TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH

Một phần của tài liệu 217566 (Trang 29 - 34)

3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM TRONG THỜ

3.6. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH

CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN.

- Chức năng quản lý đối với khu vực kinh tế tư nhân là xây dung, hoàn thiện khung pháp lý và ban hành các chính sách, cơ chế quản lý. Đồng thời, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân ở các bộ, ngành và UBND tỉnh, thành phố. Các cơ quan bảo vệ pháp luật chỉ kiểm tra, thanh tra khi doanh nghiệp tư nhân có những dấu hiệu vi phạm pháp luật.

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của MTTQ, các đoàn thể và các hiệp hội doanh nghiệp đối với việc phát triển kinh tế tư nhân.Xây dung tổ chức, cơ sở Đảng và các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, hội liên hiệp thanh niên trong các doanh nghiệp tư nhân có đủ điều kiện. Đồng thời đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng trong khu vực kinh tế tư nhân để nâng cao nhận thức chính trị, ý thức chấp hành pháp luật.

KẾT LUẬN

Trong 20 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta lãnh đạo, kinh tế tư nhân đã phát triển rộng khắp cả nước đã khẳng định một điều quan trọng, đó là thành phần không thể thiếu của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Kinh tế tư nhân đã nhah chóng góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất kinh doanh, giảI quyết việc làm, cảo thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách nhà nước, góp phần giảI pháng lực lượng sản xuất, thúc đảy phân công lao động xã hội. Đạt được kết quả trên là nhờ có đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng như sự hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng hơn nữa giữa các thành phần kinh tế, sự chỉ đạo thực hiện kiên trì của Chính phủ và các cấp ngành. Đồng thời do yêu cầu của cuộc sống, với tiềm năng to lớn, sự năng động và tinh thần doanh nghiệp vốn có vươn lên không cam chịu đói nghèo, hăng hái đầu tư vào sản xuất kinh doanh làm giàu cho bản thân, cộng đồng và xã hội.

Trong những năm qua, kinh tế tư nhân đã đat được những thành tựu nhất định nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém: quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ lạc hậu. Trònh độ quản lý thấp, hiệu quả và sức cạnh tranh yếu, ít đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, tập trung vào những ngành nghề đòi hỏi cần ít vốn, thời gian thu hồi vốn nhanh, tính hợp tác thấp. Một trong nhữngnguyên nhân quan trọng của những yếu kém là do quan điểm của Đảng về kinh tế tư nhân trong nhiều năm còn chữ được làm rõ, một số cơ chế, chính sách của Nhà nước còn chưa phù hợp với đặc điểm của kinh tế tư nhân, quản lý có phần buông lỏng và có nhiều sơ hở, hạn chế việc thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển đúng hướng.

Bản thân em qua bài viết này em tin tưởng rằng trong tương lai không xa khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta còn phát triển hơn nữa dưới sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng, sự quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Nhà nước khuyến khích, thúc đẩy khu vực kinh tế này phát triển một cách nhanh chóng và bền vững trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa kinh tế- xã hội – môi trường. Đặc biệt là sự kiện Việt Nam ra nhập WTO vào năm 2007 đã mở ra một cơ hội lớn thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ góp phần đưa Việt Nam thành một nước có nền kinh tế hùng mạnh có thể sánh vai với các cường quốc trên thế giới như Bác Hồ hằng mong đợi.

Một phần của tài liệu 217566 (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w