Một số khuyến nghị đối với ngành y tế và chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tỉnh đắk lắk (Trang 91 - 100)

7. Kết cấu của đề tài

3.3. Một số khuyến nghị đối với ngành y tế và chính quyền địa phương

phƣơng

3.3.1. Đối với ngành Y tế

Bộ Y tế cần phối hợp với các Bộ, các ngành liên tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn QLNN về dịch vụ KCB theo cơ chế mới. Chỉ đạo triển khai tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện bước đầu cơ chế tự chủ tài chính trong các cơ sở y tế.

Trên cơ sở các văn bản quy định hiện hành, Bộ Y tế cần tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ y tế, bồi dưỡng công tác QLNN về dịch vụ KCB để đơn vị chủ động trong việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí tại đơn vị.

Tăng cường kiểm tra, thanh tra trong quản lý chất lượng bệnh theo Bộ tiêu chí. Đây là hoạt động cần thiết, góp phần tăng cường quản lý nhà nước đối với các các cơ sở y tế chung và các cơ sở y tế nói riêng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Thông qua đó Bộ y tế có thể uốn nắn kịp thời những sai sót và giải quyết những vướng mắc của đơn vị.

Nhà nước cần sát sao với việc giáo dục đào tạo gắn với chiến lược phát triển NNL, mở rộng quy mô đào tạo đội ngũ y, bác sỹ đi kèm với chất lượng tránh tình trạng chạy theo bằng cấp.

Có chính sách đầu tư hợp lý và sử dụng có hiệu quả NNL cho giáo dục và đào tạo để tạo chất lượng cao trong công tác đào tạo của bệnh viện đồng thời nâng cao dân trí, làm giảm áp lực ngành.

Nhà nước cần đa dạng hóa các chuyên ngành đào tạo để đáp ứng nhu cầu của ngành Y tế đi kèm với đó là sự thống nhất trong cách đặt tên các chuyên ngành và các nội dung đào tạo từng chuyên ngành để thuận lợi cho quá trình tuyển dụng và sử dụng sau khi tuyển dụng.

Nhà nước cần xây dựng mức lương tối thiểu phù hợp với tình hình thực tế để có sự tương xứng giữa khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động làm việc trong khu vực Nhà nước nói chung, đồng thời tạo hứng thú cho đội ngũ y, bác sỹ trình độ cao tìm đến với các bệnh viện công.

Triển khai rà soát, đánh giá thực hiện quy hoạch, mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh từ tỉnh đến cơ sở. Từ đó, điều chỉnh quy hoạch lại cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 phù hợp với quy định hiện hành và tình hình thực tế.

Cơ cấu lại ngân sách nhà nước trong lĩnh vực y tế đi đôi với đa dạng hoá các nguồn lực, các hình thức hợp tác công - tư để có nguồn lực triển khai toàn diện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

3.3.2. Đối với cơ quan quản lý nhà nước về y tế ở tỉnh Đắk Lắk

UBND cấp tỉnh và Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cần phải xây dựng đề án, chương trình nâng cao chất lượng dịch vụ KCB. Tăng cường công tác QLNN về chất lượng dịch vụ KCB, thành lập ban chỉ đạo, tăng cường tuyên truyền, kiểm tra giám sát các cơ sở hành nghề y dược nói chung và các bệnh viện nói riêng.

Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cần thường xuyên mở các lớp tập huấn về chuyên môn để đội ngũ y, bác sỹ trong toàn ngành trên địa bàn học tập kinh nghiệm

lẫn nhau để cùng tiến bộ, cùng phát triển, giúp nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ toàn ngành nói chung và của bệnh viện tuyến tỉnh nói riêng.

Các cơ quan cấp trên, đặc biệt là Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cần đơn giản các thủ tục hành chính và giải quyết nhanh chóng, kịp thời các thủ tục, hồ sơ như hồ sơ cử cán bộ đi học để đảm bảo kịp thời trong công tác đào tạo, hồ sơ nâng lương tạo sự khích lệ cho những y, bác sỹ trong đợt nâng lương. Đảm bảo sự luân chuyển cán bộ giữa các đơn vị trực thuộc Sở Y tế được diễn ra đúng quy trình, thủ tục đơn giản

Mặt khác, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk xây dựng chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển các cơ sở khám chữa bệnh đa khoa, chuyên khoa, điều dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích các cơ sở y tế đầu tư mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu KCB của nhân dân.

Đẩy mạnh phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh trên địa bàn tỉnh ở các lĩnh vực: ung bướu, tim mạch, sản, nhi, ngoại chấn thương và các lĩnh vực khác; phát triển mạng lưới khoa vệ tinh ở các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh.

Cải cách các thủ tục hành chính, giảm thời gian chờ đợi khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Đẩy mạnh công nghệ thông tin nhằm phát huy hiệu quả cao nhất từ việc tin học hóa phục vụ toàn diện các hoạt động của bệnh viện.

Đối với các bệnh viện tuyến tỉnh Đắk Lắk

Thường xuyên nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế. Thực hiện phân công trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ trong bộ máy QLNN hợp lý và khoa học. Nhận thức đầy đủ và tổ chức tốt công tác KCB tại đơn vị.

Thực hiện chính sách thu hút, đãi ngộ xứng đáng đối với cán bộ y tế; đặc biệt là cán bộ y tế về công tác tại tuyến y tế cơ sở, trong các lĩnh vực đặc thù, khó khăn và kêu gọi thu hút các chuyên gia.

Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ y tế đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu theo chức danh nghề nghiệp, theo lĩnh vực, ngành nghề; ưu tiên đào tạo cán bộ có trình độ kỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu phát triển y tế chuyên sâu và năng lực hội nhập.

Nâng cao chất lượng KCB, khắc phục căn bản tình trạng quá tải bệnh viện và hướng tới thực hiện chăm sóc toàn diện người bệnh; triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu y tế dân số, công tác dự phòng và y tế cơ sở.

Người đứng đầu đơn vị cần phải đặc biệt quan tâm đến công tác này bởi suy cho cùng, khi lãnh đạo thực sự quan tâm, thì công tác quản lý chất lượng mới có thể được cải thiện và nâng cao.

Tiểu kết chƣơng 3

Dựa trên những quan điểm của Đảng và từ thực trạng hoạt động QLNN đối với dịch vụ KCB, trong chương 3 tác giả đã đề ra định hướng, mục tiêu và đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN đối với dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến tỉnh, tỉnh Đắk Lắk

Các giải pháp đề xuất mang tính đồng bộ từ trung ương đến địa phương, cả về mặt lý luận và thực tiễn cho thấy cần có sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã đối với công tác này.

KẾT LUẬN

Hoạt động y tế là một trong những hoạt động thể hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta nên Nhà nước phải giữ vai trò nòng cốt trong việc định hướng cũng như thực thi các chính sách, pháp luật về y tế.

Qua nghiên cứu, đề tài chỉ ra rằng QLNN về dịch vụ KCB luôn là nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế Việt Nam. Thực hiện chủ trương Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao rõ rệt. Nhân dân đã và đang được nâng cao khả năng tiếp cận loại hình dịch vụ cơ bản, thiết yếu là dịch vụ KCB. Cùng với các địa phương trong cả nước, tỉnh Đắk Lắk đã có những bước đi vững chắc nhằm bảo đảm quyền được tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của đồng bào các dân tộc tỉnh Đắk Lắk. Trong đó, tỉnh cũng đã có những hành động cụ thể và thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh.

Bệnh viện tuyến tỉnh thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của cấp trên (UBND, Sở Y tế); Triển khai các úng dụng công nghệ thông tin trong quản lý KCB và thanh toán BHYT cho người bệnh.; Xử lý các sai phạm đối với cán bộ vi phạm quy tắc QLNN trong KCB; Từng bước hoàn thiện Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện đối với dịch vụ KCB tại đơn vị, nhằm góp phần phần thực hiện đồng bộ các chủ chương đúng đắn của Đảng và Nhà nước: chăm lo cho sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, cải thiện tình trạng sức khỏe và thể chất cho nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước.

Nhìn chung, vấn đề mà luận văn này nghiên cứu, nội dung tuy không phải là mới nhưng vẫn luôn mang tính thời sự và có góc nhìn mới. Đó là nhìn từ góc độ tiếp cận QLNN đối với dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Trên nền tảng lý luận về QLNN đối với DVKCB ở

bệnh viện tuyến tỉnh đã được trình bày ở chương 1, tác giả luận văn tập trung phân tích thực trạng QLNN đối với DVKCB ở các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk qua đó có thể thấy rằng, bên cạnh việc ngành y tế tỉnh Đắk Lắk luôn cố gắng đảm bảo cung ứng DVKCB một cách tốt nhất thì công tác QLNN đối với loại hình dịch vụ này vẫn còn có những hạn chế cần phải được khắc phục nhằm phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu KCB của nhân dân, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao chất lượng cung ứng DVKCB của bệnh viện tuyến tỉnh nói chung và người dân tỉnh Đắk Lắk nói riêng được bảo đảm quyền được tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của đồng bào các dân tộc tỉnh Đắk Lắk.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Linh An (2019), “Nâng cao chất lượng y tế hiện nay”, Con số sự kiện.vn

2. Lan Anh (2020),”Bức tranh kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk năm 2019: Nhiều gam màu sáng”, baodaklak.vn

3. Phan Chí Anh và cộng sự (2013), “Nghiên cứu các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ”, Tạp chí Khoa học Kinh tế và Kinh doanh, Số 1, Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2017), Nghị quyết 20-NQ/TW ngày

25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Hà Nội.

5. Bộ Y tế (1997), Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/09/1997

của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy chế bệnh viện, Hà Nội.

6. Bộ Y tế (2009), Chương trình số 527/CTr-BYT ngày 18/6/2009 về việc

nâng cao chất lượng KCB tại các cơ sở KCB vì mục tiêu đáp ứng sự hài lòng của người bệnh bảo hiểm y tế, Hà Nội.

7. Bộ Y tế (2013), Thông tư 22/2013/TT-BYT ngày 09 tháng 8 năm 2013

của Bộ Trưởng Bộ Y tế hướng dẫn về đào tạo liên tục cho cán Bộ Y tế, Hà Nội.

8. Bộ y tế (2013), Thông tư 19/2013/TT-BYT ngày 12/7/2013 của Bộ Y tế

về việc quản lý chất lượng dịch vụ KCB tại các bệnh viện, Hà Nội.

9. Bộ Y tế (2012), Chỉ thị số 05/CT-BYT ngày 10/09/2012 về việc tăng cường thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng khám bệnh, Hà Nội.

10. Bộ Y tế (2015), Quyết định số 4276/QĐ-BYT ngày 14/10/2015 về việc

phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia về nâng cao năng lực quản lý chất lượng KCB giai đoạn từ nay đến năm 2025, Hà Nội.

11. Bộ Y tế (2015), Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 7/11/2015 về việc

ban hành bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020,Hà Nội.

12. Bộ Y tế và Bộ Nội vụ (2015), Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT- BYT-BNV ngày 11/12/2015 vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Hà Nội.

13. Bộ Y tế (2016), Quyết đinh 6858/QĐ-BYT ngày 18/11/2016 của Bộ Y

tế về việc ban hành thí điểm Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện Việt Nam, Hà Nội.

14. Bộ Y tế (2020), Quyết định số 3088/QĐ-BYT ngày 17/7/2020 của Bộ

Y tế Ban hành Bộ Tiêu chí Bệnh viện an toàn phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp, Hà Nội.

15. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 /04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế, Hà Nội.

16. Chính phủ (2011), Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27/9/2011 của

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, Hà Nội.

17. Chính phủ (2016), Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016

của chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấp phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ,Hà Nội.

18. Lê Hảo (2018),”Đổi mới hệ thống cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh”, kcb.vn

19. Hồ Nguyễn Kiều Hạnh (2017), Quản lý nhà nước về khám chữa bệnh từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ, Học viện Khoa học

xã hội, Hà Nội.

20. Lê Nguyễn Đoan Khôi(2014), “Mô hình mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của bệnh nhân đối với dịch vụ y tế của các Bệnh viện tuyến quận huyện tại thành phố Cần Thơ”, Tạp chí khoa học trường Đại

học Cần Thơ,(Số 33),trang 94-101.

21. Hoàng Hồng Lâm (2018), Quản lý Nhà nước về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Huế, Luận văn thạc sỹ,

Học viện Hành chính Quốc gia Thừa Thiên Huế, Hà Nội.

22. Quốc hội (2009), Luật khám chữa bệnh của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 6 số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009, Hà Nội.

23. Quốc hội (2012), Luật giá số 11/2012/QH13, Hà Nội.

24. Quốc hội (2014), Luật bảo hiểm y tế 46/2014/QH13 ngày 13 tháng 6

năm 2014, Hà Nội.

25. Nguyễn Huy Quang (2014) , “ Xu hướng thay đổi phương thức quản lý nhà nước đối với hoạt động y tế”, moh.gov.vn

26.Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 9/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013-2020, Hà Nội.

27. Thủ tướng Chính phủ (2020), Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/04/2020

của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, Hà Nội.

28. Chu Văn Thành (2004), Dịch vụ công và xã hội hóa dịch vụ công một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

29. Sở Y tế (2020), Báo cáo tổng kết công tác y tế và nhiệm vụ, giải

30. Sở Y tế (2020), Báo cáo số lượng, chất lượng đội ngũ viên chức năm

2020, Đắk Lắk.

31. Sở Y tế (2015), Quyết định số 1045/QĐ-SYT ngày 09/9/2015/2015 về

việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020, Đắk Lắk.

32. Sở Y tế (2020), Công văn số 2863/CV-SYT ngày 19/8/2020 của sở y

tế về thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 tại các cơ sở y tế,

Đắk Lắk.

33. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2008), Quyết định số 2973/2008/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2008 - 2020, Đắk Lắk.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tỉnh đắk lắk (Trang 91 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)