Tạo lập môi trường và điều kiện để thực hiện các biện pháp Tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với xúc tiến thương mại.

Một phần của tài liệu Phương hướng và những biện pháp chủ yếu thúc đẩy hoạt động xúc tiến trong hoạt động kinh doanh thương mại (Trang 31 - 35)

_ Tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với xúc tiến thương mại. + Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về xúc tiến thương mại. + Hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước về xúc tiến thương mại.

_ Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phuc vụ xúc tiến thương mại.

_ Nhà nước cần có quan điểm toàn diện hơn về xúc tiến thương mại nói chung và xúc tiến bán hàng nói riêng.

_ Cần hình thành quỹ xúc tiến thương mại và có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực xúc tiến.

_ Tổ chức các trung tâm xúc tiến thương mại ở những thị trường trọng điểm nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài.

_ Nhà nước cần tăng cường thực hiện chế độ kiểm tra chất lượng hàng hoá được sản xuất ở Việt Nam đang lưu thông trên thị trường.

_ Nhà nước cần có hình thức khen thưởng thích đáng những doanh nghiệp tích cực khai thác thị trường xuất khẩu đồng thời xử phạt nghiêm khắc những doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá không đủ tiêu chuẩn, làm ảnh hưởng đến uy tín của hàng hoá Việt Nam trên thị trường.

_ Nhà nước cần có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế đẩy mạnh các xúc tiến bán hàng ở thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài.

_ Nhà nước cần mở rộng hợp tác quốc tế về xúc tiến thương mại cũng như tạo điều kiện cho các thương nhân nước ngoài đến Việt Nam tìm kiếm thị trường kinh doanh.

_ Nâng cao trách nhiệm và đặt hiệu quả của các tổ chức xúc tiến thương mại trong hiệu quả của sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Hoạt động xúc tiến trong kinh doanh thương mại là một nội dung quan trọng không thể thiếu được của marketing thương mại. Làm tốt các hoạt động quảng cáo, khuyến mại, hội chợ triển lãm, bán hàng cá nhân, quan hệ công chúng, doanh nghiệp mới có khả năng thu hút khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, qua đó, có điều kiện để mở rộng kinh doanh, phát triển kinh doanh.

Hiện nay, xúc tiến bán hàng của các doanh nghiệp thương mại đã và đang phát triển với tốc độ nhanh chóng cả về chất và về lượng. Xúc tiến bán hàng đã đóng góp một phần không nhỏ vào thành quả của các hoạt động thương mại của các doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng thoả mãn nhu cầu của khách hàng, làm tăng thu ngân sách, tạo ra công ăn việc làm cho xã hội,… Tuy nhiên, xúc tiến bán hàng còn nhiều hạn chế, thiếu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, công nghệ hỗ trợ cho xúc tiến bán hàng còn quá thô sơ, thiếu những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực xúc tiến… nếu các tồn tại trên được khắc phục, chắc chắn rằng trong thời gian tới xúc tiến bán hàng nói riêng và xúc tiến thương mại nói chung sẽ đạt được những bước tiến đáng kể, góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

DANH MỤC TÀI LỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế thương mại PGS. PTS Nguyễn Duy Bột PGS. PTS Đặng Đình Đào Trường ĐH KTQD 2. Giáo trình Marketing thương mại TS. Nguyễn Xuân Quang

Trường ĐH KTQD

3.Xúc tiến bán hàng trong kinh doanh TS. Nguyễn Thị Xuân Hương thương mại ở Viêt Nam Trường ĐH KTQD

4.Giáo trình quản trị doanh nghiệp PGS. PTS Hoàng Minh Đường thương mại PGS. PTS Nguyễn Thừa Lộc Trường ĐH KTQD

5. Tư vấn doanh nghiệp cho chính mình PhD. IR Ving Burstiner NXB Thanh Niên

Một phần của tài liệu Phương hướng và những biện pháp chủ yếu thúc đẩy hoạt động xúc tiến trong hoạt động kinh doanh thương mại (Trang 31 - 35)