Thực hiện các hình thức xử phạt và thủ tục xử phạt vi phạm hành

Một phần của tài liệu xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường - từ thực tiễn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 58)

chính về ô nhiễm môi trƣờng

- Hình thức xử phạt chính bao gồm hình thức cảnh cáo và phạt tiền, số liệu thống kê cho thấy trong 05 năm qua huyện Tam Dương đã xử lý các hình thức cảnh cáo là chủ yếu. Huyện cũng đã áp dụng hình thức phạt tiền

52

đối với các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi lợn trong khu vực trong khu dân cư, vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

Trước tình trạng phức tạp và có chiều hướng đi xuống về chất lượng ô nhiễm môi trường, UBND huyện Tam Dương chỉ đạo các phòng chuyên môn, các xã, thị trấn huy động sự tham gia của các tổ chức, cộng đồng dân cư và gia đình, cá nhân vào công tác xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường. Trong đó, mỗi địa phương bố trí, phân công cán bộ chuyên trách làm công tác môi trường, đồng thời, quan tâm đến việc thu gom, xử lý rác thải, tránh tình trạng người dân vứt rác bừa bãi; chỉ đạo Phòng NN&PTNT huyện phối hợp với Sở NN&PTNT triển khai hỗ trợ xây dựng 660 hầm Biogas và hỗ trợ đệm lót sinh học cho hơn 1.000 hộ chăn nuôi gia cầm, góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở chăn nuôi, nhất là các gia trại đang phát triển trong các khu dân cư hiện nay…

Hoạt động thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường được tăng cường từ huyện tới địa phương. Trên huyện, các đơn vị trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường thường xuyên tiến hành thanh tra, xử lý vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường. Để khắc phục tình trạng ô nhiễm, nâng cao chất lượng môi trường, huyện Tam Dương tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai các quy định của Luật Bảo vệ môi trường; tổ chức thực hiện nghiêm nghị quyết của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường; chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án Bảo vệ môi trường huyện giai đoạn 2017-2021.

Để công tác xử lý vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường đạt hiệu quả, huyện đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước trong bảo vệ tài nguyên môi trường tới mọi tầng lớp nhân dân. Đồng thời, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn xây

53

dựng phương án bảo vệ tài nguyên môi trường phù hợp với thực tế địa phương; xây dựng và triển khai thực hiện tốt kế hoạch bảo vệ môi trường gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Rà soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; quản lý, thu gom, xử lý rác thải tại các lưới chắn rác; quản lý chất thải rắn khu vực nông thôn; chỉ đạo kiểm tra, xử lý các trường hợp lấn chiếm đất đai, tập kết chất thải, phế liệu nguyên vật liệu sản xuất không đúng quy định tại các địa phương. Hiện trên địa bàn đang duy trì 100% số thôn đều có nơi thu gom và xử lý rác thải tập trung; huyện đang nghiên cứu đầu tư xây dựng lò đốt rác bằng khí tự nhiên tại các xã chưa có lò đốt rác.

Cùng với đó, huyện đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường. Việc vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường trên địa bàn đã được kịp thời phát hiện, phối hợp xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm. Công tác xã hội hóa về ô nhiễm môi trường được đẩy mạnh với sự tham gia tích cực của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân. Đến nay, huyện đã thành lập 39 mô hình tổ thu gom rác thải tại địa bàn các xã. Các mô hình tổ tự quản bảo vệ môi trường được triển khai sâu rộng, bước đầu hoạt động hiệu quả thu hút sự tham gia tích cực của các tổ chức, đoàn thể và đông đảo nhân dân.

- Việc thực hiện hành vi liên quan đến thủ tục hành chính, hành vi vi phạm trực tiếp gây ô nhiễm môi trường và những hình thức phạt tiền buộc khắc phục hành vi vi phạm ô nhiễm môi trường ở huyện Tam Dương. Đối tượng bị điều chỉnh không bó hẹp trong phạm vi sản xuất, thương mại, dịch vụ mà mở rộng ra lĩnh vực tư vấn, dịch vụ môi trường. Theo đó, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền được quy định theo luật và nghị định thì thủ tục xử phạt đơn giản và phù hợp hơn do đó việc xử phạt được tiến hành nhanh và số vụ vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường được giảm thiểu đáng kể. Ngược lại khi khi các quy định ban hành không kịp thời, còn mâu thuẫn chồng chéo thì hiệu quả xử phạt sẽ giảm.

54

2.3. Đánh giá xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trƣờng tại huyện Tam Dƣơng

2.3.1. Kết quả đạt đƣợc

Trên cơ sở phân tích những thực trạng nêu trên, chúng ta thấy rằng công tác xử phạt vi phạm hành chính trong xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường đã thu được nhiều thành tựu đáng kể. Trong những năm qua việc thực hiện pháp luật về xử phạt ô nhiễm môi trường ở huyện Tam Dương đã đạt những kết quả khả quan rất đáng ghi nhận:

Số vụ vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường trong những năm qua có xu hướng giảm đi.

Các hành vi vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường tại huyện Tam Dương chủ yếu là xử lý hành chính chiếm tỉ lệ cao, chưa có trường hợp nào bị xử lý hình sự. Theo kết quả thống kê trong 05 năm qua các đợt thanh tra, kiểm tra về ô nhiễm môi trường tại huyện Tam Dương cho thấy những hành vi vi phạm ô nhiễm môi trường chủ yếu do: nước thải sinh hoạt của con người và nước thải của ngành chăn nuôi,...

Hàng năm, huyện đều tổ chức các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhân các sự kiện về môi trường như: Ngày Đa dạng sinh học, Ngày Môi trường thế giới, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, Ngày Đất ngập nước… đã huy động được hàng vạn lượt người tham gia hưởng ứng và đã đạt được những kết quả tích cực. Phòng Tài nguyên và Môi trường thường xuyên phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong thị trấn, xã triển khai các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường như tổ chức các lớp tập huấn, tổ chức lễ ra quân hưởng ứng các chiến dịch, các cuộc thi về bảo vệ môi trường, xây dựng các mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường…Kết quả, tỉnh hiện có 1 nhà máy xử lý rác thải tập trung công suất 150 tấn/ngày, đêm tại thị trấn Hợp Hòa. Đến nay, 100% xã, thị trấn có bãi rác

55

tập trung và có đội ngũ thu gom, xử lý rác thải với tần suất từ 2-3 lần/tuần, 100% xã, phường, thị trấn đã thành lập Ban Chỉ đạo vệ sinh môi trường và quản lý chất thải rắn.

Công tác phát hiện, xử lý vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường tại huyện Tam Dương được các cơ quan chức năng của huyện Tam Dương thực hiện tốt dựa trên những điều kiện sau:

Thứ nhất, thực hiện tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường. Nhằm cập nhật nhanh thông tin về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật trong vấn đề ô nhiễm môi trường tại các địa phương, cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp trên địa bàn huyện; đồng thời, thiết lập kênh tương tác giữa doanh nghiệp và người dân với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, hàng năm, UBND huyện Tam Dương đã tổ chức các hoạt ðộng tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhân các sự kiện về ô nhiễm môi trường; triển khai các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho các đối tượng là cán bộ chuyên môn của các hội và tổ chức đoàn thể, lãnh đạo xã, chủ doanh nghiệp, cán bộ địa chính của xã, phường, thị trấn; kết hợp với Đài phát thanh truyền hình huyện tuyên truyền, phổ biến về ô nhiễm môi trường thường xuyên.

Thứ hai, thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường ở nông thôn. Sau khi Đề án “Giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn” đưa vào triển khai thực hiện, đã có nhiều xã đạt tiêu chí về môi trường trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Đối với các làng nghề thì tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trên địa bàn huyện đang gia tăng song vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành và của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.

Thứ ba, xây dựng phong trào thi đua thường xuyên để bảo vệ môi trường, thành lập các tổ chức cộng đồng, đội tình nguyện xanh; các phong

56

trào xanh, sạch, đẹp được duy trì thường xuyên và triển khai rộng. Trên địa bàn huyện thành lập các tổ chức cộng đồng bảo vệ môi trường bao gồm các đoàn thể, các tổ chức chính trị – xã hội, trường học như: Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn, Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Đội thiếu niên, nhi đồng trong các trường học... Các tổ chức này được sự hướng dẫn thực hiện bảo vệ môi trường của các cơ quan quản lý nhà nước như: Phòng Tài nguyên và Môi trường, cũng như một số Hội khoa học, kỹ thuật. ở rất nhiều khu dân cư đã đưa nội dung bảo vệ môi trường vào tiêu chuẩn bình xét “gia đình văn hóa”. Hiện đã có ký kết phối hợp với 6 tổ chức chính trị - xã hội để cùng tham gia bảo vệ môi trường.

Thứ tư, điều tra đánh giá hiện trạng xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường, tích cực triển khai các đề án, đề tài cũng như áp dụng công nghệ mới để bảo vệ môi trường. Hàng năm, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành đo đạc đánh giá hiện trạng xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện, đánh giá tác động vi phạm ô nhiễm môi trường cho các dự án phát triển; tiến tới xây dựng, hệ thống hoá số liệu các chỉ tiêu môi trường nhằm phục vụ công tác kiểm soát, dự báo thiên tai và sự cố ô nhiễm môi trường. huyện ta đã xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường giai đoạn 2017–2020; từ đó làm cơ sở để quy hoạch mạng lưới quan trắc, định hướng phát triển bảo vệ môi trường, xây dựng các chương trình, dự án bảo vệ môi trường hàng năm.

Thứ năm, công tác xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường được tăng cường và dần đi vào nền nếp. Công tác này đã phát huy được kết quả rõ nét, phần lớn các doanh nghiệp đã tuân thủ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, ký cam kết ô nhiễm môi trường. UBND huyện đã ban hành một số quy định về ô nhiễm môi trường, vệ sinh đô thị, các chỉ thị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường nhân Tuần lễ quốc gia nước sạch - vệ sinh môi trường và Ngày Môi trường thế giới, Ngày làm cho thế giới sạch hơn.

57

Thứ sáu, công tác tổ chức chỉ đạo, đầu tư kinh phí, đào tạo cán bộ để nâng cao năng lực xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường từng bước được tăng cường. Cơ quan quản lý Nhà nước, tham mưu cho UBND huyện trong lĩnh vực quản lý và ô nhiễm môi trường là Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị; cấp xã có cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn phụ trách về quản lý môi trường, đất đai. Hàng năm, Phòng Tài nguyên và Môi trường tiến hành hàng chục đợt thanh, kiểm tra và kiểm tra thường xuyên về việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn huyện; tổ chức hàng chục lớp tập huấn kiến thức về bảo vệ môi trường cho cán bộ cấp huyện và cấp cơ sở. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ quản lý, ô nhiễm môi trường còn mỏng về lực lượng và hạn chế về năng lực, kinh nghiệm thực tế, đặc biệt là tuyến huyện, xã. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho việc thu gom, xử lý rác thải, nước thải, kiểm soát ô nhiễm còn rất bất cập. Các công nghệ tiên tiến về xử lý rác thải, nước thải, khí thải chưa có điều kiện áp dụng. Một số thị trấn, xã tự tổ chức được tổ dịch vụ thu gom rác thải, còn chủ yếu người dân vẫn đổ thải tự do tại các vùng nông thôn; rác thải khu vực nông thôn chưa có nơi chôn lấp đúng quy định. Các công trình lớn, các hoạt động đồng bộ về ô nhiễm môi trường nhằm giải quyết những bức xúc về vấn đề rác thải, nước thải, khí thải, nước sinh hoạt... còn trông chờ vào sự hỗ trợ kinh phí của các tổ chức quốc tế về môi trường và Tỉnh.

Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường ở huyện Tam Dương bước đầu hội nhập với công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của đất nước, góp một phần vào nỗ lực chung của toàn cầu. Tuy nhiên, để làm tốt công tác xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện trong tình hình mới, đòi hỏi cần phải nỗ lực rất lớn không những của ngành Tài nguyên và Môi trường, các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể, mà còn cần cả các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh và của từng người dân cùng tham gia thực hiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

58

2.3.2. Hạn chế, nguyên nhân hạn chế

2.3.2.1. Hạn chế

Thời gian qua, hệ thống chính sách, văn bản pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường đã được các cấp chính quyền của huyện Tam Dương ban hành. Tuy nhiên, thực tế triển khai thi hành còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập khiến cho công tác xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường ở huyện Tam Dương gặp nhiều khó khăn; cụ thể:

Thứ nhất, về tiến độ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về xử

phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường. Tiến độ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường còn chậm so với yêu cầu của thực tế. Nhiều khi Nghị định về hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường của Chính phủ đã có hiệu lực nhưng Phòng Tài nguyên và Môi trường lại chưa có thông tư hướng dẫn chi tiết, cụ thể, do đó việc đưa vào áp dụng địa phương còn bị hạn chế.

Thứ hai, về sự chồng chéo, bất cập của văn bản quy phạm pháp luật. Nhiều văn bản còn có sự chồng chéo về nội dung trong việc xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường giữa các Phòng, ngành ở địa phương; công tác quản lý đa dạng sinh học cũng đang có sự chồng chéo về chức năng giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Sở Tài nguyên và Môi trường; việc tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định hồ sơ cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước còn bị chậm do có sự quy định khác nhau về cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ.

Thứ ba, về tính hoàn thiện và đồng bộ trong hệ thống văn bản quy phạm

pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường.

Tiêu chuẩn môi trường đối với chất thải, đặc biệt là nước thải và khí thải chỉ áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh với quy mô lớn mà không phù hợp với các cơ sở sản xuất, kinh doanh với quy mô nhỏ và quy mô hộ gia đình trong các làng nghề hoặc nằm xen kẽ trong khu dân cư. Cho đến nay,

59

vẫn còn thiếu các quy định về việc quản lý, xử lý chất thải (nước thải, chất

Một phần của tài liệu xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường - từ thực tiễn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 58)