Một số giải pháp hoàn hiện pháp luật về quản lý cán bộ xã từ thực tiển ở

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) pháp luật về quản lý cán bộ xã từ thực tiễn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 88 - 101)

tiển ở huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

3.2.1. Nhóm giải pháp chung

3.2.1.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về bầu cử, phê chuẩn các chức danh cán bộ xã

Hoàn thiện pháp luật về cán bộ nói chung, trong đó có pháp luật về cán bộ xã là cơ sở quan trọng, là tiền đề của các công tác, các hoạt động khác trong quá trình thực hiện pháp luật về cán bộ xã.

Đến năm 2025: (1) Thể chế hóa, cụ thể hóa Nghị quyết thành các quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ, xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ; (2) Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực; kiên quyết xóa bỏ tệ chạy chức, chạy quyền; ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong cán bộ, đảng viên; (3) Hoàn thành việc xây dựng vị trí việc làm và rà soát, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ xã gắn với kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Đến năm 2030: (1) Tiếp tục hoàn thiện, chuẩn hóa, đồng bộ các quy định, quy chế, quy trình về công tác cán bộ; (2) Xây dựng được đội ngũ cán bộ xã đáp ứng tiêu chuẩn và khung năng lực theo quy định.

3.2.1.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật về sử dụng, luân chuyển, đào tạo, bồi bưỡng cán bộ xã

* Công tác sử dụng, luân chuyển cán bộ

Sử dụng, luân chuyển cán bộ được Đảng bộ huyện Hoài Ân thực hiện tương đối tốt trong thời gian qua, việc luân chuyển áp dụng đối với cán bộ trẻ có triển vọng dưới 45 tuổi nhằm tăng cường năng lực cho hệ thống chính trị cơ sở, đồng thời đào tạo quy hoạch cán bộ cho huện. Thời gian luân chuyển từ 3 năm trở lên theo quy định, tuy nhiên thực tế không thống nhất, thường số cán bộ giỏi lại sớm kết thúc luân chuyển để nhận bổ nhiệm cương vị mới cao

82

hơn. Vì vậy, mục tiêu tự đào tạo, rèn luyện của bản thân cán bộ luân chuyển và góp phần đào tạo cán bộ nguồn cho cơ sở còn hạn chế

Mặc khác, công tác sử dụng, luân chuyển cán bộ của huyện Hoài Ân chỉ mới thực hiện lộ trình 1 chiều. Chỉ mới thực hiện luân chuyển dọc, nghĩa là luân chuyển cán bộ từ huyện về cơ sở; chưa thực hiện luân chuyên ngang, nghĩa là từ ngành này sang ngành khác, hay từ địa phương này sang địa phương khác. Chưa thực hiện sử dụng, luân chuyển cán bộ từ xã lên huyện. Như vậy, cần tăng cường thực hiện công tác sử dụng, luân chuyển đối với cán bộ xã.

Không ít trong số cán bộ của huyện luân chuyển về xã, khi bổ nhiệm công tác khác trưởng thành hơn, có người được bổ nhiệm vào chức danh chủ chốt. Điều đó cho thấy tăng cường luân chuyển cán bộ xã là một nội dung cần thiết cho dù là ở cấp nào, nhằm thực hiện công tác cán bộ một cách toàn diện và đảm bảo khoa học.

* Công tác đào tạo, bồi dưỡng

Trên cơ sở đánh giá năng lực hiện tại, các cấp ủy cần phân loại cán bộ để đưa đi đào tạo cho phù hợp. Đối với văn bằng đại học, trình độ ngoại ngữ, tin học các cán bộ đa phần tự bản thân mình đào tạo trước khi vào làm việc, hoặc bổ túc khi vào làm việc cho đạt chuẩn. Tuy nhiên, thực tế tại các xã vẫn còn cán bộ chưa có trình độ đại học tỷ lệ cao nên cần phải đưa đào tạo để đạt trình độ đại học. Riêng đối với trình độ tin học, ngoại ngữ cần bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật trau dồi kiến thức phục vụ công việc.

Đã là cán bộ lãnh đạo quản lý nhất thiết phải có trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên và quản lý nhà nước, như vậy cần phải đào tạo ngay 2 loại kiến thức này. Hình thức đào tạo đối với cán bộ trẻ < 45 tuổi phải đưa đào tạo lý luận chính trị hệ tập trung, khuyến khích đào tạo chính trị cao cấp tại các học viện trong nước ( ví dụ Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I, II,

83

III). Đây là chương trình đào tạo hình thức tập trung dài hạn, nhà nước lo 100% kinh phí và được hỗ trợ thêm kinh phí theo mức lương cơ sở. Vì vậy các cấp ủy tranh thủ tạo điều kiện của cấp ủy cấp trên đưa cán bộ đi đào tạo trình độ lý luận chính trị. Riêng đối tượng đào tạo phải biết sắp xếp công việc để được cấp nhật kiến thức về lý luận chính trị.

3.2.1.3. Hoàn thiện các quy định pháp luật về đánh giá, thi đua, khen thưởng, kỷ luật cán bộ xã

- Việc đánh giá phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ, trên cơ sở tính đến tỷ lệ khối lượng công việc của cán bộ xã với khối lượng công việc chung của đơn vị. Cần làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, thiếu sót, hạn chế về phẩm chất, năng lực trình độ của cán bộ xã.

- Việc đánh giá, phân loại cán bộ lãnh đạo, quản lý phải dựa vào kết quả hoạt động của đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của thủ trưởng đơn vị không được cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị.

Trường hợp cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ do yếu tố khách quan, bất khả kháng thì được xem xét trong quá trình đánh giá, phân loại.

Khi xét khen thưởng đối với cán bộ đứng đầu cơ quan cấp cơ sở phải căn cứ vào thành tích của tập thể do cá nhân đó lãnh đạo.

Tập thể, cán bộ xã không được xét khen thưởng vì có bản án, quyết định bị hủy, sửa nhưng sau đó Hội đồng xét xử giám đốc thẩm kết luận việc hủy, sửa đó là chưa chính xác thì được xem xét, đề nghị khen thưởng bổ sung. Đối với vụ án bị cấp phúc thẩm hủy, sửa sau đó xét xử giám đốc thẩm hủy, sửa tiếp thì sẽ xác định lỗi 1 lần (tính 1 lần bị hủy, bị sửa).

Không xét khen thưởng đối với tập thể có cán bộ, công chức, người lao động bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị khởi tố hình sự. Các tập thể có cán bộ bị xử lý kỷ luật khiển trách vẫn có thể được xét đề nghị khen

84

thưởng nhưng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng của tập thể đó phải thấp hơn 1 bậc so với các tập thể có cùng thành tích.

3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể thực hiên pháp luật về quản lý cán bộ xã ở huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

3.2.2.1. Tăng cường, đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương ở Huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định trong xây dựng và thực hiện pháp luật về quản lý cán bộ xã

Đổi mới phong cách, lề lối làm việc của cấp ủy theo hướng phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể và trách nhiệm cá nhân trong lãnh đạo, chỉ đạo; đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện, sâu sát trong thực hiện các chủ trương, nghị quyết, quy định của Trung ương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị.

Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, xây dựng quy chế làm việc, phân công rõ trách nhiệm, rõ người, rõ việc; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, đề cao tính chủ động, chịu trách nhiệm, khắc phục việc buông lỏng lãnh đạo hoặc làm thay.

Đẩy mạnh phân cấp để cấp ủy các cấp phát huy quyền chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ; đồng thời tăng cường kiểm tra cơ sở, thường xuyên tổ chức tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân, giải quyết hiệu quả các vấn đề bức xúc ở địa phương, cơ sở; tăng cường kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng trong việc thực hiện quy chế làm việc.

Các cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện nghiêm nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng; quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới và nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; phát huy trí tuệ của tập thể, đề cao

85

trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành trong quá trình chuẩn bị nghị quyết của cấp ủy.

Công tác củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy và tổ chức đảng được quan tâm thực hiện, có nhiều chuyển biến tích cực; tổ chức cơ sở đảng được kiện toàn, từng bước bảo đảm yêu cầu lãnh đạo toàn diện của Đảng ở cơ sở; năng lực, trình độ cấp ủy viên, bí thư cấp ủy cơ sở được nâng lên; chất lượng sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt cấp ủy có nhiều chuyển biến tích cực, dân chủ trong Đảng được mở rộng; các tổ chức cơ sở đảng luôn giữ vững, phát huy vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở.

3.2.2.2. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về quản lý cán bộ xã từ thực tiễn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

Theo quy định việc xếp loại hiện nay có 4 mức: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ. Theo đó, cần sửa đổi quy định của pháp luật về đánh giá, xếp loại cán bộ xã theo hướng sử dụng mức “Hoàn thành nhiệm vụ” thay cho mức “Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực”.

Theo quy định cụ thể các tiêu chí chung về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống... và tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn như: xây dựng và thực hiện chương trình hành động; thực hiện công tác cải cách hành chính; tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc và cán bộ xã thuộc quyền quản lý... Theo đó, cần phải sửa đổi, hoàn thiện quy định tương ứng của pháp luật về đánh giá, xếp loại cán bộ xã theo hướng quy định rõ những tiêu chí chung và các tiêu chí cụ thể về đánh giá, xếp loại đối với cán bộ xã.

Khi loại cán bộ xã giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải có ý kiến của cấp ủy nơi cư trú. Theo đó, cần sửa đổi quy định tương ứng của pháp luật về đánh

86

giá, xếp loại cán bộ xã theo hướng bổ sung quy định lấy ý kiến nhận xét của cấp ủy nơi cư trú đối với cán bộ xã giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Thực hiện quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 26-NQ/TW “Thể chế

hoá, cụ thể hoá các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác cán bộ theo hướng: đồng bộ, liên thông, nhất quán trong hệ thống chính trị và phù hợp với thực tế” và để bảo đảm sự thống nhất trong công tác đánh giá, xếp loại cán bộ xã và đánh giá, xếp loại đảng viên giúp tiết kiệm thời gian, giảm thủ tục hành chính, cần sửa đổi pháp luật về đánh giá, xếp loại cán bộ xã theo hướng bổ sung nguyên tắc kết quả đánh giá, xếp loại cán bộ xã được sử dụng làm cơ sở liên thông trong đánh giá, phân loại đảng viên, đoàn viên công đoàn.

Luật cán bộ, công chức quy định việc thực hiện đánh giá đối với cán bộ, công chức là hàng năm hoặc trước khi bầu cử, bổ nhiệm... Để có cơ sở đánh giá hàng năm được chính xác, khách quan; đồng thời tạo động lực cho cán bộ xã trong quá trình thực thi nhiệm vụ, công vụ, cần phải sửa đổi, bổ sung pháp luật về đánh giá, xếp loại cán bộ xã theo hướng bổ sung quy định các cơ quan, đơn vị, tổ chức có thể tiến hành đánh giá hàng tháng, hàng quý.

3.2.2.3. Tăng cường ứng dụng CNTT trong phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của bộ máy hành chính là một xu thế tất yếu, góp phần thực hiện cải cách hành chính toàn diện. Trong đó, việc ứng dụng CNTT trong phổ biến, giáo dục pháp luật là nội dung quan trọng nhằm hình thành phương thức quản lý khoa học, hiện đại.

Trong những năm qua, thực hiện các Chương trình, Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật, Phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện đã có nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả đưa Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật vào cuộc sống.

87

Việc tăng cường PBGDPL qua trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, địa phương và trang mạng xã hội được cần quan tâm đúng mức. Huyện Hoài Ân cần tăng cường giới thiệu văn bản pháp luật mới thông qua hoạt động của trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, địa phương; xây dựng mô hình "Mỗi tuần một điều luật trên Website"; tuyên truyền qua trang mạng xã hội zalo, facbook, phối hợp với Chi nhánh Viettel gửi tin nhắn cho các thuê bao nội mạng tuyên truyền giáo dục pháp luật… Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin đạt kết quả thiết thực, đưa pháp luật vào cuộc sống.

Để tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Hội đồng Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh cần chỉ đạo các ngành, địa phương bám sát chương trình nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật của Hội đồng Phối hợp Trung ương và của tỉnh, Hội đồng Phối hợp PBGDPL cấp tỉnh, cấp huyện và các cơ quan, đơn vị, địa phương, tập trung tổ chức triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp trong công tác PBGDPL. Tăng cường các chuyên trang, chuyên mục pháp luật trên Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình; ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt

động PBGDPL theo Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong

công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2020 -2025" của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật qua ứng dụng mạng xã hội, công nghệ viễn thông, thông tin như facebook, zalo, youtube và các mạng xã hội khác…; phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các diễn đàn giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật; xây dựng phần mềm ứng dụng phổ biến, giáo dục pháp luật trên điện thoại. Tăng cường, khuyến khích cán bộ tra cứu thông tin pháp luật trên các kênh truyền hình pháp luật; các diễn đàn trực tuyến, nhằm kết nối, chia sẻ thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật, phục vụ

88

nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ. Thực hiện tốt việc quản lý, khai thác, vận hành các cổng hoặc trang thông tin điện tử để phổ biến, giáo dục pháp luật. Đẩy mạnh công tác tập huấn kiến thức, kỹ năng về ứng dụng CNTT trong tuyên truyền PBGDPL cho đội ngũ cán bộ, giúp đội ngũ này hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3.2.2.4.Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lý cán bộ.

Đây là giải pháp xuyên suốt trong công tác quản lý cán bộ. Phải hiểu rõ công tác quản lý cán bộ không chỉ là của cơ quan tổ chức cán bộ. Các cấp ủy, tổ chức đảng, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cấp trên cần thường xuyên chỉ đạo chặt chẽ việc quán triệt, nâng cao nhận thức cho cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì cấp dưới và các tổ chức, các lực lượng về vị trí, vai trò tầm quan trọng của công tác quản lý cán bộ, tạo nên sự thống nhất trong công tác quản

lý. Nghị Định 138/2020/NĐ-CP về quản lý cán bộ chỉ rõ: “Chi bộ, đảng bộ có

trách nhiệm quản lý cán bộ là đảng viên thuộc chi bộ, đảng bộ mình (kể cả đảng viên là cán bộ cấp cao), nhất là về lập trường, quan điểm, ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành chính sách và pháp luật, phẩm chất đạo đức và quan hệ với quần chúng”. Cần nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục, tổ chức tốt các đợt sinh hoạt chính trị, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình, thực

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) pháp luật về quản lý cán bộ xã từ thực tiễn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 88 - 101)