Đánh giá chung về công tác tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 77)

Đến nay, tỉnh Đắk Nông đã tích cực, chủ động tổ chức triển khai thực hiện chính sách GNBV qua đó đã thu đƣợc những kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách GNBV, tuy đã có những ƣu điểm nhƣng cũng nảy sinh hạn chế cần khắc phục.

2.3.1. Những ưu điểm

Quá trình thực hiện chính sách GNBV ở Đắk Nông có ƣu điểm sau:

Trƣớc hết, tỉnh Đắk Nông đã ban hành nhiều văn bản hƣớng dẫn, triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo ở địa phƣơng mình. Tỉnh ủy đều ban hành nghị quyết, chỉ thị, chƣơng trình hành động chuyên đề về giảm nghèo, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết chuyên đề về giảm nghèo. Các địa phƣơng đã đƣa chỉ tiêu về giảm nghèo vào Nghị quyết phát triển KTXH hàng năm và xây dựng giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện. Nhiều địa phƣơng đã sáng tạo xây dựng các phƣơng thức hỗ trợ phù hợp đối với ngƣời nghèo nhƣ phân công các cấp ủy đảng cơ sở, đảng viên, cán bộ chính quyền, đoàn thể theo dõi, giúp đỡ, hƣớng dẫn, chịu trách nhiệm về việc

78

thoát nghèo đối với các hộ nghèo theo địa chỉ cụ thể. Một số địa phƣơng thực hiện tốt việc tổ chức đối thoại giữa chính quyền cấp xã với các hộ nghèo. Kết hợp có chính sách khuyến khích, vận động ngƣời nghèo tự nguyện đăng ký thoát nghèo. Một số địa phƣơng ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù riêng nhƣ hỗ trợ thêm tiền ăn, học phí từ ngân sách địa phƣơng cho học sinh nghèo, học sinh ngƣời dân tộc thiểu số, xây dựng các mô hình giảm nghèo đối với hội viên của các đoàn thể…

Hai là, các cơ quan quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng và đội ngũ làm công tác giảm nghèo đã chú trọng việc tuyên truyền chính sách, pháp luật đến cộng đồng dân cƣ và trực tiếp đến với ngƣời nghèo. Bên cạnh hình thức tuyên truyền, phổ biến mang tính truyền thống, các địa phƣơng đã linh hoạt lồng ghép hoạt động tuyên truyền với sinh hoạt của thôn, tổ dân phố và các nhóm dân cƣ. Sự tham gia tích cực, có hiệu quả của UBMTTQ và các đoàn thể, các tổ chức xã hội, tổ chức phi Chính phủ thông qua các cuộc vận động, các dự án, xây dựng mô hình thí điểm ở các cấp cũng nhƣ sự hỗ trợ, cung ứng dịch vụ bƣu chính công ích, Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia đƣa thông tin về cơ sở đã tạo điều kiện và góp phần thúc đẩy công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về giảm nghèo tốt hơn so với những giai đoạn trƣớc đây. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật đóng vai trò quan trọng, là yếu tố tác động để ngƣời nghèo, cộng đồng dân cƣ có nhận thức đúng, đầy đủ, giúp ngƣời nghèo hiểu đƣợc các chế độ, chính sách, nâng cao nhận thức và chủ động cải thiện cuộc sống với sự hỗ trợ của chính quyền, các tổ chức đoàn thể nhân dân và của cộng đồng xã hội.

Ba là, việc phân công phối hợp thực hiện chính sách đã đƣợc các địa phƣơng chú trọng triển khai thực hiện. Việc các tổ chức đoàn thể ở địa phƣơng tham gia thực hiện chính sách giảm nghèo đã góp phần giúp đỡ ngƣời nghèo đồng bào DTTS thay đổi cách thức làm ăn, hỗ trợ sản xuất, vốn vay để họ phấn đấu thoát nghèo. Nhiều cộng đồng dân cƣ, nhất là các vùng lõi nghèo, vùng đồng bào DTTS, ngƣời dân và cộng đồng dân cƣ, dòng họ đã tham gia xây dựng mô hình giúp nhau thoát nghèo theo kế hoạch “5 đảng viên giúp 1 hộ nghèo”, hỗ trợ tín dụng tiết kiệm, đóng

79

góp tiền, nguyên vật liệu xây dựng, thậm chí hiến đất, tặng đất làm đƣờng, trƣờng học, trạm y tế, góp công xây sửa nhà ở… cho ngƣời nghèo.

Bốn là, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, cùng sự nỗ lực của chính quyền các cấp từ tỉnh xuống tới xã đã biết vận dụng, tập hợp và huy động sự tham gia có kết quả và hiệu quả của tổ chức đoàn thể vào thực hiện chính sách từ lên kế hoạch đến kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện.

Năm là, huy động mọi nguồn lực cho việc thực hiện chính sách giảm nghèo nhanh và bền vững, tranh thủ nguồn đầu tƣ của trung ƣơng, bố trí hợp lý nguồn lực của tỉnh, tranh thủ sự tài trợ, giúp đỡ của các tổ chức kinh tế, CTXH trong và ngoài tỉnh, nguồn lực trong nhân dân, mở rộng nguồn vốn vay ƣu đãi. Các địa phƣơng đã xây dựng kế hoạch để huy động nguồn lực cho quá trình thực hiện chính sách. Việc vận động cộng đồng xã hội, tham gia thực hiện chính sách giảm nghèo với nhiều hình thức đa dạng và phong phú đã góp phần làm đa dạng các nguồn lực để thực hiện chính sách. Nhiều nơi dù kinh tế còn khó khăn song ngƣời dân đã hiến đất để xây trƣờng học, làm đƣờng cho ngƣời nghèo, đóng góp, hỗ trợ kinh phí, vốn vay và công sức để hỗ trợ ngƣời nghèo làm nhà ở, hƣớng dẫn sản xuất kinh doanh để cải thiện cuộc sống của ngƣời nghèo, giúp họ vƣơn lên thoát nghèo ở địa phƣơng trong thực hiện giảm nghèo.

Sáu là, đa số ngƣời nghèo đã nâng cao ý thức, có trách nhiệm hơn với cuộc sống của mình, cùng với sự hỗ trợ của nhà nƣớc và xã hội, ngƣời nghèo đã tích cực học nghề, tìm việc làm, sản xuất kinh doanh, tiết kiệm để phấn đấu thoát nghèo, có cơ hội và chủ động tiếp cận dịch vụ giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe... góp phần giải quyết những khó khăn trong cuộc sống.

Bảy là, tăng cƣờng phân cấp quản lý, với nâng cao năng lực và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành, nhất là ngƣời đứng đầu, hƣớng dẫn và giám sát thực hiện ở cấp xã. Nêu cao trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền các tổ chức đoàn thể trong GNBV, xây dựng nông thôn mới.

Tám là, công tác kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện chính sách đã đƣợc thƣờng xuyên với sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành, đồng thời tạo điều

80

kiện cho các tổ chức CTXH. Việc thƣờng xuyên kiểm tra giám sát quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo đã giúp cho quá trình thực hiện chính sách ở Đăk Nông thu đƣợc những kết quả tích cực về GNBV.

Chín là, quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách GNBV đã đạt đƣợc những kết quả nhất định. Tỷ lệ giảm nghèo nhanh qua các năm, tình trạng tái nghèo giảm mạnh. Ngƣời nghèo, hộ nghèo ngày càng có nhận thức đúng đắn, tự phấn đấu thoát nghèo, học hỏi cách làm ăn, tận dụng các cơ hội và sử dụng có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc để GNBV.

2.3.2. Đặc điểm của những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những ƣu điểm trên, công tác tổ chức triển khai thực hiện chính sách XĐGN ở Đăk Nông vẫn còn có một số tồn tại, hạn chế cần phải đƣợc khắc phục trong thời gian tới. Những tồn tại, hạn chế đó bao gồm:

2.3.2.1. Những tồn tại, hạn chế

Trƣớc hết là, quá trình triển khai thực hiện chính sách GNBV đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh chủ yếu đƣợc thực hiện theo hình thức từ trên xuống với những cơ chế, chƣơng trình, kế hoạch cứng nhắc theo ý chí của cấp ban hành, thiếu sự tham gia của ngƣời nghèo và chính quyền cơ sở trong việc xây dựng các chƣơng trình, dự án giảm nghèo, khi tổ chức thực hiện lại không phù hợp với thực tế làm cho mục tiêu của chính sách chƣa đạt đƣợc, giảm sút lòng tin của ngƣời nghèo và gây lãng phí nguồn ngân sách của nhà nƣớc. Tác giả, thấy đây là điểm hạn chế lớn nhất trong quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo và là nguyên nhân trực tiếp ảnh hƣởng đến kết quả thực hiện chính sách GNBV đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện nay, chính vì vậy tác giả đã đề xuất giải pháp để tổ chức thực hiện chính sách GNBV đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Hai là, chƣa khai thác, huy động đƣợc nhiều nguồn lực tại chỗ, chƣa phát huy đƣợc nội lực trong dân và chính ngƣời nghèo, ảnh hƣởng đến việc huy động nguồn lực hỗ trợ cho giảm nghèo của các doanh nghiệp.

81

Ba là, việc phân cấp cho các địa phƣơng bố trí kế hoạch cụ thể nguồn lực cho mục tiêu giảm nghèo là hoàn toàn phù hợp. Về vốn để thực hiện các chính sách giảm nghèo, điều chỉnh mức hỗ trợ, giúp ngƣời nghèo tiếp cận tốt hơn các nhu cầu cơ bản, tối thiểu về y tế, giáo dục, nhà ở, nƣớc sạch... Khi có quá nhiều chính sách: khoảng trên 70 chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo, đồng bào DTTS, dẫn đến sự chồng ghép, chia cắt, manh mún, hạn chế khả năng tác động, làm chuyển biến rõ nét về đời sống của ngƣời nghèo.

Bốn là, sự tham gia của các tổ chức đoàn thể ở địa phƣơng chƣa thực sự có hiệu quả, thậm chí nhiều địa phƣơng, các tổ chức đoàn thể hoạt động tự phát hoặc tham gia với vai trò hỗ trợ cho chính quyền mà chƣa tích cực chủ động tham gia sâu rộng vào quá trình thực hiện.

Năm là, kết quả giảm nghèo chƣa bền vững, chênh lệch giàu- nghèo giữa nhóm dân cƣ chƣa đƣợc thu hẹp. Tỷ lệ hộ tái nghèo, phát sinh nghèo còn cao (mỗi năm có khoảng 1/3 hộ tái nghèo và phát sinh nghèo mới so với tổng số hộ thoát nghèo do hậu quả thiên tai, dịch bệnh,… trong đó hộ phát sinh nghèo chiếm khoảng 60% trong số hộ tái nghèo và phát sinh nghèo).

Sáu là, công tác kiểm tra giám sát mặc dù đã đƣợc thực hiện thƣờng xuyên nhƣng chƣa thực sự có hiệu quả. Vai trò của giám sát và đánh giá chính sách là rất lớn. Thông tin mà hoạt động kiểm tra, giám sát cung cấp cho các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền chƣa đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho quá trình hoàn thiện chính sách. Chính sự không phù hợp và bền vững của chính sách trong quá trình thực hiện, ảnh hƣởng đến niềm tin của nhân dân và lãng phí nguồn lực của nhà nƣớc, địa phƣơng và đối tƣợng chính sách.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Khi nghiên cứu về thực trạng tổ chức thực hiện chính sách GNBV ở Đắk Nông, tác giả thấy, những nguyên nhân tồn tại, hạn chế nhƣ sau:

Một là, về điệu kiện tự nhiên, KTXH, Đắk Nông là vùng có địa hình hiểm trở, hệ thống giao thông đến các buôn làng vùng sâu, vùng xa chƣa đáp ứng, xa trung tâm phát triển của đất nƣớc. Bên cạnh đó điều kiện về thời tiết, khí hậu khắc

82

nhiệt, thƣờng xuyên có thiên tai, hạn hán, dịch bệnh làm ảnh hƣởng đến sinh hoạt và sản xuất của ngƣời dân. Ngƣời nghèo Đắk Nông chủ yếu là ngƣời DTTS thuộc nhiều dân tộc khác nhau, cả nƣớc có 54 dân tộc thì Đắk Nông có tới hơn 40 dân tộc cùng sinh sống. Mỗi dân tộc lại có bản sắc văn hóa, tập quán, lối sống, phƣơng thức sản xuất và tôn giáo khác nhau.

Hai là, về sự phù hợp của chính sách giảm nghèo, một số chƣơng trình, khi ban hành, còn có sự áp đặt, không phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phƣơng, của đối tƣợng thụ hƣởng nên hiệu quả không cao, nhƣ Chƣơng trình 134 về nhà ở cho đồng bào DTTS... Chính sách giảm nghèo đƣợc thực hiện chung cho các hộ nghèo, chƣa có chính sách giảm nghèo đặc thù với đông đồng bào DTTS, cào bằng nhƣ: chính sách về miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh trong vùng nghèo thì kể cả không thuộc hộ nghèo cũng đƣợc hƣởng. Có quá nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp tạo tâm lý ỷ lại, trông chờ trong một bộ phận ngƣời nghèo, thiếu ý chí vƣơn lên để thoát nghèo, nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau, dẫn đến chồng chéo, dàn trải nguồn lực, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo nhiều nhƣng đơn lẻ, nguồn vốn ít và mức hỗ trợ thấp, không đồng nhất, hiệu quả đạt đƣợc chƣa cao, gây khó khăn cho việc theo dõi, quản lý.

Ba là, về công tác vận động tuyên truyền. Công tác tuyên truyền thực hiện đôi lúc chƣa thƣờng xuyên, ít phong phú về hình thức, nội dung. Đắk Nông với địa hình đồi núi, dân cƣ thƣa thớt lại sinh sống ở nơi có điều kiện đi lại khó khăn do cơ sở hạ tầng kém phát triển, mặt bằng dân trí thấp nên các hình thức tuyên truyền nhƣ tờ rơi, loa truyền thanh của địa phƣơng thậm chí là truyền hình của tỉnh cũng không mang lại kết quả nhƣ mong muốn. Một số chƣơng trình tuyên truyền bằng tiếng bản địa cũng có chung kết quả do điều kiện kinh tế của ngƣời nghèo không có Tivi hoặc các phƣơng tiện truyền thông khác kể cả trong trƣờng hợp địa phƣơng đó đã có điện sinh hoạt.

Bốn là, về bố trí nguồn lực chƣa đáp ứng mục tiêu đề ra và nhu cầu thực tế nên các chính sách chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ. Có nhiều chính sách giảm nghèo nhƣng chủ yếu mang tính hỗ trợ (nhƣ chính sách y tế, giáo dục, nhà ở, hỗ trợ sản

83

xuất), trong khi chính sách đầu tƣ tạo sinh kế cho ngƣời nghèo chƣa nhiều, suất đầu tƣ thấp (vay vốn tín dụng ƣu đãi, vay vốn giải quyết việc làm, đào tạo nghề). Mặt khác, việc phân bổ vốn cho các chƣơng trình giảm nghèo hiện nay chủ yếu đƣợc thực hiện thông qua năm ngân sách hoặc đƣợc giải ngân theo kiểu cào bằng mà chƣa tính nhu cầu vốn thực sự và cấp kinh phì theo nhu cầu vốn. Điều này làm cho hiệu quả giảm nghèo không cao, mục tiêu giảm nghèo trên từng tiêu chí bị ảnh hƣởng hay bị dang dở do thiếu vốn hoặc cấp vốn không kịp thời.

Năm là, về công tác quản lý nhà nƣớc, chƣa có nhiều hình thức biểu dƣơng, khen thƣởng nhân rộng các mô hình cá nhân, tập thể tiêu biểu làm tốt công tác giảm nghèo. Ban chỉ đạo giảm nghèo chƣa tích cực tham mƣu hoặc tham mƣu chƣa tốt cho UBND cùng cấp về công tác giảm nghèo. Đội ngũ công chức phụ trách công tác giảm nghèo các cấp từ cấp tỉnh đến cơ sở nhất là cấp xã hầu hết là kiêm nhiệm, thƣờng xuyên thay đổi, năng lực hạn chế nên việc triển khai thực hiện chính sách gặp nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng tốt yêu cầu đề ra.

84

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chƣơng 2, bằng các số liệu điều tra khảo sát thực tế trên địa bàn tỉnh của tác giả cộng với những số liệu điều tra thứ cấp, luận văn đã khái quát đƣợc những đặc điểm tự nhiên, dân số và tình hình KT-XH cũng nhƣ đặc điểm đói nghèo của ngƣời đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Đồng thời, tác giả cũng đã thống kê khá đầy đủ những kết quả cụ thể trong suốt quá trình thực hiện chính sách GNBV đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Số liệu đƣợc thu thập khá chi tiết ở mỗi bƣớc trong quy trình tổ chức thực hiện cùng với việc đánh giá mức độ tác động của chính sách GNBV đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của ngƣời nghèo.

Qua đó tác giả cũng chỉ ra những ƣu điểm và nguyên nhân những tồn tại hạn chế trong suốt quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách GNBV đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp thực hiện chính sách GNBV đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Nông ở chƣơng 3.

85

CHƢƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐỐI VỚI

ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG 3.1. Quan điểm, yêu cầu trong thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

3.1.1. Quan điểm, mục tiêu thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

3.1.1.1. Đảm bảo giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)