Tinh thần chống lễ giáo phong kiến, đề cao hạnh phúc cá nhân (đòi quyền tự do yêu đương)

Một phần của tài liệu bối cảnh lịch sử giai đoạn 1930 – 1945 và một số vấn đề văn hóa – xã hội tác động đến sự vận động, phát triển của văn học (Trang 26 - 28)

d. Trốn vào trụy lạc:

3.1.9.1. Tinh thần chống lễ giáo phong kiến, đề cao hạnh phúc cá nhân (đòi quyền tự do yêu đương)

(đòi quyền tự do yêu đương)

Bài tập: Tóm tắt và phân tích 1 tiểu thuyết để minh họa.

- Chống lễ giáo phong kiến

Ở Việt Nam lễ giáo phong kiến đã ngự trị trong đời sống xã hội hàng ngàn năm với biết bao những kỷ cương hà khắc.

Tự lực văn đoàn (đặc biệt là Nhất Linh và Khái Hưng) đã chĩa mũi nhọn đả kích vào lễ giáo của đại gia đình phong kiến.

Tác phẩm Nửa chừng xuân (Khái Hưng): nhân vật Mai đương đầu đấu tranh với lễ giáo phong kiến.

Tác phẩm Đoạn tuyệt (Nhất Linh): những thanh niên nam nữ đang đau khổ vì cuộc xung đột mới – cũ

- Đề cao hạnh phúc cá nhân

Bài tập: Sự đề cao hạnh phúc cá nhân được thể hiện như thế nào trong tiểu thuyết của TLVĐ ?

Quan niệm mới mẻ về hạnh phúc cá nhân, về tình yêu, xem đó là lẽ sống duy nhất của con người.

VD: Tình yêu "bất vong bất diệt" của Lan và Ngọc dưới bóng từ bi phật tổ (Hỗn bướm mơ tiên - Khái Hưng).

Tình yêu của nhân vật phải vượt qua bao nhiêu những ràng buộc, khắt khe nhưng họ luôn đấu tranh bảo vệ ạnh phúc của mình.

VD: Tình yêu "trong giây phút mà thành thiên thu" như Loan và Dũng ("Đoạn tuyệt” – Nhất Linh) Tình yêu mộc mạc thuỷ chung của Liên ("Gánh hàng hoa" - Nhất Linh và Khái Hưng).

- Cũng có những tình yêu "không còn có cái gì gọi là thiêng liêng nữa".

VD: Tình yêu của Tuyết trong “Đời mưa gió” (Nhất Linh và Khái Hưng)... Tình yêu của Trường trong "Bướm trắng” (Nhất Linh) thì độc đáo thành quái gở, độc ác.

3.1.9.2. Xu hướng bình dân

- TLVĐ phải chuyển hướng theo công chúng.

VD: Tác phẩm “Hai vẻ đẹp” (Nhất Linh), “Con đường sáng” (Hoàng Đạo), “Gia đình” (Khái Hưng)...

- “Xu hướng bình dân" của TLVĐ chỉ vươn lên được đến cái mức cải lương xã hội. “Nhưng em ạ, sao anh không nghĩ tới xã hội, đem hết nghị lực, tài trí ra làm việc cho đời. Rồi thỉnh thoảng hưởng một vài giờ thư nhàn mà tưởng nhớ tới em, mà yêu dấu cái hình ảnh dịu dàng của em, cái linh hồn cao thượng của em. Trời ơi! Anh sung sướng quá, anh trông thấy rõ rệt con đường tương lai sáng sủa của anh rồi. Đời anh từ nay thế nào rồi cũng đổi khác hẳn. Đời anh từ nay sẽ không riêng của anh nữa. Anh sẽ vì người khác, anh sẽ bỏ cái đời an nhàn phú quý mà dẫn thân vào một cuộc đời gió bụi. Anh đã trông thấy hiện ra trước mắt những sự cay cực lầm thăn đương đợi anh. Nhưng anh không ngại, vì có em”.

(Trích “Nửa chừng xuân” – Khái Hưng)

Một phần của tài liệu bối cảnh lịch sử giai đoạn 1930 – 1945 và một số vấn đề văn hóa – xã hội tác động đến sự vận động, phát triển của văn học (Trang 26 - 28)