7. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Đặc điểm quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện
Một là, chủ thể quản lý NSNN huyện là chính quyền huyện. Đó là HĐND,
UBND huyện. Trong đó các phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục thuế, Kho bạc Nhà nước là các đơn vị chức năng thực hiện chức năng quản lý thu, chi NSNN huyện.
Hai là, đối tượng quản lý là các doanh nghiệp, cá nhân, các tổ chức kinh tế, các
đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý.
Ba là, công cụ quản lý NSNN là thuế, phí, các hoạt động chi từ NSNN, các
phương pháp quản lý kinh tế.
Bốn là, mục tiêu quản lý NSNN là bảo đảm việc hoạt động, phân phối và sử dụng
quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Năm là, quản lý NSNN huyện có thể được xem xét ở các phạm vi khác nhau.
không bao gồm quản lý các hoạt động ngân sách ở các xã thuộc huyện. Như vậy, có thể hiểu quản lý NSNN cấp huyện bao gồm các hoạt động quản lý đối với các hoạt động ngân sách thuộc các cơ quan, đơn vị cấp huyện và các hoạt động ngân sách tại tất cả các xã trên địa bàn huyện.
Sáu là, quản lý NSNN cấp huyện bao gồm quản lý thu NSNN và quản lý chi
NSNN:
Quản lý thu NSNN địa phương là quá trình chính quyền Nhà nước địa phương sử dụng hệ thống các công cụ chính sách, pháp luật để tiến hành quản lý thu thuế và các khoản thu ngoài thuế vào NSNN nhằm đảm bảo tính công bằng, khuyến khích sản xuất - kinh doanh phát triển. Đây là khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp ngân sách. Phần lớn các khoản thu NSNN đều mang tính chất bắt buộc mọi người dân, mọi thành phần kinh tế phải tuân thủ thực hiện.
Thu NSNN ở địa phương được thực hiện bằng các hình thức: thuế, phí, lệ phí, các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, các khoản đóng góp của các tổ chức, cá nhân, các khoản viện trợ, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Trong quản lý thu NSNN, địa phương vừa thực hiện quản lý thu ngân sách đối với nguồn thu trung ương phát sinh trên địa bàn vừa quản lý thu đối với các nguồn thu địa phương. Do vậy, trong quá trình quản lý thu NSNN phải gắn kết lợi ích kinh tế xã hội của địa phương mình với lợi ích quốc gia.
Quản lý chi NSNN huyện là việc chính quyền Nhà nước địa phương sử dụng quyền lực công để tổ chức và điều chỉnh quá trình chi NSNN nhằm đảm bảo các khoản chi NSNN được thực hiện theo đúng chế độ chính sách do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định, phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của chính quyền Nhà nước huyện trong từng thời kỳ.
Chi ngân sách mới thể hiện ở khâu phân bổ ngân sách còn hiệu quả sử dụng ngân sách như thế nào thì phải thông qua các biện pháp quản lý. Rõ ràng quản lý chi ngân
sách sẽ quyết định hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. Việc quản lý chi NSNN được quản lý bằng pháp luật dựa trên dự toán NSNN đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quản lý chi NSNN dùng các biện pháp hành chính để tác động vào đối tượng quản lý theo hai hướng: Chủ thể quản lý ban hành các cơ chế chính sách quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, quy mô hoạt động, tổ chức bộ máy, mối quan hệ và nghĩa vụ của tổ chức đối với chủ thể quản lý và chủ thể quản lý đưa ra quyết định đòi hỏi đối tượng quản lý phải thực hiện nghiêm túc. Quản lý chi NSNN được thực hiện xuyên suốt từ khâu lập và chấp hành dự toán đến khâu kế toán và quyết toán chi NSNN.
Huyện là một cấp hành chính rất quan trọng trong hệ thống hành chính ở Việt Nam hiện nay. Chính quyền huyện có chức năng nhiệm vụ được quy định trong luật tổ chức HĐND và UBND các cấp. Bên cạnh những đặc điểm tương tự như ở các cấp khác, quản lý NSNN ở cấp huyện có một số đặc điểm riêng sau:
Thứ nhất, quản lý NSNN huyện có tính độc lập tương đối, chịu sự quản lý toàn
diện của cấp tỉnh. Theo luật NSNN hiện hành, ngân sách cấp huyện là một cấp ngân sách hoàn chỉnh với nguồn thu và nhiệm vụ chi được quy định cụ thể để đảm bảo hoàn thành chức năng nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên do luật ngân sách cũng đã quy định đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách thì Quốc hội quyết định tỷ lệ điều tiết ngân sách giữa Trung ương và địa phương, còn HĐND tỉnh thì quyết định tỷ lệ điều tiết giữa ngân sách tỉnh, ngân sách huyện (thị xã, thành phố, quận) và ngân sách xã.
Thứ hai, do huyện không phải là cấp có thể hình thành các chính sách, chế độ về
thu, chi ngân sách nên nội dung thu, chi do HĐND & UBND tỉnh quyết định. Do đó, trong thực tiễn hay phát sinh mâu thuẫn giữa yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương cũng như những nhiệm vụ chi được giao thêm với cân đối ngân sách đã được ổn định (với thời gian từ 3-5 năm theo quy định của Luật ngân sách).