CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP, KẾT LUẬN TẠO ĐỘNG Lực CỦA CÁ NHÂN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NGOẠ
3.1.2.4. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động
Với thời đại kinh tế phát triển và thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa, cộng với tính cạnh tranh trên thị trường thương mại gây gắt đã làm liên tục thay đổi các yếu tố chuyên ngành và yêu cầu nâng cao hơn qua từng năm chính vì vậy để đứng vững trên thị trường thương mại thì hằng năm ngân hàng phải luôn tổ chức khóa đào tạo, tập huấn cho nhân viên để nâng cao trình độ chuyên ngành hơn.
Tuy nhiên để thực hiện công tác đào tạo, phát triển nhân viên, ngân hàng cần chú ý các điểm sau:
Thứ nhất: lãnh đạo ngân hàng nên có kế hoạch đào tạo và phát triển nhân viên từ trước để khi có sự thay đổi về yêu cầu công việc nhân viên có thể ngay lập tức thích ứng với công việc, với những đòi hỏi mới.
Thứ hai: Ngân hàng nên có chương trình đào tạo bài bản và khoa học, nên thực hiện theo các bước sau:
+ Xác định nhu cầu đào tạo . + Xác định mục tiêu đào tạo. + Lựa chọn đối tượng đào tạo.
+ Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo. + Dự tính chi phí đào tạo.
+ Tổ chức triển khai đào tạo: cần có sự phối hợp chặt chẻ giữa chi nhánh và các tổ chức đào tạo.
+ Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo. + Tổ chức sử dụng hợp lý nguồn nhân sự.
3.I.2.5. Thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên bằng các hoạt động ngoại khóa
Các nhà lãnh đạo cùng các nhà quản lý đừng nên quá chú trọng vào lợi ích mà quên đi các nhân viên cũng cần nghĩ ngơi thư giãn sau những ngày làm việc vất vả. Hằng năm ngân hàng có thể tổ chức dã ngoại ở các khu du dịch hay các địa điểm nổi tiếng ở trong hoặc ngoài nước vào các dịp lễ, tết, hoặc là doanh số công ty cao chẳng hạn. Để tạo sự gắn kết giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các nhân viên, tạo cảm giác gần gũi hơn và giảm bớt áp lực cũng việc cũng như cuộc sống cho mỗi nhân viên. Như thế, năng lực làm việc của nhân viên sẽ tích cực và thoải mái vui vẻ hơn.