Kinh nghiệm quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi lớn và vừa trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 28 - 33)

thủy lợi của các địa phương

Kinh nghiệm của tỉnh Đắk Nông 1.3.1.

Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện có tổng số 262 công trình thủy lợi. Trong đó, có 250 công trình được phân loại theo Nghị định 114/2018/NĐ-CP (Đập, hồ chứa lớn: 43 công trình, Đập, hồ chứa vừa: 133 công trình, Đập, hồ chứa nhỏ: 74 công trình). Tổng diện tích phục vụ tưới hàng năm khoảng 39.678,02 ha cây trồng các loại, ngoài ra các công trình này còn có nhiệm vụ cấp nước sinh hoạt cho các trung tâm xã và thị trấn. Hiện nay, UBND tỉnh Đắk Nông đã phân cấp cho Công ty TNHH MTV QLCT Thủy lợi Đắk Nông (Công ty thủy lợi Đắk Nông) quản lý, khai thác 234 công trình, UBND cấp huyện quản lý 16 công trình. Phần lớn các công trình được giao cho Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước quản lý, khai thác. Từ ngày các công trình được phân cấp cho Công ty thủy lợi Đắk Nông quản lý thì các công trình này được quản lý và bảo vệ tốt, kịp thời phát hiện và xử lý những hư hỏng xuống cấp, đảm bảo an toàn cho công trình trong mùa mưa lũ. Đối với các công trình do UBND cấp huyện quản lý ngày càng xuống cấp do thiếu cán bộ chuyên môn và kinh phí sửa chữa, nâng cấp.

22

Mặt khác, các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được đầu tư xây dựng từ lâu, nhiều công trình hư hỏng, xuống cấp, chưa đồng bộ, trong khi nguồn kinh phí đầu tư sửa chữa còn rất hạn chế. Hạ tầng thủy lợi trêm địa bàn toàn tỉnh chưa đồng bộ, hạn chế về kỹ thuật, thiết bị, vật tư phục vụ quan trắc, giám sát hồ đập hầu như chưa được trang bị, lắp đặt, tài liệu và số liệu phục vụ tính toán thiết kế nghèo nàn dẫn đến khả năng áp dụng Quy trình vận hành điều tiết, số liệu phục vụ kiểm định,… rất khó khăn. Tình trạng lấn chiếm, vi phạm hành lang bảo vệ công trình đã tồn tại từ rất lâu và chưa có giải pháp xử lý một cách triệt để.

Để khắc phục những hạn chế về trình độ quản lý, ý thức cũng như phương pháp sử dụng, quản lý các công trình thủy lợi thì các đơn vị quản lý nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện và các đơn vị quản lý khai thác trên địa bàn tỉnh đã tập trung vào yếu tố con người và đặt yếu tố con người lên hàng đầu, cụ thể: tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn để nâng cao chuyên môn cho những người làm quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Các cấp chính quyền cũng đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân hiểu rõ, nâng cao ý thức trong quản lý cũng như sử dụng các công trình thủy lợi. Các ngành chức năng, các huyện, thành phố cũng như các xã đều được nâng cao nhận thức về vai trò của các tổ thủy nông ở cơ sở, đồng thời tiến hành rà soát các công trình thủy lợi sau đầu tư chưa có hợp tác xã, tổ quản lý, làm rõ những công trình còn hoạt động tốt, hư hỏng, không hoạt động để có giải pháp khắc phục.

Kinh nghiệm của tỉnh Gia Lai 1.3.2.

Tính đến 2021 trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đầu tư xây dựng được 352 công trình thủy lợi kiên cố (có 08 công trình đang xây dựng mới, dự kiến đưa vào khai thác sử dụng trong năm 2020) có tổng năng lực thiết kế tưới cho 67.411,0 ha cây trồng các loại. Ngoài ra, hệ thống công trình thủy lợi đã góp phần quan trọng trong phòng chống thiên tai, cung cấp nguồn nước cho các

23

nhà máy nước để cấp nước cho sinh hoạt, cấp nước phát điện, nuôi trồng thủy sản, …Về các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh: ở cấp tỉnh: chi cục Thủy lợi là đơn vị quản lý nhà nước, tham mưu giúp Sở NN & PTNT, Giám đốc sở NN & PTNT, ở cấp huyện: phòng Kinh tế, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn cấp huyện, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện và ở cấp xã: cán bộ giao thông - xây dựng- thủy lợi tham mưu giúp Ủy ban nhân dân xã quản lý nhà nước về thủy lợi.

Hiện nay, công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Gia Lai được UBND tỉnh phân cấp cho: Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi quản lý (doanh nghiệp nhà nước do UBND tỉnh làm chủ sở hữu) quản lý khai thác các công trình thủy lợi vừa và lớn trong tỉnh gồm 38 công trình thủy lợi lớn và vừa. Các công trình còn lại được phân cấp cho UBND cấp huyện quản lý, khai thác và một số đơn vị sự nghiệp. Ngoài ra còn có các công ty, doanh nghiệp quốc doanh (cao su, chè, cà phê..) quản lý khai thác các công trình do công ty, đơn vị đầu tư xây dựng.

- Về nhân lực: công ty thủy lợi Gia Lai và Ban quản lý khai thác công trình thủy lợi huyện Krông Pa, Trạm quản lý thủy nông KBang, Đội quản lý khai thác công trình thủy lợi huyện Ia Grai là cơ bản đáp ứng được yêu cầu về nhân lực, trình độ cán bộ về quản lý khai thác công trình thủy lợi, còn lại bộ máy quản lý thực hiện công tác chuyên môn ở các địa phương trên địa bàn tỉnh còn yếu và thiếu, nhiều đơn vị không có cán bộ chuyện môn thủy lợi.

- Về công tác vận hành, quản lý khai thác công trình thủy lợi: đa số các công trình thuỷ lợi được đầu tư xây dựng từ lâu, thiếu đồng bộ, hệ thống kênh mương dài, chưa hoàn chỉnh. Kinh phí bố trí cho công tác sửa chữa, nâng cấp chưa đáp ứng nhu cầu, chưa kịp thời, nguy cơ mất an toàn cho các công trình

24

trong mùa mưa lũ nhất là tại các hồ chứa nhỏ do địa phương quản lý. Ý thức của người dân còn hạn chế nên vẫn còn xảy ra tình trạng lấy cắp trang thiết bị, lấn chiếm hành lang bảo vệ của công trình, việc tuyên truyền phổ biến các cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước gặp rất nhiều khó khăn. Các cấp chính quyền điạ phương có nơi thực hiện chưa tích cực, còn ngại đụng chạm tới dân nên xử lý vi phạm chưa nghiêm, chưa đủ sức răn đe đối tượng vi phạm trong quản lý bảo vệ công trình thuỷ lợi. Một số chủ đập còn chưa thực hiện đảm bảo các quy định về Quản lý an toàn đập, phương án bảo vệ công trình thủy lợi, Kiểm định an toàn đập; Phương án phòng, chống thiên tai và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp; Cắm mốc chỉ giới bảo vệ đập và vùng phụ cận lòng hồ. Nguyên nhân do thiếu kinh phí thực hiện hoặc do chủ đập chưa cân đối được kinh phí.

Để khắc phục những hạn chế trên, Sở NN &PTNT đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thành lập, kiện toàn đơn vị quản lý công trình thủy lợi theo quy định của Luật thủy lợi năm 2017, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác thủy lợi. Các cấp chính quyền cũng đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân hiểu rõ, nâng cao ý thức trong quản lý cũng như sử dụng các công trình thủy lợi. Đề nghị Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm đầu tư xây dựng các mô hình trình diễn về tưới tiên tiến, tiết kiệm nước ở khu vực cần ưu tiên cho các loại cây trồng cạn chủ lực và tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn tưới tiết kiệm trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính có hướng dẫn việc hỗ trợ hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo quy định của Nghị định số 77/2018/NĐ-CP đồng thời quan tâm và kịp thời bố trí kinh phí sửa chữa, nâng cấp công trình nhằm đảm bảo an toàn công trình và phát huy hiệu quả

25

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

QLNN về khai thác và bảo vệ CTTL là một trong những chức năng quan trọng của NN nhằm điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh này cũng như thiết lập được các trật tự pháp lý hướng các đối tượng chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động khai thác và bảo vệ CTTL.

Trong chương này, luận văn tìm hiểu và phân tích cơ sở lý luận QLNN về khai thác và bảo vệ CTTL cụ thể luận văn đã làm rõ một số khái niệm về CTTL, CTTL lớn và vừa, khai thác CTTL, bảo vệ CTTL, QLNN, QLNN về khai thác và bảo vệ CTTL. Luận văn cũng đã phân tích vai trò của CTTL, vai trò QLNN về khai thác và bảo vệ CTTL. Tiếp đến luận văn đã trình bày nội dung QLNN về khai thác và bảo vệ CTTL cũng như chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLNN về khai thác và bảo vệ CTTL. Trong chương I luận văn cũng đã liệt kê kinh nghiệm QLNN về khai thác và bảo vệ CTTL của một số địa phương trên cả nước cụ thể là của tỉnh Đắk Nông và tỉnh Gia Lai. Với những cơ sở lý luận đó sẽ là cơ sở nền tảng cho việc nêu lên bức tranh toàn cảnh công tác quản lý nhà về khai thác và bảo vệ CTTL lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đồng thời là cơ sở để đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về khai thác và bảo vệ CTTL ở chương III.

26

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI LỚN VÀ VỪA TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi lớn và vừa trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 28 - 33)