Các giải pháp Quản lý nhà nước đối với hoạt động Phá py Tâm thần khu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động pháp y tâm thần khu vực tây nguyên (Trang 91 - 102)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Các giải pháp Quản lý nhà nước đối với hoạt động Phá py Tâm thần khu

khang trang, trang thiết bị y tế hiện đại, phục vụ cho công tác chẩn đoán, giám định; điều trị bắt buộc, khám chữa bệnh tâm thần theo yêu cầu khi pháp luật cho phép. Quản lý Trung tâm toàn diện bằng phần mềm công nghệ thông tin.

3.2. Các giải pháp Quản lý nhà nước đối với hoạt động Pháp Y tâm thầnkhu vực Tây Nguyên khu vực Tây Nguyên

3.2.1. Đối với các nhà hoạch định chính sách

3.2.1.1. Giải pháp về hoàn thiện pháp luật

Cần tiếp tục hoàn thiện chế định giám định pháp y tâm thần cho phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành. Tránh sự chồng chéo trong các quy định của pháp luật dẫn đến việc đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, cách hiểu, vận dụng khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, làm giảm tính hiệu quả

của hoạt động giám định tư pháp. Cụ thể, các cơ quan tiến hành tố tụng phải ban hành văn bản hướng dẫn việc trưng cầu, đánh giá, sử dụng kết luận giám định pháp y tâm thần trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Đồng thời cũng cần rà soát, ban hành đầy đủ các văn bản quy định về quy trình giám định hoặc hướng dẫn áp dụng quy trình giám định bảo đảm hoạt động giám định pháp y được thực hiện theo trình tự thống nhất trong cả nước. Đồng thời, cần hoàn thiện chính sách đãi ngộ, thu hút nhân lực làm công tác giám định pháp y tâm thần như chế độ trực, chế độ phụ cấp thâm niên, việc kéo dài hay giảm thời gian công tác…Ngoài ra, khi xây dựng luật cần phải gắn trách nhiệm của những người tiến hành giám định, khi để xảy ra sai sót, né tránh việc giám định hoặc cố tình làm sai sự thật…không chỉ về trách nhiệm hành chính mà cả về hình sự.

3.2.1.2. Giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với cơ quan bổ trợ tư pháp

Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách trong lĩnh vực PYTT, đảm bảo đồng bộ với hệ thống văn bản pháp luật của trung ương, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho các hoạt động bổ trợ tư pháp và phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương.

Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác giám định pháp y tâm thần. Đội ngũ này không phải chỉ là người được đào tạo cơ bản về luật pháp, về lĩnh vực công tác, tinh thông nghề nghiệp, giàu kinh nghiệm, vốn sống mà còn phải có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, trang bị kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ này. Việc đào tạo, bồi dưỡng có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như: đào tạo, tập huấn chuyên sâu về các lĩnh vực pháp luật; phối hợp với các cơ quan chức năng mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn trong từng lĩnh vực chuyên môn để không ngừng nâng cao trình độ chuyện môn, nghiệp vụ, phục vụ tốt cho quá trình công tác.

Đồng thời phải tăng cường trang bị, xây dựng hệ thống cơ sở, vật chất đầy đủ, hiện đại, đáp ứng được xu thế phát triển và yêu cầu ngày càng cao của hoạt động giám định pháp y tâm thần.

3.2.1.3. Giải pháp về hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các Cơ quan tiến hành tố tụng với Cơ quan bổ trợ tư pháp

Hiện nay, liên ngành Bộ tư pháp, Bộ công an, Bộ quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cáo đã xây dựng và ban hành Quy chế số 922 ngày 26/3/2018 trong hoạt động giám định tư pháp nói chung trong đó có hoạt động giám định pháp y nói riêng nhằm mục đích tăng cường trách nhiệm, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức liên quan về giám định tư pháp; Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong tổ chức, quản lý hoạt động giám định tư pháp, giải quyết các vấn đề về giám định tư pháp cần có sự phối hợp của các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan quản lý nhà nước về giám định tư pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giám định tư pháp.

Trên cơ sở đó, địa phương cần nghiên cứu, phân công cụ thể các cơ quan có liên quan xây dựng và ban hành quy chế phối hợp trong hoạt động giám định tư pháp tại địa phương cũng như với các cơ quan bổ trợ tư pháp. Nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc và tăng cường trách nhiệm, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao, sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức liên quan về giám định tư pháp.

3.2.1.4. Giải pháp về nâng cao chất lượng công tác kiểm soát hoạt động giám định pháp y tâm thần

Hiện nay, với những quy định mới, cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành về hoạt động giám định tư pháp, định giá tài sản như về thời hạn giám định, định giá tài sản; thẩm quyền ra quyết định trưng cầu giám định,

định giá tài sản; các biện pháp cưỡng chế giám định,… thì với chức năng, quyền hạn của mình Viện kiểm sát cần nâng cao chất lượng trong công tác kiểm sát hoạt động giám định tư pháp mà chú trọng nhất là hoạt động GĐPYTT ở một số khía cạnh sau:

Thứ nhất, kiểm sát chặt chẽ về thẩm quyền trưng cầu giám định. Đảm bảo các quyết định trưng cầu giám định được ban hành đúng thẩm quyền, đáp ứng yêu cầu về pháp luật lẫn chuyên môn, nghiệp vụ.

Thứ hai, kiểm sát chặt chẽ nội dung của các quyết định trưng cầu giám định, thời hạn giám định theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Giám định tư pháp và khoản 2 Điều 205, Điều 208 Bộ luật tố tụng hình sự. Trong đó cần chú trọng đến hai nội dung cốt lõi là nội dung yêu cầu giám định và việc ấn định thời hạn thực hiện giám định của cơ quan ban hành có đúng với quy định của pháp luật hay không. Tránh trường hợp nội dung yêu cầu giám định không phù hợp, yêu cầu chung chung không rõ, không có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, phải yêu cầu giải thích, giám định bổ sung…. Hoặc quyết định trưng cầu giám định không ấn định rõ thời hạn tiến hành giám định dẫn đến việc kéo dài thời hạn giải quyết vụ án không cần thiết.

Thứ ba, kiểm sát chặt về thời hạn gửi quyết định trưng cầu và kết luận giám định theo quy định Điều 205, Điều 213 Bộ luật tố tụng hình sự.

Thứ tư, kiểm sát chặt nội dung các kết luận giám định xem có đầy đủ, đúng các nội dung yêu cầu trong quyết định trưng cầu giám định và các nội dung khác theo quy định của pháp luật hay không. Việc ban hành kết luận giám định phải tuân thủ quy định tại Điều 213 Bộ luật tố tụng hình sự.

Thứ năm, kiểm sát chặt chẽ việc thực hiện các quyền của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác đối với kết luận giám định theo quy định tại Điều 214 Bộ luật Tố tụng hình sự. Đảm bảo cho các quyền đó được thực hiện đúng, đầy đủ. Tránh trường hợp khiếu nại, khiếu kiện kéo dài gây dư

luận không tốt trong quần chúng nhân dân, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương.

Giám định Tư pháp hình sự nói chung và giám định Pháp y tâm thần, định giá tài sản nói riêng là một hoạt động bổ trợ tư pháp, là công cụ quan trọng, phục vụ đắc lực cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Kết luận giám định đúng đắn, khách quan sẽ giúp cho việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án được nghiêm minh, đúng pháp luật, tránh oan sai. Ngoài ra, giám định pháp y tâm thần còn là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo, người bị hại, các bên đương sự trong các vụ án hình sự, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, ổn định và sự phát triển của đất nước nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng.

Với những điểm mới về chế định giám định tư pháp của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn có liên quan vừa được ban hành đã phần nào khắc phục được những tồn tại, hạn chế khiến cho các cơ quan tố tụng, tổ chức giám định gặp khó khăn lâu nay. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện sẽ không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn. Do vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện các quy định của pháp luật có liên quan đến chế định này để có những sửa đổi, bổ sung kịp thời trong các quy định của pháp luật có liên quan là vô cùng cần thiết và thường xuyên, liên tục. Một mặt sẽ khắc phục được những tồn tại, hạn chế qua thực tiễn thi hành. Mặt khác sẽ nâng cao vị thế và vai trò, năng lực và hiệu quả hoạt động của công tác GĐTP và giám định PYTT trong thời gian tới.

3.2.2. Đối với Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên

3.2.2.1. Giải pháp về tổ chức bộ máy

Tuyển dụng, sắp xếp, kiện toàn đội ngũ cán bộ, viên chức ở các khoa, phòng. Từng bước thành lập các khoa phòng mới theo hướng chuyên khoa

sâu để đáp ứng cho công tác giám định; điều trị bắt buộc khi pháp luật cho phép, khám chữa bệnh tâm thần theo yêu cầu.

Nếu như tuyển dụng là khâu quan trọng đầu tiên để lựa chọn nguồn nhân lực có chất lượng, có năng lực vào làm việc thì việc sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả là yếu tố quyết định đến chất lượng hoạt động giám định của Trung tâm. Theo đó, trong công tác bố trí, sắp xếp nhân lực cũng như điều động, luân chuyển phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm phát huy tiềm năng của mỗi cá nhân, đơn vị để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Bố trí việc phải đúng với chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo, phù hợp với khả năng, năng lực làm việc. Phải xuất phát từ yêu cầu thực tế, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ đồng thời đối chiếu với các tiêu chuẩn đề ra.

Nâng cao hiệu quả công tác này, thực chất là sắp xếp nhân lực vào đúng vị trí công tác phù hợp với trình độ, phẩm chất, năng lực, sở trường của họ.

Tăng cường chất lượng công tác chỉ đạo điều hành. Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn cụ thể với từng chức danh, vị trí công tác trong mỗi đơn vị làm căn cứ tuyển dụng. Xây dựng công cụ đánh giá hiệu quả công tác, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các nhân làm tiêu chí để các cá nhân có thể tự theo dõi đánh giá được quá trình làm việc, đồng thời tăng tính khách quan, minh bạch trong đánh giá và sử dụng cán bộ. Tăng cường đào tạo chuẩn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác quán lý tại Trung tâm.

Xây dựng kế hoạch tuyển dụng hàng năm, có các chính sách về thu hút nhân lực có trình độ cao về công tác tại Trung tâm và đồng thời với đó cần tìm các giải pháp để ổn định tư tưởng, giữ chân đội ngũ cán bộ giỏi, cốt cán có kinh nghiệm công tác lâu năm, như các chế độ chính sách về hỗ trợ bác sĩ đào tạo sau đại học, bác sĩ mới chuyển công tác về nên có chế độ về lương và phụ cấp đi kèm.

Trong môi trường làm việc nên khuyến khích các cá nhân để họ có trách nhiệm và cố gắng hơn.

Tiêu chuẩn hóa cán bộ chuyên môn ở Trung tâm, đòi hỏi cán bộ làm việc tại trung tâm phải có trình độ chuyên môn sâu, có tay nghề và kỹ năng sử dụng thành thạo các phương tiện hiện đại, cần phải có kế hoạch đào tạo, để viên chức đã được tuyển dụng được chuẩn hóa để đạt trình độ cao đẳng trở lên. Các cơ sở đào tạo cần có kế hoạch tổ chức, đào tạo từ trung cấp lên cao đẳng và chuẩn bị cho việc từ năm 2021 các đơn vị sự nghiệp không tuyển viên chức trình độ trung cấp.

Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, chính sách, chế độ và bổ nhiệm, sử dụng, đãi ngộ, kiểm tra, đánh giá cũng như các điều kiện đảm bảo việc thực hiện các chính sách, chế độ đó, nhằm tạo động lực thu hút, động viên nhân lực toàn tâm, toàn ý phục vụ công tác giám định. Các quy định về quản lý nguồn nhân lực từ khâu tuyển dụng, sử dụng đến đánh giá viên chức đều phải có sự đồng bộ về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức, chế độ tiền lương, phụ cấp…

Quản lý phát triển nhân lực hiệu quả. Nhanh chóng hoàn thiện các quy hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực y tế với các giải pháp chiến lược khả thi, lâu dài và bền vững; nâng cao năng lực, kỹ năng dự báo nhu cầu nhân lực và xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển nguồn nhân lực y tế. Tiếp tục củng cố hệ thống thông tin báo cáo số liệu nhân lực, số liệu các đối tượng các đối tượng giám định, các cơ quan trưng cầu hàng năm... và lồng ghép vào một hệ thống giám sát, đánh giá chung của trung tâm.

- Tham mưu cho Bộ Y tế ban hành chính sách nhằm thu hút nguồn nhân lực y tế trong lĩnh vực Pháp y tâm thần, chính sách thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn về lĩnh vực tâm thần về công tác tại Trung tâm.

Xác định nhu cầu về nhân lực của từng khoa phòng đảm bảo thực hiện theo Nghị định 120/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính Phủ quy định về thành lập, giải thể, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công.

3.2.2.2. Giải pháp tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn

Nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân lực y tế của Trung tâm cần phải tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, năng lực quản lý và đạo đức nghề nghiệp.

Để hoạt động này thực sự mang lại hiệu quả, đào tạo phải trải qua một quá trình từ lập kế hoạch đến lựa chọn các hình thức, phương pháp đào tạo cho đến kết quả cuối cùng của đào tạo. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cần tiến hành rà soát, đánh giá nhu cầu để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp với nhu cầu thực tế. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng có hiệu quả cần phải có các biện pháp:

- Có kế hoạch, chủ động, thường xuyên mở các lớp đào tạo liên tục, tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, viên chức đặc biệt là đội ngũ giám định viên của Trung tâm.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo sau đại học cho đội ngũ bác sĩ và đội ngũ viên chức tham gia công tác phụ giám định

- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý Y tế, quản lý trung tâm, gắn chuyên môn với công tác điều hành kinh tế và quản trị nhân sự trong đơn vị, tăng cường đào tạo nhằm nâng cao năng lực quản lý cho lãnh đạo đơn vị.

- Tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức đi học tập, tham quan ở nước ngoài nhằm phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức chuyên sâu, đội ngũ cán bộ, viên chức chất lượng cao đặc biệt là lĩnh vực PYTT.

- Tăng cường đào tạo ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, viên chức chuyên môn trẻ để tạo nguồn cán bộ tham dự các khoá đào tạo tại nước ngoài với các hình thức học bổng, kinh phí tài trợ, tự túc.

- Bên cạnh đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cử các điều dưỡng trưởng, bác sĩ trưởng khoa đi học thêm nghiệp vụ quản lý để quản lý nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động pháp y tâm thần khu vực tây nguyên (Trang 91 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)