúc Tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập

đạt đến trình độ kinh điển, đã được giảng dạy trong nhà trường phổ thông Nghiên cứu về tác phẩm này, Nguyễn Đăng Mạnh đã khảo sát, phân tích từ nhiều góc độ khác nhau: vai trò, vị thế chủ thể tác giả; các giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ; sự kết hợp kinh nghiệm cá nhân và sức mạnh thời đại; sự tích hợp giá trị truyền thống và hiện đại, minh triết và văn hoá, tri thức phương Đông và phương Tây; khả năng lập luận và tinh lọc, đúc kết chân lý của cả dân tộc và thế giới hiện đại;…

Nguyễn Đăng Mạnh nhấn mạnh: “Tuyên ngôn Độc lập là bài văn chính luận Văn chính luận thuyết phục người bằng những lý lẽ, nếu đánh địch thì cũng đánh địch bằng những lý lẽ Lợi khí của nó là những lý lẽ đanh thép, những lập luận chặt chẽ, những bằng chứng không ai chối cãi được Văn chính luận nếu có dùng đến hình ảnh, có gọi đến tình cảm thì chẳng qua cũng chỉ để phụ giúp thêm cho sự thuyết phục bằng lý lẽ mà thôi Chúng ta sẽ nói đến cái hay, cái tài của

Tuyên ngôn Độc lập theo quan niệm đó” [96, tr 285-286] Từ đây

Nguyễn Đăng Mạnh đi sâu phân tích, trả lời cho những vấn đề cốt lõi mà Hồ Chí Minh thường nêu rõ: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết như thế nào và minh chứng: “Như vậy là bản Tuyên ngôn Độc lập không chỉ đọc trước đồng bào và một thế giới trừu tượng, cũng không phải chỉ để tuyên bố độc lập một cách đơn giản Đối tượng “thế giới” ở đây trước hết là bọn đế quốc Mỹ, Anh, Pháp và sự khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc, ở đây đồng thời là một cuộc tranh luận nhằm bác bỏ lý lẽ của bọn xâm lược trước dư luận thế giới” [96, tr 287] Tiếp theo, Nguyễn Đăng Mạnh soi rọi vào từng khía cạnh cụ thể để thấy rõ tài

năng, tầm tư tưởng và vị thế chủ thể tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh: “Ý kiến “suy rộng ra” ấy quả là một đóng góp đầy ý nghĩa của Bác Hồ đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới”; “Những điệp khúc ấy nối tiếp nhau tăng thêm âm hưởng hùng biện của bản Tuyên ngôn”; “Tinh thần khẳng định, trong lời kết luận, còn được nâng cấp lên một bậc nữa: Hưởng độc lập tự do không phải chỉ là một tư cách cần có, mà đó là một hiện thực”; “Ngày nay văn chính luận là văn chính luận Tài nghệ ở đây là dàn dựng được một lập luận chặt chẽ, đưa ra được những luận điểm, những bằng chứng không ai chối cãi được Và đằng sau những lý lẽ ấy là một tầm tư tưởng, tầm văn hoá lớn, đã tổng kết được trong một văn bản ngắn gọn, trong sáng, khúc chiết, kinh nghiệm của nhiều thế kỷ đấu tranh vì độc lập tự do Vì nhân quyền, dân quyền của dân tộc và nhân loại” [96, tr 289-292]

1 3 2 Nghiên cứu về đặc tính tuyên truyền trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

Không chỉ nhận thức, đánh giá, ngợi ca phẩm chất người chiến sĩ cách mạng và nghiên cứu về những trang văn thơ, xác định giá trị bao trùm của văn chính luận, giới nghiên cứu và các nhà Việt học còn tập trung tìm hiểu các phương diện nội dung và nghệ thuật đặc tính tuyên truyền trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

Có thể nói Nguyễn Đăng Mạnh là một trong số những nhà nghiên cứu đã thực sự đề xuất các vấn đề giàu ý nghĩa phương pháp luận đối với nghiên cứu thơ văn Hồ Chí Minh [94], [96], [97], [98] Ông đã chứng minh được cái hay đặc thù của loại văn tuyên truyền, cổ động trong sự nghiệp sáng tác phong phú của Hồ Chí Minh

Trong vận hội đất nước đổi mới, Thành Duy nhấn mạnh hướng tiếp cận tính dân tộc và nhân dân từ góc độ văn hóa và văn hóa lãnh đạo: “Nếu nhận diện văn hóa là hệ giá trị, thì quan điểm văn hóa chỉ đường, văn hóa lãnh đạo tuy vẫn được nhắc đến nhưng hầu như chưa được quan tâm tìm hiểu đúng mức, trong khi chính quan điểm này trong tư duy văn hóa của Người mới là tâm điểm […] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chính vì vậy, công trình này sẽ cố gắng khai thác những ý tưởng mới, hiện đại về văn hóa trong tư duy văn hóa Hồ Chí Minh, trong đó nổi bật là quan điểm

văn hóa chỉ đường, văn hóa lãnh đạo mà thực chất là một triết lý mới trong phát triển xã hội bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với thời đại mới, thời đại toàn cầu hóa và văn minh trí tuệ” [30, tr 4-5]

Theo lý giải của Thành Duy, triết lý về tính dân tộc và nhân dân trong văn chính luận Hồ Chí Minh mang tính nguyên tắc bền vững và phổ quát bởi đã vượt qua tính chất kinh viện, hình thức bề ngoài (quyền chức, văn bằng, tiền tài…), đạt tới tầm cao trí tuệ, sức mạnh nội lực cá nhân đồng thuận với xu thế đổi mới, phát triển của xã hội, lịch sử dân tộc và thế giới Không chỉ đơn thuần là sự ngợi ca, khẳng định, nhà nghiên cứu Thành Duy còn đặc biệt chú trọng đối sánh và vận dụng nguồn sáng triết lý văn hóa lãnh đạo Hồ Chí Minh vào thực tiễn cuộc sống, bao quát các cấp độ tổ chức Đảng Cộng sản cầm quyền, định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển đội ngũ trí thức “tài - đức vẹn toàn” trong xã hội công nghiệp hiện đại và thời kỳ hội nhập sâu sắc Trong phạm vi cụ thể của mặt trận văn hóa, nghệ thuật thì triết lý văn hóa lãnh đạo chính là “sự lãnh đạo đúng đắn văn hóa, văn nghệ” [30, tr 202-205] Đặt trong một tương quan quyền lực lãnh đạo với quyền lợi dân tộc và toàn thể nhân dân, Thành Duy xác định chỉ có xã hội thực sự dân chủ và phát triển mới có khả năng mở đường và đảm bảo “điều kiện của triết lý văn hóa lãnh đạo” [30, tr 163-164], từ đó xác nhận ý nghĩa quốc tế và giá trị thời đại của triết lý dân tộc - nhân dân trong tư duy văn hóa văn chính luận Hồ Chí Minh

Về giọng điệu, khi nghị luận về các vấn đề chính trị, xã hội, văn chính l uận thể hiện sự dứt khoát, đanh thép, thể hiện lập trường, quan điểm vững vàng Giọng điệu nghệ thuật tuyên truyền trong văn chính luận Hồ Chí Minh có sự biến đổi linh hoạt để thuyết phục người tiếp nhận, sử dụng những cách đặt câu có tính chất hội thoại tạo cho người đọc cảm giác quen thuộc, dễ hiểu; linh hoạt sử dụng các kiểu câu khác nhau như câu đơn, câu ghép, câu cảm thán Người

cũng thường sử dụng các từ giàu hình ảnh, các phương tiện ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, c ác biện pháp tu từ quen thuộc như lặp cú pháp, câu hỏi tu từ

Vẻ đẹp văn chính luận tuyên truyền của Hồ Chí Minh không chỉ là những thao tác kỹ thuật đơn thuần mà im đậm tính thẩm mỹ, cá tính, tài năng, phẩm chất nhà cách mạng

Thực tế cho thấy việc nghiên cứu văn chính luận Hồ Chí Minh chỉ có thể xuất hiện sau khi các tác phẩm chính luận của Người được sưu tầm và xuất bản Tổng kết lại thành tựu nghiên cứu văn chính luận Hồ Chí Minh là điều không dễ dàng trước hết bởi các công trình thường mang tính tổng hợp, đặt trọng tâm vào khai thác nội dung tư tưởng, mục tiêu xã hội gắn với công cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước Rất khó để có thể phân loại các công trình nghiên cứu về văn chính luận Hồ Chí Minh theo từng đối tượng chủ đề, chủ điểm, hình thức nghệ thuật bởi chính đặc tính hàm súc, chặt chẽ ở các tác phẩm chính luận của Người qui định Căn cứ vào thực tế thành tựu nghiên cứu văn chính luận Hồ Chí Minh, chúng tôi tạm chia thành hai giai đoạn chính: trước và sau 1975

Một số nhà nghiên cứu chú ý tới vai trò thể loại văn chính luận, đặc điểm về ngôn từ trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh qua các giai đoạn Nhận xét về bản Tuyên ngôn độc lập, Nguyễn Đăng Mạnh viết: “Tài nghệ ở đây là dàn dựng một lập luận chặt chẽ, đưa ra được những luận điểm, những bằng chứng không ai chối cãi được Và đằng sau những lí lẽ ấy là một tầm tư tưởng, tầm văn hóa lớn, đã tổng kết được trong một văn bản ngắn gọn, trong sáng, khúc chiết kinh nghiệm của nhiều thế kỉ đấu tranh vì độc lập, tự do, vì nhân quyền, dân quyền của dân tộc và của nhân loại” [95, tr 21] Đặc biệt tiếng nói chống xâm lược và ý chí quyết tâm giành độc lập dân tộc trong lời kêu gọi “Không có gì quý hơn độc lập tự do” (1966) thể hiện sâu sắc tiếng gọi của non sông đất nước trong những giờ phút thử thách đặc biệt Người viết Di chúc trong những ngày cuối đời, đó là những lời nói, lời căn dặn đối với đồng bào, dân tộc cả nước, chứa đựng tình cảm sâu sắc của vị lãnh tụ Trong suốt thời gian Hồ Chí Minh hoạt động Cách mạng, những lời kêu gọi,

những áng văn chính luận đã trở thành những lời động viên, nhắn nhủ mọi người vượt qua khó khăn để dành thắng lợi cho dân tộc

Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu về thơ văn Hồ Chí Minh xem

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tuyên truyền trong văn chính luận của nguyễn ái quốc – hồ chí minh (Trang 27)