Khi máy phát điện làm việc, từ trường của cực từ rôto Φ0 cắt dây quấn stato cảm ứng ra sức điện động E0 chậm pha so với từ thông Φ0 góc 900. Dây quấn stato nối với tải sẽ quay tạo nên dòng điện I cung cấp cho tải. Dòng điện I trong dây quấn stato tạo nên từ trường quay gọi là từ trường phần ứng Φ quay đồng bộ với từ trường của cực từ Φ0. Góc lệch pha giữa E0 và I do tính chất của tải quyết định.
Trường hợp tải thuần trở (hình 56a) góc lệch pha φ=0, E0 và I cùng pha. Dòng điện I sinh ta từ trường phần ứng Φ cùng pha với dòng điện. Tác dụng của từ trường phần ứng Φ lên từ trường cực từ Φ0 theo hướng ngang trục, làm méo từ trường cực từ, ta gọi là phản ứng phần ngang trục.
Trường hợp tải thuần cảm (hình 56b) góc lệch pha φ=900, dòng điện I sinh ra từ trường phần ứng Φ ngược chiều với Φ0 ta gọi là phản ứng phần ứng dọc trục khử từ, có tác dụng làm giảm từ trường tổng.
a b
c d
Hình 56. Phản ứng phần ứng của máy điện đồng bộ
Trường hợp tải thuần dung φ= - 900 (hình 56c) dòng điện sinh ta từ trường phần ứng Φ cùng chiều với Φ0, ta gọi là phản ứng phần ứng dọc trục trợ từ, có tác dụng làm tăng từ trường tổng. Trường hợp tải bất kỳ (hình 56d) ta phân tích dòng điện I làm 2 thành phần: Thành phần dọc trục Id= Isinφ và thành phần ngang trục Iq= Icosφ, dòng điện I sinh ta từ trường phần ứng vừa có tính chất ngang trục vừa có tính chất dọc trục trợ từ hoặc khử từ tùy theo tính chất của tải có tính chất điện cảm hoặc có tính chất điện dung.
2.4. Các đặc tính của máy phát điện đồng bộ2.4.1 Đặc tính ngoài của máy phát điện đồng bộ