7. Kết cấu của luận văn
3.1. Định hướng của Đảng, nhà nước về phát triển báo chí và QLNN về báo
báo chí trong bối cảnh hiện nay
3.1.1. Xu hướng phát triển của báo chí
3.1.1.1. Xu hướng công nghệ thông tin ngày càng phát triển
Hiện nay, trên cả thế giới cũng như ở Việt Nam, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, việc này ảnh hưởng nhiều đến đa số các lĩnh vực, báo chí cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Báo chí được thúc đẩy và ngày càng đa dạng hóa hình thức nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ thông tin của công chúng. Theo đó, xu hướng báo in ngày càng giảm, thay vào đó báo hình, báo ảnh và báo điện tử lại ngày càng phát triển và tiếp cận nhanh chóng đến người đọc. Vì vậy, hoạt động của các cơ quan báo chí hiện nay phải đồng thời vừa tiếp thu, cập nhật xu hướng mới, vừa phải đảm bảo nét đặc trưng của mình. Xu hường này chuyển dần sang mô hình cơ quan truyền thông đa phương tiện có nhiều loại hình báo chí, kết hợp hiệu quả các ưu thế giữa các loại báo in, báo hình, báo nói và báo điện tử.
Đổi mới mô hình và trở thành cơ quan truyền thông đa phương tiện, đòi hỏi các cơ quan báo chí cũng phải đầu tư cho hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để có thể đáp ứng được công việc. Những cơ quan cập nhật, bắt kịp được xu hướng mới của kỹ nguyên công nghệ số sẽ chi phối hầu hết nguồn thông tin trong thị trường cạnh tranh thông tin đầy biến động. Thực tế chứng mình rằng trên thế giới, những tập đoàn truyền thông đa phương tiện ở các quốc gia có tiềm năng lớn về mặt tài chính, đầu tư mạnh mẽ về thiết bị, vật chất, hạ tầng kỹ thuật đều có chỗ đứng lớn trên thị trường, chi phối được nguồn thông tin, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người đọc.
60
Báo chí nước ta cũng nằm trong xu hướng đó và chịu tác động không nhỏ của nó. Nhu cầu thông tin và được thông tin là hết sức cần thiết. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân đều muốn nắm bắt nhanh nhạy nguồn thông tin, đồng thời cũng muốn thông tin đến mọi người. Điều này đã đặt ra những xu hướng mới cho báo chí nước ta nói chung và báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng:
3.1.1.2. Xu hướng “ thương mại hóa” báo chí
Theo tác giả, thương mại hóa báo chí là quá trình mà các cơ quan báo chí tìm cách tăng thu nhập cho mình bằng các hoạt động kinh tế khác bên cạnh việc kinh doanh các loại hình báo chí thông thường. Những nguồn thu này chủ yếu từ quảng cáo, bán báo, phát sóng, các hoạt động thương mại dưới hình thức khác, các khoản đóng góp từ bên ngoài… Trong đó, nguồn thu chính là từ quảng cáo.
Xu hướng này tác động đến báo chí thông qua việc các cơ quan báo chí phải thay đổi nội dung và hình thức để thu hút quảng cáo. Điều này đem lại nguồn thu cho các cơ quan báo chí, góp phần giúp báo chí có thể tự chủ được nguồn tài chính của mình. Tuy nhiên, xu hướng “ thương mại hóa” lại có mặt trái là việc coi trọng tin tức thương mại và phụ thuộc vào quảng cáo để tăng thu nhập đã khiến cho độ tin cậy của các bài báo giảm xuống, sự tin cậy của người đọc đối với báo chí bị ảnh hưởng
3.1.1.3. Xu hướng báo chí đa phương tiện
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng internet đã tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội của con người và ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của báo chí. Trước đó, các loại hình báo chí truyền thông như báo in, báo ảnh, báo hình,… phát triển tương đối độc lập, mỗi loại hình có những ưu thế riêng không bị lấn lát. Nhưng internert ra đời đã kéo theo sự xuất hiện của báo mạng, thông tin được cung cấp cho công chúng theo hình thứ đa phương tiện sinh động, hấp dẫn hơn và đang là sự lựa chọn của người đọc, đặc biệt là giới trẻ.
61
Truyền thông đa phương tiện là sự kết hợp ngôn ngữ viết, ảnh, video, âm thanh, thiết kế đồ họa và các phương thức tương tác khác trên trang web nhằm truyền tải một câu chuyện, một vấn đề một cách đa diện, mỗi hình thức thể hiện góp phần tạo nên câu chuyện đầy đủ thông tin nhất. Đối với ngành báo chí, đặc biệt là báo chí điện tử và các kênh truyền hình trực tuyến, truyền thông đa phương tiện là tương lai của sự phát triển
Hiện tại, báo chí Gia Lai cũng đang cập nhật theo xu hướng này với những kênh mới được lập ra. Ngoài phát hành báo in, Báo Gia Lai còn xây dựng Báo Gia Lai điện tử (GiaLaiOnline) tại địa chỉ https://baogialai.com.vn; Đài Phát thanh – Truyền hình Gia Lai còn có trang thông tin điện tử tổng hợp (gialaitv.vn) tại địa chỉ: http://www.gialaitv.vn. Các trang web này đều có số lượng tương tác khá cao và ổn định. Điều này cho thấy xu hướng truyền thông đã phương tiện đã và đang có những ảnh hưởng không nhỏ đến báo chí hiện nay trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
3.1.1.4. Xu hướng “báo chí công dân”
Những năm gần đây, sự phát triển của các mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Zalo, Twitter,… đã hình thành nên xu hướng mới của báo chí là xu hướng “báo chí công dân”. Mạng xã hội là nơi mà mỗi cá nhân, mỗi tổ chức có thể nêu lên quan điểm, suy nghĩ, bài viết của mình và mọi người có thể vào thể hiện ý kiến của mình với bài viết đó, thông qua các nút like, bình luận và lượt chia sẻ. Đặc biệt, mạng xã hội là môi trường có khả năng thông tin nhanh chóng những sự việc vừa xảy ra, đưa ra cái nhìn của bản thân mà không bị chi phối bởi ai. Công chúng không chỉ đóng vai trò là người tiếp nhận sản phẩm báo chí mà còn có thể tham gia vào quá trình sản xuất thông tin
Mặc dù “báo chí công dân” có khả năng đem đến những thông tin độc, hấp dẫn và khách quan ở một góc độ nào đó, nhưng những mặt trái mà nó đem lại
62
cũng ảnh hưởng rất lớn đến nền báo chí. Những thông tin này chưa được xác minh về độ tin cậy, một bộ phận thông tin chưa chính xác gây ra những phản ứng trái chiều của dư luận, ảnh hưởng đến tâm lý xã hội.
Sự kết hợp của các xu hướng trên đã tác động đến đội ngũ những người làm báo trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, bên cạnh những người làm báo chuyên nghiệp, có đầy đủ thẻ nhà báo thì cũng xuất hiện một bộ phận những người yêu thích viết lách, yêu thích nghề báo, cộng tác cho một số cơ quan báo chí hoặc làm việc trong các cơ quan báo chí nhưng không phải là biên chế chính thức hay làm hợp đồng và không có thẻ nhà báo. QLNN về báo chí trên địa bàn tỉnh sẽ gặp phải những vấn đề cần phải giải quyết đối với mỗi đối tượng khác nhau, với những cơ chế, chính sách và chế độ khác nhau. Xu hướng này tạo ra sự linh động trong quá trình QLNN về báo chí đối với các cơ quan quản lý
3.1.2. Những vấn đề đặt ra đối với quản lý nhà nước về báo chí
QLNN về báo chí phải đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được tiếp cận thông tin. Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được tiếp cận thông tin, quyền sáng tác tác phẩm báo chí, cung cấp thông tin trên báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, tiếp cận thông tin trên báo chí… quyền tiếp cận thông tin của nhân dân được quy định rộng rãi hơn. Đặc biệt, khi sự phát triển của mạng xã hội, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tiếp cận thông tin được thể hiện một cách mạnh mẽ hơn. Các thông tin được đăng lên dưới nhiều hình thức như hình ảnh, bài viết, video,…với nhiều nội dung khác nhau. Bên cạnh những thông tin đúng đắn, cập nhật tình hình nhanh chóng thì cũng xuất hiện những thông tin giả, sai sự thật… Phần lớn những tin giả này xuất phát từ những người lợi dụng tự do ngôn luận để lan truyền thông tin sai trái, thất thiệt, tác động tiêu cực đến dư luận xã hội và an
63
ninh truyền thông. Điều này, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ trong vấn đề tự do ngôn luận, tư do báo chí và cập nhật thông tin.
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động báo chí và quản lý báo chí. Sự phát triển của khoa học - kỹ thuật đã mở ra vô vàn thời cơ cũng như thách thức đối với báo chí. Giữa môi trường truyền thông hiện đại, phóng viên được thỏa sức sáng tạo những sản phẩm truyền thông mới, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung. Những sản phẩm báo chí đa phương tiện ra đời, khác với những bài báo chỉ gồm chữ viết và ảnh minh họa đơn thuần, giờ đây tác phẩm báo chí bao gồm cả chữ viết, video, ảnh động, file âm thanh, đồ họa được thiết kế theo phương thức hoàn toàn mới. Thông tin về các sự kiện ngập tràn internet và mọi người đều có cơ hội tiếp cận nguồn tin tức khổng lồ, hầu hết đều miễn phí. Trong bối cảnh internet, mạng xã hội có sức ảnh hưởng sâu rộng, giúp người dùng kết nối với nhiều nguồn tin, báo chí không còn là phương tiện truyền thông độc quyền mà bị đặt vào thế cạnh tranh, khi vừa phải bảo đảm tốc độ đưa tin, vừa phải khẳng định sự đáng tin cậy của mình đối với công chúng.
Để trở thành kênh thông tin được lựa chọn, tạo được sức cạnh tranh mạnh mẽ đối với mạng xã hội, với vô vàn tin giả, tin chưa được kiểm chứng, báo chí phải có giá trị thông tin, thông tin được xác minh, kiểm chứng và toàn cảnh. Như vậy, cơ quan báo chí phải đi đầu và có trách nhiệm cung cấp thông tin nhanh nhạy, trung thực, chính xác để có thể cạnh tranh với mạng xã hội về tính pháp lý, độ tin cậy của thông tin. Hơn lúc nào hết, cơ quan báo chí và đội ngũ người làm báo trên địa bàn tỉnh Gia Lai cần nỗ lực không ngừng để cập nhật kiến thức làm báo trong thời đại công nghiệp 4.0, sẵn sàng đón nhận thách thức, đồng hành cùng xu thế, để lớn mạnh và trưởng thành.
Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội diễn ra nhanh, nhiều hành vi vi phạm pháp luật ngày càng tinh vi, phức tạp, nguy hiểm, do đó, đòi hỏi công tác bảo vệ nhà
64
báo, phóng viên trong quá trình tác nghiệp cần phải được coi trọng và tăng cường, nhất là đối với các phóng viên, nhà báo thực hiện mảng đề tài phóng sự điều tra; bên cạnh đó, các phóng viên, nhà báo cũng cần phải thường xuyên học hỏi, nâng cao nghiệp vụ, kiến thức pháp luật và 10 Điều Quy định đạo đức người làm báo khi tác nghiệp.
3.2. Đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai