nghiệp công lập trong thực hiện pháp luật về quản lý viên chức
Ngày 19 tháng 11 năm 2018, Quốc hội ban hành Luật số 34/2018/QH14 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; ngày 30 tháng 12 năm 2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2019/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
78
của Luật giáo dục đại học đã quy định cụ thể, rõ ràng về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học. Các văn bản mới ban hành này đã tạo điều kiện cho các trường đại học bảo đảm được tính chủ động, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện quản lý viên chức. Luật Giáo dục đại học được ban hành đã quan tâm tới vấn đề tự chủ của các trường đại học, thể hiện trong các quy định về Hội đồng trường, Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học, tuyển sinh, chương trình giáo dục, văn bằng, học phí, lệ phí tuyển sinh... Tại khoản 1 Điều 32 Luật Giáo dục đại học quy định: các trường đại học tự chủ trong các hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học.
Trường Đại học Y tế công cộng cần triển khai thực hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hơn phù hợp với năng lực, kết quả xếp hạng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục. Tự chủ gắn liền với tự chịu trách nhiệm của Trường. Thuật ngữ “tự chịu trách nhiệm” cần được áp dụng là trách nhiệm liên quan trước hết tới những người có thẩm quyền và quy định Trường cần thực thi nhiệm vụ như thế nào; trách nhiệm sẵn sàng giải thích các quyết định có kèm theo bằng chứng khi sinh viên, đồng nghiệp hoặc bất kỳ ai hỏi hoặc là trách nhiệm được giao quyền lực trước một cá nhân hoặc một nhóm người nào đó.
Luật Giáo dục, Điều lệ trường đại học ở Việt Nam đều quy định về nội dung “tự chịu trách nhiệm” của các trường đại học. Giống các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam quy định “tự chịu trách nhiệm” là “trách nhiệm” của các cơ sở giáo dục đại học trước cơ quan quản lý cấp trên, trước người học, trước cơ sở sử dụng sinh viên sau tốt nghiệp và trước toàn thể xã hội.
Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của Trường phải luôn là hai mặt không thể tách rời trong mọi hoạt động của Nhà trường; tự chủ nhằm bảo đảm
79
hiệu quả và hiệu suất cao trong khi tự chịu trách nhiệm chủ yếu là để bảo đảm chất lượng và công bằng trong các hoạt động. Tất cả các lĩnh vực Trường được trao trách nhiệm tự ra quyết định thì phải bảo đảm tính minh bạch, đúng khuôn khổ pháp luật và phải chịu trách nhiệm về các quyết định ấy. Đồng thời, Trường phải chịu trách nhiệm với kết quả hoạt động của mình, đòi hỏi Ban Giám hiệu phải chịu trách nhiệm với các hoạt động của Trường trước Đảng uỷ, Hội đồng Trường và Bộ Y tế, Bộ Giáo dục...
3.1.3. Bảo đảm công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện pháp luật về viên chức
Đối với việc thực hiện pháp luật về viên chức tại Trường Đại học Y tế công cộng, quyền tự chủ của Trường được thể hiện rõ nét trong các quyết định về nhân sự, tài chính. Theo đó, Trường cần chủ động xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và quản lý viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật; thuê hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện quyền tự chủ trong chi đầu tư và chi thường xuyên; về chi tiền lương và thu nhập tăng thêm; về trích lập các quỹ; tự chủ trong giao dịch tài chính và cho phép Trường được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp. Việc tự chủ về nhân sự, tài chính đối với Trường sẽ giúp hạn chế những tiêu cực trong giáo dục của nước ta do việc định giá không đúng và chi trả thấp cho các hoạt động giáo dục. Trên cơ sở đó, lương giảng viên, viên chức của Trường được chi trả thỏa đáng, bảo đảm cho cuộc sống của họ và gia đình họ, tạo điều kiện cho họ yên tâm làm việc, cống hiến hết mình cho sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà, góp phần và sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Giáo dục đại học có vị trí quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực, để truyền thụ tri thức cho sinh viên một cách có hệ thống và hiệu quả. Đội ngũ
80
giảng viên, viên chức của Trường là lực lượng nòng cốt thực hiện mục tiêu giáo dục, là nhân tố xây dựng cho học viên, sinh viên thế giới quan và nhân sinh quan tiến bộ, trang bị tri thức và phương pháp tư duy khoa học, khả năng làm việc độc lập, sáng tạo. Vì vậy, vai trò của đội ngũ viên chức, giảng viên rất quan trọng. Do đó, bảo đảm sự minh bạch và bình đẳng, quyền và lợi ích chính đáng của viên chức trong quá trình thực hiện pháp luật về quản lý viên chức của Trường chính là nhằm tác động tích cực tới chất lượng viên chức, chất lượng đào tạo phù hợp với quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước ta trong thời kỳ mới. Đó là cơ sở đảm bảo và tạo động lực mạnh mẽ cho đội ngũ giảng viên, viên chức trong trường cống hiến trí tuệ, tâm huyết cho sự nghiệp “trồng người”, là nền tảng vững chắc để thực hiện các mục tiêu, kế hoạch và tầm nhìn, sứ mạng của Trường Đại học Y tế công cộng.
3.2. Giải pháp bảo đảm pháp luật về viên chức - từ thực tiễn Trường Đại học Y tế công cộng
Để quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức cần phải tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý viên chức theo các yêu cầu sau:
Thứ nhất: Thiết lập lại và hoàn chỉnh theo hướng mở, linh hoạt các quy định về quyền và nghĩa vụ của viên chức gắn với tính chất và đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của viên chức, phù hợp với yêu cầu phát triển của đội ngũ viên chức và xã hội.
Thứ hai: Đổi mới cơ chế quản lý đội ngũ viên chức phải bảo đảm kế thừa và phát triển phù hợp với các quy luật của nền kinh tế thị trường, bảo đảm tính cạnh tranh, thu hút người có tài năng, có trình độ cao tham gia vào đội ngũ viên chức để nâng cao chất lượng phục vụ trong các lĩnh vực sự nghiệp.
Thứ ba: Tiếp tục đẩy mạnh phân công, phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp. Quy định rõ thẩm quyền và
81
trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý và điều hành đơn vị sự nghiệp, có cơ chế giám sát, kiểm tra sự thực hiện của người đứng đầu.
Thứ tư: Bổ sung thêm một số quy định về quản lý đội ngũ viên chức phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay; bảo đảm sự giao lưu, trao đổi các thành tựu khoa học, công nghệ và kỹ thuật của thế giới.
Thứ năm: Bảo đảm cơ chế quản lý viên chức thích ứng với việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương, thù lao cho viên chức phải gắn với kết quả hoạt động và chất lượng công việc.
3.2.1. Giải pháp chung
3.2.1.1. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung pháp luật về quản lý viên chức, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập
Cần triển khai xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy định cụ thể của Trường khi Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 9 năm 2020 để áp dụng, thực hiện, đặc biệt là các nội dung mới.
Cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức của đơn vị cho phù hợp với tinh thần pháp luật mới về viên chức, đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật. Quy chế phải thể hiện rõ các nội dung như: đối tượng áp dụng; các nguyên tắc tổ chức thi tuyển; thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền quản lý và tổ chức thi tuyển viên chức, điều kiện dự tuyển, thẩm quyền, trách nhiệm của Hội đồng thi, của Ban coi thi, Ban chấm thi, chấm thi, phúc tra bài thi, việc xử lý những trường hợp thi tuyển có điểm bằng nhau, chính sách ưu tiên trong thi tuyển… Nên quy định những chế tài cụ thể cho từng hành vi vi phạm đối với các đối tượng có liên quan đến kỳ thi.
82
Cần có một văn bản hệ thống lại các chức danh nghề nghiệp tại Trường Đại học Y tế công cộng để đảm bảo các quy định trong luật đều phải được thi hành trong thực tế. Cần hoàn thiện hơn nữa những quy định về chức danh nghề nghiệp đối với viên chức, làm cơ sở cho việc xét tuyển viên chức diễn ra thuận lợi hơn, tạo cơ sở, tiền đề để quá trình tuyển dụng tiến hành được thuận lợi hơn.
Khi xây dựng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật cần lưu ý tới một số đối tượng đặc biệt. Cần có quy định về thủ tục đặc biệt trong việc tuyển dụng đối với người có tài năng và người có trình độ chuyên môn cao như: thành lập một hội đồng tuyển dụng mà thành viên của hội đồng là những người có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm công tác, có uy tín trong chuyên môn, bên cạnh đó có thể mời một số chuyên gia Y học, quản lý. Việc thành lập một hội đồng độc lập sẽ làm cho việc tuyển dụng diễn ra công bằng, minh bạch hơn, đồng thời giảm khối lượng công việc cho đơn vị sử dụng. Đây là vấn đề cần nghiên cứu trong thực tế.
3.2.1.2. Nâng cao năng lực quản trị nội bộ đơn vị sự nghiệp công lập
Các nhiệm vụ và giải pháp nâng cao năng lực quản trị của đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta trong thời gian tới cần tập trung vào những điểm sau:
Thứ nhất, đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng lực quản trị đơn
vị, bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Thứ hai, cần rà soát, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong từng
đơn vị theo hướng tinh gọn, giảm mạnh đầu mối, bỏ cấp trung gian, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học - công nghệ tiên tiến, áp dụng các tiêu chuẩn, chuẩn mực quản trị quốc tế.
Thứ ba, nâng cao chất lượng quản trị tài chính, tài sản công của đơn vị.
83
trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân, nhất là trách nhiệm người đứng đầu. Hoàn thiện chế độ kế toán, thực hiện chế độ kiểm toán, giám sát, bảo đảm công khai, minh bạch hoạt động tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Thứ tư, áp dụng mô hình quản trị đối với các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư như mô hình quản trị doanh nghiệp. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơ chế hội đồng trường trong các trường đại học theo hướng hội đồng trường là cơ quan thực quyền cao nhất của trường đại học; bí thư đảng ủy kiêm chủ tịch hội đồng trường.
Thứ năm, thực hiện kiểm định, đánh giá và xếp hạng các đơn vị sự nghiệp công lập.
3.2.1.3. Phân định trách nhiệm trong thực hiện pháp lý về viên chức Một là, trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước (cơ quan chủ quản)
Bộ Y tế phải đóng vai trò định hướng, chỉ đạo Trường đi đúng định hướng, chức năng nhiệm vụ được giao. Kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ công tác thực hiện pháp luật về viên chức tại Trường để đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của viên chức.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Hoạt động tuyển dụng, sử dụng, quản lý, bổ nhiệm, đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức … là những nội dung quan trọng của công tác tổ chức cán bộ nhằm xây dựng một đội ngũ viên chức có năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu giáo dục, đào tạo của Trường.
Trong các kỳ tuyển dụng, Bộ Y tế cần có cơ chế giám sát Trường trong công tác thu hồ sơ, đảm bảo thu hồ sơ đúng đối tượng, đúng cơ cấu chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm đã được phê duyệt và tất cả các thí sinh đủ điều kiện dự thi đều nộp được hồ sơ thi tuyển mà không gặp bất cứ sự gây khó khăn nào. Trong công tác tuyển dụng, phải cử cán bộ thanh kiểm tra từ việc
84
lập kế hoạch, tổ chức xét tuyển và khâu phỏng vấn nhằm đảm bảo tính khách quan công bằng và hiệu quả.
Việc sử dụng, sắp xếp, bố trí và quản lý viên chức theo vị trí việc làm và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng viên chức không làm biến động (tăng hoặc giảm) biên chế của Trường, tổ chức bộ máy được sắp xếp tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng được tiêu chuẩn, chức danh vị trị việc làm, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Hai là, trách nhiệm Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập
Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập cần thực hiện đúng theo quy định tại Điều 8, Thông tư số 03/2016/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2016 quy định nhiệm vụ của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập gồm các nhiệm vụ sau: Quyết định mục tiêu, chiến lược và kế hoạch phát triển trung hạn và hàng năm của đơn vị sự nghiệp công lập; Thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Quyết định chủ trương về xây dựng tổ chức bộ máy, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động; tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, huy động các nguồn lực cần thiết để phát triển hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; Quyết định về định hướng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và phát triển khoa học công nghệ của đơn vị sự nghiệp công lập; Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản lý, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; Đề nghị cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và chế độ chính sách đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo cơ quan quản lý cấp trên về các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; Định kỳ hoặc đột xuất yêu cầu người đứng đầu đơn vị sự nghiệp
85
công lập báo cáo về các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; Thông qua việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị cấu thành của đơn vị sự nghiệp công lập; đề án xác định vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp công lập trước khi trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định; Thông qua kế hoạch tài chính, mức phí của các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; các chỉ tiêu cơ bản trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và báo cáo quyết toán tài chính hàng năm của đơn vị sự nghiệp công lập.