Mạch ứng dụng IC số

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế mạch điện tử (Nghề Cơ điện tử Cao đẳng) (Trang 179 - 185)

Thực hiện mô phỏng một mạch giải mã 3 sang 8 như sau (Hình 5.61):

Hình 5.6.1

5.6.1. Lấy linh kiện và đặt thông số

Để thực hiện mô phỏng được mạch IC số ta phải tiến hành lấy đúng và đủ các IC số đã cho trong sơ đồ nguyên lý trong thư viện Pspice.

Lấy IC giải mã 74LS04, ta vào thư viện Pspice nhấn vào Place part nhập vào ô Part tên linh kiện sau đó nhấn OK (hình 5.62). Sau khi lấy đủ số lượng cổng IC 74LS04 thì ta tiến hành thay đổi thông số IC phù hợp với sơ đồ nguyên lý.

Hình 5.62

Lấy IC giải mã 74LS11, ta vào thư viện Pspice nhấn vào Place part nhập vào ô Part tên linh kiện sau đó nhấn OK (hình 5.63). Sau khi lấy đủ số lượng cổng IC 74LS011 thì ta tiến hành thay đổi thông số IC phù hợp với sơ đồ nguyên lý.

Lấy tín hiệu ngõ vào theo hình 5.64, sau đó nhấn OK.

Hình 5.64

5.6.2. Thiết lập thông số mô phỏng

- Thiết lập simulation settings như sau (Hình 5.65):

5.6.3. Kết quả

Kết quả mô phỏng như sau (Hình 5.66):

Hình 5.66

Lưu ý: Các mô hình hoá được xây dựng trong PSpice A/D không chỉ là các điện trở, điện cảm, điện dung mà còn có các mô hình sau:

Mô hình dây dẫn, bao gồm độ trễ, độ dội, tổn hao, tán xạ và tạp âm. Mô hình của cuộn dây từ phi tuyến, bao gồm độ bão hoà và từ trễ Sáu mô hình của transistor trường MOSFET

Mô hình của Transistor trường có cực điều khiển cách ly IGBT MOFET. Mô hình của các thành phần số với vào ra tương tự.

Chú ý: Ngoài ra ta còn tiến hành mô phỏng theo các bước sau Bước1: Thiết kế mạch bằng CAPTURE

Tạo một dự án Analog Or Mixed A/D Đưa vào các phần tử

Bước 2: Xác định kiểu mô phỏng Tạo tệp tin mô tả

Xác định kiểu phân tích: Một chiều, xoay chiều, quá độ, thời gian, tần số Chạy PSPICE

Bước3: Quan sát kết quả Thêm các đường đồ thị

Sử dụng con trỏ để phân tích dạng sóng Kiểm tra tệp tin đầu ra nếu cần

Lưu hoặc in ấn kết quả

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này đó chính là tính trực quan. Người dùng dễ dàng chuyển đổi từ sơ đồ mạch bình thường sang kiểu sơ đồ mạch dùng cho quá trình mô phỏng. Với những ưu điểm của giao diện đồ họa, phương pháp này giúp người dùng dễ dàng quan sát, xây dựng cũng như thiết lập các giá trị cho các thành phần cũng như xác định các kiểu mô phỏng và quan sát kết quả.

CÁC BÀI TẬP MỞ RỘNG, NÂNG CAO VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Gợi ý:

Xem phần bài học MĐ23-05.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI HỌC:

Dụng cụ, Trang thiết bị:

- Bảng, phấn bàn, ghế học tập. - Các sơ đồ mạch điện mẫu, thực tế. - PC, phần mềm chuyên dùng, Projector

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập bài 5:

Nội dung:

Vẽ được sơ đồ mạch điện đúng thông số và yêu cầu kỹ thuật. Thiết kế được sơ đồ mạch in.

Mô phỏng mạch điện bằng phần mềm.

Phân tích được dạng sóng điện áp, dòng điện vào và ra. Rèn luyện tính tư duy, sáng tạo và chủ động trong học tập.

Phương pháp:

Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm. Về kỹ năng: Đánh giá kỹ năng thực hành lắp ráp, mạch điện theo yêu cầu của bài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

[1] Mạch điện tử trong công nghiệp

Nguyễn Tấn Phước - NXB Tổng hợp TP. HCM, 2003

[2] Kĩ thuật điện tử 1 Lê Xuân Thế, Nguyễn Kim Giao - NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003

[3] Giáo trình kĩ thuật mạch điện tử

Đặng văn Chuyết - NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003.

[4] Điện tử công suất Nguyễn Bính - NXB Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội, 1996.

[5] Kĩ thuật điện tử Đỗ Xuân Thụ - NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005.

[6] Phân tích mạch tranzito Đỗ Thanh Hải, Nguyễn Xuân Mai - NXB Thống kê, Hà Nội,

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế mạch điện tử (Nghề Cơ điện tử Cao đẳng) (Trang 179 - 185)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)