Có thể nói rằng mỗi tế bào vi khuẩn sinh L-AG là một nhà máy sản xuất L-AG siêu nhỏ. Tế bào hấp thụ các chất dinh dưỡng và tổng hợp L-AG ở trong tế bào. Tuỳ theo điều kiện sinh trưởng trong môi trường giàu biotin hay môi trường nghèo biotin hoặc môi trường giàu biotin có thêm Penicilin hoặc các chất hoạt động bề mặt mà L-AG nội bào được giải phóng ra ngoài ít hoặc nhiều. Các tế bào sinh trưởng trong môi trường nghèo biotin cho phép L-AG ra khỏi tế bào khi rửa bằng đệm phosphat. Ngược lại các tế bào sinh trưởng trong môi trường giàu biotin thì không giải phóng trong điều kiện tương tự. Tuy nhiên nếu rửa các loại tế bào này với CTAB thì L-AG được đưa ra ngoài. Từ đó có thể suy ra rằng sự khác nhau về khả năng sinh L-AG giữa có tế bào giàu và nghèo biotin là do sự khác nhau ở độ thẩm thấu tế bào đối với L-AG gây nên; hơn thế nữa độ thẩm thấu ấy là do bản chất cấu tạo của màng tế bào quyết định. Nói một cách khác màng tế bào của tế bào giàu biotin đã được cấu tạo cần chắc, ngăn cản không cho L-AG nội bào thấm ra ngoài. Do vậy nếu bóc bỏ màng tế bào, gạt bỏ vật cản trở thì L-AG nội bào của cả hai loại tế bào giàu và nghèo biotin sẽ dễ dàng thoát ra ngoài. Điều này được Shibukawa và cộng sự chứng minh từ năm 1967. Các tác giả đã lột bỏ màng tế bào bằng lizozym lòng trắng trứng và dùng phần còn lại để tổng hợp L-AG từ glucoza và NH4+ dưới điều kiện thông gió và rút ra kết luận là sau khi bóc vỏ màng các tế bào giàu hay nghèo biotin đều có khả năng sinh L-AG như nhau dưới điều kiện áp suất thẩm thấu thấp. Như vậy hiển nhiên là sự khác nhau và khả năng sinh L-AG của tế bào giàu và nghèo biotin là khác nhau và tính tự nhiên của màng tế bào.
Gần đây, Neubecke và cộng sự đã tiến hành xác định khả năng tích luỹ L-AG của dịch màng nguyên sinh chất ở tế bào Brevibacterium ATCC-13869 nuôi dưỡng trong hai điều kiện giàu và nghèo biotin và nhận thấy khả năng ấy là giống nhau và không đổi suốt trong thời gian từ sau tiếp giống đến giai đoạn cân bằng của sự phát triển. Điều này một lần nữa chứng minh sự khác nhau và khả năng tích luỹ L-AG ngoại bào của các vi khuẩn sinh L-AG chính là sự khác nhau và tính chất thẩm thấu của màng tế bào đối với L-AG gây ra.
4.3.3.2.Biến tính tế bào dẫn đến khả năng sinh L-AG
Các tế bào sinh trưởng trong môi trường giàu biotin không có khả năng sinh L-AG ngay sau khi được thêm PG, Tween 60 hay chất hoạt động bề mặt hữu hiệu nào khác mà phải trải qua một hay nhiều chu kỳ sinh trưởng để có các biến đổi nào đó thật cơ bản, tế bào giàu biotin mới trở thành tế bào có khả năng sinh L-AG. Thêm PG hay các chất hoạt động bề mặt với lượng tối ưu vào thời điểm thích hợp ở pha sinh trưởng đều có tác dụng chung là làm cho vi khuẩn sinh trưởng trong môi trường giàu biotin có khả năng sinh L-AG, tức là làm cho màng tế bào của chúng có tính thẩm thấu tốt đối với L-AG. Tuy vậy bản chất tác dụng của mỗi loại mỗi khác.
Penicilin có tác dụng ức chế quá trình sinh tổng hợp màng, làm cho màng không được hình thành một cách trọn vẹn, gây tổn thương cơ học cho màng và do vậy làm giảm trở lực thẩm thấu đối