Bức xạ và ion hóa (Phóng xạ)

Một phần của tài liệu Giáo trình An toàn lao động (Nghề Cơ điện tử Cao đẳng) (Trang 26 - 27)

4.3.1. Bức xạ

Mặt trời phát ra tia hồng ngoại, tử ngoại, tia tử ngoại phát ra hồ quang hàn, đúc, thép nung ở nhiệt độ cao

+ Tác hại: Người lao động có thể say nắng, giảm thị lực (do tia hồng ngoại), đau đầu giảm thị lực, bỏng do tia tử ngoại

+ Biện pháp phòng:

- Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ các nhân

- Tổ chức lao động làm việc và nghỉ ngơi hợp lý

4.3.2. Phóng xạ

Là dạng đặc biệt của bức xạ, tia phóng xạ được phát ra do sự biến đổi bên trong hạt nhân nguyên tử của một số nguyên tố và khả năng ion hóa vật chất.

Những nguyên tố đó gọi là nguyên tố phóng xạ. * Tác hại:

+ Nhiễm xạ cấp tính:

- Rối loạn chức năng thần kinh trung ương, gây ra nhức đầu chóng mặt buồn nôn cáu kỉnh chán ăn, buồn nôn … ;

- Da bị bỏng hoặc tấy đỏ do tia xạ chiếu vào;

- Cơ quan tạo máu bị tổn thương gây ra thiếu máu giảm khả năng chống bệnh nhiễm trùng;

- Gầy, sút cân suy nhược cơ thể dẫn đến tử vong. + Nhiễm xạ mãn tính:

26 - Rối loạn chức năng tạo máu;

- Suy sụp các cơ quan khác, gây đục nhân mắt, ung thư da, xương. * Biện pháp phòng chống phóng xạ ion hóa:

+ Biện pháp tổ chức nơi làm việc đề ra các nội quy: quy định chung, đánh dấu vận chuyển sử dụng người lao động;

+ Làm việc với nguồn xạ kín: thông gió bắt buộc thực hiện việc che chắn

tránh các hạt trước chùm tia, tăng khoảng cách an toàn giảm thời gian tiếp xúc phải có đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động bảo vệ

+ Làm việc với nguồn xạ hở: tránh chất xạ vào cơ thể đối với những công nhân khai thác quặng phóng xạ công nhân luyện kim có chất phóng xạ, quốc phòng, sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân tổ chức thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi hợp lý tự biết ngăn cách, kiểm tra sức khỏe khi tiếp xúc với chất xạ, tổ chức tẩy xạ kịp thời .

Một phần của tài liệu Giáo trình An toàn lao động (Nghề Cơ điện tử Cao đẳng) (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)