Tổng quan về huyện Đắk Mil và đội ngũ công chức cấp xã của

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 54 - 73)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.Tổng quan về huyện Đắk Mil và đội ngũ công chức cấp xã của

huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông

2.1.1. Những yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến công tác xây dựng đội ngũ công chức cấp xã huyện Đắk Mil

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, địa bàn hành chính, dân số, cơ cấu dân cư

Đắk Mil là huyện miền núi, biên giới với diện tích tự nhiên 682,99 km². Vị trí huyện Đắk Mil nằm về phía Đông Bắc tỉnh Đăk Nông, cách thành phố Gia Nghĩa 60 km theo đường quốc lộ 14 chạy dọc các tỉnh vùng Tây Nguyên; huyện có gần 46 km đường biên giới giáp với tỉnh Mondulkiri - Vương quốc Campuchia, có cửa khẩu Đắk Puer thông thương với nước bạn.

Về hành chính, toàn huyện có 10 đơn vị cấp xã, bao gồm thị trấn Đắk Mil (là huyện lỵ) và 09 xã: Đắk Gằn, Đắk Lao, Đắk N'Drót, Đắk R'La, Đắk Sắk, Đức Mạnh, Đức Minh, Long Sơn và Thuận An với tổng số gần 140 thôn, bon, bản - làng, tổ dân phố. Trong 09 xã, có 02 xã vùng biên giới và 03 xã có khá đông đồng bào dân tộc thiểu số.

Hiện nay, dân số toàn huyện là 109.200 người. Trong đó, có 19.762 người DTTS - chiếm tỷ lệ 19,5%; bao gồm: người dân tộc bản địa Tây Nguyên 8,6% (chủ yếu là người M’Nông, S’Tiêng) và 10,9% là người DTTS khác như Tày, Nùng, Dao, H’Mông... từ các tỉnh miền núi phía bắc đến sinh cơ lập nghiệp. Mật độ dân số của huyện là 148 người/km², tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 1.55%/ năm.

Về tôn giáo, trên địa bàn hiện có 59.408 tín đồ (khoảng 50% dân số) của 03 tôn giáo chính là: Công giáo (46%), Tin lành (10%) và Phật giáo (4%).

46

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông

(Nguồn: https://diaocthongthai.com/ban-do-huyen-dak-mil-dak-nong/) 2.1.1.2. Đặc điểm về kinh tế

Là một huyện miền núi vùng Tây Nguyên, địa hình Đăk Mil có độ cao trung bình 500m so với mặt nước biển, phần lớn có dạng đồi lượn sóng nối liền nhau. Đất đai huyện Đắk Mil khá phong phú, trong đó có 25.174 ha đất

47 lâm nghiệp và 36.872 ha đất nông nghiệp, chủ yếu là đất đỏ bazan khá trù phú, thuận lợi và thích hợp cho cây công nghiệp, cây lâu năm và nhiều loại cây ăn quả có giá trị thương phẩm. Về tài nguyên chủ yếu, huyện Đắk Mil có 20.660,32 ha rừng, bao gồm: 2.444,58 ha rừng phòng hộ, 18.215,74 ha rừng sản xuất. Qua các tài liệu điều tra nghiên cứu, Đăk Mil có các loại khoáng sản chủ yếu là đá xây dựng, Bauxit, đá quý.

Cơ cấu kinh tế của huyện Đăk Mil được xác định bao gồm: Nông - lâm nghiệp; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng; thương mại, dịch vụ. Trong đó, tỷ trọng nông - lâm nghiệp chiếm 43,94%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 20,44%; thương mại - dịch vụ chiếm 35,8%. Hiện nay, mạng lưới thương mại, dịch vụ đang tiếp tục được mở rộng về cả quy mô và loại hình kinh doanh, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường, giá cả hàng hóa ổn định. Trên địa bàn huyện Đăk Mil cũng đã có Cụm công nghiệp Thuận An (xã Thuận An) với tổng diện tích 52,22 ha.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Đắk Mil trong các năm gần đây khá ổn định, bình quân đạt 10 - 11%/năm (năm 2019 đạt 10,2%/năm).

2.1.1.3. Về văn hóa - xã hội, trật tự - trị an

Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân các dân tộc trên địa bàn Đăk Mil đã kiên cường cùng với các tổ chức mặt trận trên cả nước góp phần vào công cuộc bảo vệ và giải phóng đất nước. Năm 2000, huyện Đăk Mil vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Hiện nay nhà ngục Đăk Mil được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia và cùng với khu di tích lịch sử Quốc gia Đồi 722 - Đăk Săk, Hồ Tây Đăk Mil, Núi Lửa... đã tạo nên một trong những điểm đến du lịch khá thú vị trên vùng Tây Nguyên.

Đăk Mil còn là một trong những nơi đầu tiên được phát hiện có hình thức văn hóa dân gian “sử thi” và đã được các nhà nghiên cứu xem như là một

48 thể loại văn học dân gian truyền miệng mang đặc trưng của vùng Tây Nguyên, có quá trình văn hóa - lịch sử lâu đời, là viên ngọc quý trong kho tàng văn học và truyện cổ dân gian của Việt Nam được Nhà nước công nhận.

- Về Giáo dục và đào tạo, mạng lưới trường lớp phát triển khá đều khắp, đội ngũ giáo viên các cấp tương đối đủ và hầu hết đạt chuẩn. Trên cơ sở đó, hệ thống trường lớp mầm non, phổ thông cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của con em các dân tộc trên các vùng - miền của huyện. Đến nay, huyện Đắk Mil đã đạt chuẩn phổ cập Mẫu giáo 5 tuổi; tất cả 10/10 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn quốc gia về Xóa mù chữ và phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS; tỷ lệ học sinh được học lên bậc Trung học phổ thông khá cao so với nhiều năm trước đây.

- Trong lĩnh vực Y tế: Chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân có chuyển biến tích cực. Cơ sở vật chất, trang thiết bị ngành Y tế được quan tâm đầu tư. Các chương trình y tế quốc gia, y tế cộng đồng, phòng chống dịch - bệnh được triển khai kịp thời, có hiệu quả. Toàn huyện có 10/10 xã - thị trấn có trạm y tế và đều đã có bác sĩ, đạt 4,3 bác sĩ/vạn dân; có 03 trạm y tế xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chí mới.

- Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ngày càng đi vào chiều sâu, đời sống văn hóa - tinh thần của nhân dân có nhiều tiến bộ rõ nét trong những năm gần đây. Các chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện và đạt kết quả khá tốt; công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo có nhiều chuyển biến (tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1,14%, riêng vùng DTTS còn khoảng 4%).

Việc chỉ đạo - thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều thành tựu; các chương trình phát triển KT - XH vùng DTTS và miền núi được quan tâm thực hiện và phát huy hiệu quả; an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội cơ bản được giữ vững, những năm gần đây không có những vấn đề phức tạp phát sinh...

49 Từ một địa phương có xuất phát điểm thấp, qua quá trình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, đến nay huyện Đắk Mil đã đạt được nhiều kết quả nổi bật: KT - XH phát triển tương đối khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, cơ sở hạ tầng thiết yếu được tăng cường; các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường có nhiều chuyển biến rõ nét; các hình thức tổ chức sản xuất được đổi mới, mức sống của dân cư các dân tộc trên địa bàn huyện Đắk Mil đang ngày càng được nâng lên so với nhiều năm trước đây; hệ thống chính trị được củng cố; an ninh, quốc phòng, trật tự - an toàn xã hội được giữ vững; các khu dân cư nông thôn mới ngày càng khởi sắc, tạo nên sức sống mới, diện mạo mới cho huyện Đắk Mil.

2.1.1.4. Những yếu tố đặc thù của địa bàn huyện Đắk Mil

- Địa bàn Đắk Mil khá rộng, địa hình đồi núi, chia cắt; nhiều khu vực dân cư không tập trung. Trình độ dân trí không đồng đều; hạ tầng nông thôn còn thiếu đồng bộ; đại bộ phận người dân sinh sống ở vùng nông thôn, thu nhập chính dựa vào nông nghiệp, lâm nghiệp là chủ yếu.

- Huyện Đắk Mil có gần 20% người DTTS vừa là người dân tộc bản địa Tây Nguyên, vừa là người dân tộc từ một số tỉnh miền núi phía Bắc đến lập nghiệp, nên khá đa dạng và có không ít khác biệt về phong tục, tập quán cũng như trình độ phát triển. Khi đi vào triển khai thực hiện Chương trình Xây dựng nông thôn mới, một số không ít hộ dân còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư - hỗ trợ của nhà nước.

- Qua quá trình đầu tư phát triển, tuy đã đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều mặt nhưng nhìn chung huyện Đắk Mil vẫn là một trong những huyện nghèo của tỉnh Đắk Nông, mức sống và trình độ phát triển giữa các địa bàn có sự chênh lệch khá rõ nét, KT - XH một số xã vẫn còn nhiều khó khăn.

50

2.1.2. Tổng quan về đội ngũ công chức cấp xã huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông

2.1.2.1. Số lượng công chức cấp xã

Hiện nay, với 6/7 chức danh công chức của 10 đơn vị hành chính cấp xã, số lượng CCCX trên địa bàn huyện Đắk Mil cơ bản đảm bảo theo quy định tại Điều 4, Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính Phủ và Thông tư liên bộ số 03/2010/TTLT/BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 27/5/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định 92/2009/NĐ-CP. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.1. Số lượng công chức cấp xã huyện Đắk Mil năm 2020 theo các chức danh và theo đơn vị hành chính

Đơn vị tính: Người

CHỨC DANH

THỊ TRẤN ĐẮK MIL VÀ 09 XÃ

Thị trấn Đắk Mil Đắk Gằn Đắk R’La Đắk N’Drót Đắk Lao Đắk Sắk Đức Mạnh Đức Minh Long Sơn Thuận An Trưởng Công an CQ CQ CQ CQ CQ CQ CQ CQ CQ CQ Chỉ Huy Trưởng Q. sự 01 0 0 01 01 01 01 01 01 01 Văn phòng - Thống kê 02 02 02 02 02 02 01 02 02 02 Tài chính - Kế toán 02 02 02 02 02 02 02 02 02 02 Địa chính, N.nghiệp, XD và Môi trường 02 02 02 02 02 02 02 02 02 02 Tư pháp - Hộ tịch 02 02 01 02 02 02 02 02 02 02 Văn hóa - Xã hội 02 02 0 01 02 02 01 02 01 02 Tổng cộng 11 10 7 10 11 11 9 11 10 11

51

- Như vậy, về số lượng, tính đến năm 2020 tổng số CCCX huyện

Đắk Mil theo 06/07 chức danh là 101 người (không bao gồm chức danh Trưởng Công an xã, vì đã được bố trí nhân sự từ lực lượng công an chính quy), giảm 19 người so với năm 2018 (xem Bảng 2.2).

2.1.2.2. Cơ cấu đội ngũ công chức cấp xã

Về giới tính: Trong tổng số 101 CCCX, số công chức nam: 66 (65,3%), nữ công chức: 35 (34,7%); Tỷ lệ CCCX là người DTTS: 2% (02/TS 101 CCCX).

Thành phần dân tộc công chức cấp xã theo các chức danh: năm 2020, trong tổng số 101 CCCX của huyện Đắk Mil có: 99 CCCX là người Kinh, chiếm tỷ lệ 98 %; chỉ có 02 CCCX là người DTTS, chiếm tỷ lệ 2% (chủ yếu ở các xã: Đắk Lao và Đắk N’Drót). Trong đó:

- Chỉ huy trưởng Quân sự: 8;

- Văn phòng - Thống kê: 19 (người DTTS: 01); - Địa chính - Xây dựng: 20;

- Tài chính - Kế toán: 20; - Tư pháp - Hộ tịch: 19;

- Văn hóa - Xã hội: 15 (người DTTS: 01). (xem Bảng 2.2)

Bảng 2.2. Cơ cấu giới tính và thành phần dân tộc

của đội ngũ công chức cấp xã của huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông

Đơn vị tính: Người NĂM Tổng số công chức xã Giới tính Dân tộc thiểu số Nam Nữ Năm 2018 120 80 40 8 Năm 2019 101 66 35 2 Năm 2020 101 66 35 2

52

2.1.2.3. Đặc điểm đội ngũ công chức cấp xã huyện Đắk Mil

Việc xây dựng và kiện toàn đội ngũ CCCX được chú trọng và tăng cường. Những năm gần đây, qua việc tuyển dụng mới và bố trí lực lượng công an chính quy về công an xã - thị trấn, lực lượng CCCX huyện Đắk Mil được bổ sung thêm một số công chức trẻ, tuy chưa nhiều kinh nghiệm nhưng khá năng động và nhiệt tình, chịu khó học hỏi và tiếp thu cái mới.

- Hầu hết CCCX huyện Đắk Mil xuất thân từ cơ sở, một bộ phận trưởng thành từ các thôn, bon, bản; Mặt trận, các đoàn thể ở các xã, thị trấn. Cũng do là người tại địa phương, mặt khác do điều kiện về chế độ lương bổng, thu nhập hạn hẹp nên bên cạnh công vụ, một bộ phận CCCX thường gắn với việc sản xuất, kinh doanh hoặc dịch vụ kinh tế của gia đình. Vì vậy, trong công việc đôi khi có những đan xen nhất định giữa yêu cầu công vụ với tình làng - nghĩa xóm hoặc quan hệ họ tộc...

- Xét về độ tuổi: Tuổi đời, tuổi nghề của công chức cũng là một trong những khía cạnh thể hiện quá trình và kinh nghiệm thực tiễn được tích lũy qua thời gian công tác. Số liệu thống kê cho thấy (xem Bảng 2.3.): công chức trẻ dưới 30 tuổi còn ít (15%), đội ngũ này tuy kinh nghiệm chưa nhiều nhưng được đào tạo tương đối bài bản; công chức độ tuổi từ 31 đến 45 tuổi là 80 người (79%); công chức từ 45 đến 55 tuổi là 5 người (5%) và công chức trên 55 tuổi chỉ còn 1%.

Bảng 2.3. Độ tuổi công chức cấp xã của huyện Đắk Mil

Đơn vị tính: Người, tỷ lệ %

Tổng số:

101 người Dưới 30 tuổi Từ 31 đến 45 tuổi Từ 45 đến 55 tuổi Trên 55 tuổi Năm 2020 15 (15%) 80 (79%) 05 (05 %) 01 (01%)

53 - Về thâm niên và kinh nghiệm công tác: Phần lớn CCCX đã có quá trình công tác trong các khoảng 5 -15 và 16 - 30 năm, trong đó nhiều công chức là người tại chỗ nên khá am hiểu và gắn bó với địa phương.

Bảng 2.4. Thâm niên công tác của công chức cấp xã

huyện Đắk Mil (Tính đến 31/12/2020) Đơn vị tính: Người, tỷ lệ % Thâm niên công tác Dưới 5 năm 05-> 15 năm 16-> 30 năm Trên 30 năm Tổng số Số lượng 05 90 05 01 101 Tỷ lệ % 05% 89 % 05 % 01 % 100 % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông)

2.2. Thực trạng chất lượng công chức cấp xã huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông

2.2.1. Tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức công chức cấp xã

2.2.1.1. Về tư tưởng chính trị

Phần lớn CCCX đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành và tin tưởng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; không có những biểu hiện suy thoái, tự diễn biến. Hiện nay, đội ngũ CCCX huyện Đắk Mil đang tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và thực hiện Quy định số 101-QĐ/TW của Ban Bí Thư Trung ương Đảng, khóa XI về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.

2.2.1.2. Về phẩm chất đạo đức

Nhìn chung, hầu hết CCCX huyện Đắk Mil đều có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với nhân dân, có ý thức kỷ luật và

54 tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ; thông qua cải cách thủ tục hành chính, thái độ phục vụ nhân dân ngày càng chu đáo hơn.

Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, việc tiếp tục thực hiện cuộc vận động học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đang được đẩy mạnh trong đội ngũ CBCC các xã, thị trấn.

2.2.2. Phân tích chất lượng công chức cấp xã huyện Đắk Mil theo các yếu tố cấu thành năng lực (Kiến thức, kỹ năng, thái độ)

Xét về nội hàm thuật ngữ cũng như thực tiễn cho thấy: kiến thức, kỹ năng và thái độ là 03 yếu tố cơ bản cấu thành năng lực.

2.2.2.1. Về kiến thức - trình độ công chức cấp xã

Những năm gần đây, đội ngũ CCCX huyện Đắk Mil được bổ sung lực lượng trẻ được đào tạo chính quy, cơ bản đúng chuyên ngành... làm thay đổi đáng kể về chất lượng đội ngũ và năng lực thực thi công vụ; có chuyển biến rõ nét về sự hài lòng của nhân dân trên địa bàn về việc giải quyết các thủ tục hành chính hàng ngày, góp phần khá tích cực trong công tác xây dựng nông

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 54 - 73)