Phân tích chiến lược phát triển của CTCP Viễn Thông FPT

Một phần của tài liệu Phân tích cơ bản CTCP viễn thông FPT được niêm yết trên sàn UPCOM (Trang 33)

Lịch sử phát triển:

- Ngày 31/1/1997, thành lập Trung tâm Dữ liệu trực tuyến FPT (FPT Online Exchange – FOX)

- Năm 2001, ra mắt trang báo điện tử đầu tiên tại Việt Nam – VnExpress.net - Năm 2002, trở thành nhà cung cấp kết nối Internet IXP

- Năm 2005, chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) - Năm 2007, FPT Telecom bắt đầu mở rộng hoạt động trên phạm vi toàn quốc,

được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông liên tỉnh và cổng kết nối quốc tế. Đặc biệt, FPT Telecom đã trở thành thành viên chính thức của Liên minh AAG (Asia America Gateway) – Nhóm các công ty viễn thông hai bên bờ Thái Bình Dương)

- Năm 2008, trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet cáp quang băng thông rộng (FTTH) đầu tiên tại Việt Nam và chính thức có đường kết nối quốc tế từ Việt Nam đi Hồng Kong

- Năm 2009, đạt mốc doanh thu 100 triệu đô la Mỹ và mở rộng thị trường sang các nước lân cận như Campuchia.

- Năm 2012, hoàn thiện tuyến trục Bắc – Nam với tổng chiều dài 4000km đi qua 30 tỉnh thành.

- Năm 2014, tham gia cung cấp dịch vụ truyền hình IPTV với thương hiệu Truyền hình FPT

- Năm 2015, FPT Telecom có mặt tại 59 tỉnh thành trên cả nước với gần 200 VPGD, chính thức được cấp phép kinh doanh tại Myanmar, đạt doanh thu hơn 5.500 tỷ đồng và là một trong những đơn vị dẫn đầu trong triển khai chuyển đổi giao thức liên mạng Ipv6.

- Năm 2016, khai trương Trung tâm Dữ liệu FPT Telecom mở rộng với quy mô lớn nhất miền Nam. Được cáp phép triển khai thử nghiệm mạng 4G tại Việt Nam. Đồng thời là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng Digi – tại Trans – formers of the Year của IDC năm 2016. Doanh thu của FPT Telecom đạt 6.666 tỷ đồng.

- Năm 2017, ra mắt gói dịch vụ Internet tốc độ nhanh nhất tại Việt Nam Soc – 1Gbps cũng như phiên bản nâng cấp hệ thống Ftv Lucas Onca của Truyền hình FPT. Năm 2017, FPT Telecom cũng vinh dự lọt Top Doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn nhất đến Internet Việt Nam. Doanh thu thuần năm 2017 của Công ty đạt gần 7.562 tỷ đồng.

- Năm 2018, hoàn thành quang hóa trên phạm vi toàn quốc. Ra mắt Voice Remote của FPT Play Box, đặt chân vào lĩnh vực thanh toán Online. Doanh thu đạt 8.822 tỷ đồng.

- Năm 2019, năm đầu tiên áp dụng OKRs đẩy mạnh năng suất làm việc và phát triển con số kinh doanh. Ra mắt hàng loạt các sản phẩm, dịch vụ nổi bật: FPT Camera, iHome, …

- Năm 2020, ra mắt hàng loạt sản phẩm dịch vụ mới như Ví điện tử Foxpay, F.Safe, F.Work, F.Drive, Bộ giải mã truyền hình FPT TV 4K FX6, chương trình Khách hàng thân thiết Fox.Gold cùng nhiều giải pháp Online để hỗ trợ mùa dịch Covid như Đăng ký Online, Giới thiệu Bạn bè, Hỗ trợ Bảo trì Online,…

Nguồn nhân lực của CTCP Viễn thông FPT

- Hiện ban lãnh đạo của Công ty FPT bao gồm:

Tên Chức vụ

Ông Hoàng Nam Tiến CTHĐQT

Ông Trương Gia Bình TVHĐQT

Bà Lê Ngọc Diệp TVHĐQT

Ông Phạm Công Minh TVHĐQT

Bà Chu Thị Thanh Hà TVHĐQT/GĐ CNTT

Ông Nguyễn Văn Khoa TVHĐQT

Ông Hoàng Việt Anh TGĐ

Bà Vũ Thị Mai Hương Phó TGĐ

Ông Nguyễn Hoàng Linh Phó TGĐ

Ông Chu Hùng Thắng Phó TGĐ

Bà Đỗ Thị Hương KTT

Ông Nguyễn Lương Tâm TBKS

Ông Đỗ Xuân Phúc Thành viên BKS

Ông Phan Phương Đạt Thành viên BKS

- Sau 25 năm hoạt động, FPT Telecom đã có hơn 9.500 nhân viên chính thức với gần 316 văn phòng điểm giao dịch thuộc gần 90 chi nhánh tại 61 tỉnh thành. Trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên: Xuất phát từ đặc thù ngành nghề kinh doanh nên trình độ chuyên môn của CBCNV được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau: từ công nhân kỹ thuật... đến Cao đẳng, Đại học và trên Đại học. Tùy thuộc vào vị trí công việc đòi hỏi trình độ và năng lực cán bộ, CNV Công ty sắp xếp bố trí nhân sự phù hợp; Đối với cán bộ quản lý từ Trưởng, Phó Phòng Ban phải có trình độ đại học, có chuyên môn nghiệp vụ tốt, có kỹ năng quản lý và điều hành, đồng thời nắm vững các quy định của pháp luật về các lĩnh vực

có liên quan… Bên cạnh đó, với lợi thế nguồn nhân lực trẻ, độ tuổi trung bình dưới 30 tuổi, trình độ nguồn nhân lực cao, 86,77% nhân viên có bằng đại học trở lên. Tỷ trọng cán bộ kỹ thuật công nghệ chiếm 20%, trong đó số các cán bộ kỹ thuật công nghệ có chứng chỉ, bằng cấp quốc tế chiếm 15%.

- Đội ngũ nhân sự kỹ thuật cao là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của công ty. 100% nhân sự kỹ thuật của FPT Telecom được đào tạo tại các trường Đại học uy tín trong lĩnh vực công nghệ, cùng nhiều chuyên gia có kinh nghiệm làm việc nhiều năm tại các công ty công nghệ hàng đầu như: Microsoft, Oracle, SUN, Cisco, Juniper, Sonic Wall, DELL, HP và đạt các chứng chỉ quốc tế cao cấp.

- Trong lĩnh vực tích hợp hệ thống, Công ty đã hợp tác với các đối tác công nghệ như Cisco, Juniper, Dell, HP, IBM, Microsoft, Vmware trong nhiều năm và đã triển khai thành công nhiều dự án lớn trong và ngoài nước, cũng như cùng các đối tác tổ chức các khóa đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nhân sự. Qua đó, đội ngũ nhân sự của FPT Telecom đã tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý giá và đạt được nhiều chứng chỉ chuyên môn giá trị như Cisco CCNA, CCSP, CCNP, CCIE, VMWare VSP, VTSP, VCP, Juniper JNCIP, JNCIE, Microsoft MCITP, MCSA, MCSE, Linux +, McAfee, AWS CSA. Nhiều cán bộ của FPT Telecom đã giành được những chứng chỉ quốc tế như CCNA, CCNP, CCIE về mạng của CISCO, các chứng chỉ quốc tế về các thế hệ máy chủ MINI RS/6000, AS/400, SUN, HP

- Công ty luôn dành sự quan tâm và đầu tư trong việc thu hút, giữ chân nhân tài là các chuyên gia công nghệ và viễn thông hàng đầu. FPT Telecom có những chuyên gia số 1 Việt Nam chuyên sâu về các lĩnh vực công nghệ mạng, viễn thông và quản trị hệ thống trong đội ngũ của công ty. Vì vậy mà FPT Telecom sở hữu một đội ngũ nhân lực trẻ đầy nhiệt huyết, làm việc có trách nhiệm với sự quản lý của ban lãnh đạo, công ty gặt hái được nhiều thành công, mở rộng được thị trường kinh doanh của mình không những trong nước mà còn mở rộng ra thị tường nước ngoài.

Nguồn lực tài chính:

Năm 2021, lợi nhuận công ty tăng trưởng 15% lên hơn 1.900 tỷ đồng. doanh thu thuần đạt hơn 3.455 tỷ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2020, chủ yếu từ mảng cung cấp dịch vụ. Lợi nhuận gộp thu về hơn 1.617 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tốn hết hơn 1.000 tỷ đồng. Kết quả cả quý, FPT Telecom lãi sau thuế gần 490 tỷ đồng.

Về tình hình tài chính, tổng tài sản của FPT Telecom vượt hơn 21.000 tỷ đồng, tăng 5.000 tỷ so với đầu năm 2021. Trong đó chiếm hơn một nửa là tiền gửi ngân hàng 11.300 tỷ, tăng 4.700 tỷ đồng. Bên cạnh đó doanh nghiệp đang ghi nhận 419 tỷ đồng nợ xấu.

- Tình hình đi vay nợ tài chính của công ty cũng đẩy mạnh khi vay tổng cộng hơn 9.750 tỷ đồng, phần lớn là vay ngắn hạn, tăng 69% so với ngày đầu năm. - Vốn chủ sở hữu tại cuối kỳ xấp xỉ 6.290 tỷ đồng, trong đó vốn góp là 3.283 tỷ,

lợi nhuận sau thuế chưa phân phối gần 1.822 tỷ đồng.

Khách hàng và nhà cung cấp:

Khách hàng:

Khách hàng FPT Telecom chia thành nhóm theo mức độ nhu cầu sử dụng sau: Cá nhân, hộ gia đình; Doanh nghiệp, tổ chức, quán Net, địa điểm công cộng. Với đối tượng khách hàng khác nhau, FPT Telecom lại có mức giá, sách giá chiến lược khác FPT Telecom không “trộn lẫn” đối tượng khách hàng khác với chung loại sản phẩm, mà với từng đối tượng khách hàng, FPT lại có danh mục sản phẩm dành riêng cho họ. Với mỗi nhóm khách hàng, áp lực đăt lên cho FPT Telecom là cần phải cung cấp đa dạng lựa chọn gói cước với mức giá phù hợp với từng nhóm khách hàng. Có thể thấy nhóm khách hàng hộ gia đình lựa chọn gói cước có tốc độ trung bình, họ lại nhóm khách hàng nhạy cảm giá, ưa dùng gói cước có mức giá thấp. Hay gói cưới có tốc độ đường truyền cao mức giá vừa phải phù hợp với tổ chức, doanh nghiệp nhỏ cửa hàng có diện tích không lớn. Vì vậy, FPT Telecom cần phải nắm rõ đặc điểm nhóm khách hàng để đa dạng hóa danh mục sản phẩm, tăng lựa chọn cho khách hàng. Bên cạnh nhóm khách hàng cá nhân, hộ gia đình hay doanh nghiệp, tổ chức, ngày nay, mạng Internet phủ sóng khắp nơi, công viên, khu vui chơi, thậm chí địa điểm tham quan hay thành phố có xu hướng phủ sóng wifi cho người dân và những khách tham quan. Chính vì thế, FPT Telecom đã không ngừng nỗ lực đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng.

Nhà cung cấp (Đối tác):

Việc hợp tác cung cấp dịch vụ Internet với đối tác nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khu vực FPT Telecom tăng trưởng ấn tượng. Theo đó, đơn vị tiến hành hợp tác

toàn diện với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn, từ việc trao đổi, mua bán băng thông đến hợp tác để cung cấp dịch vụ kết nối trọn gói (one-stop shop) cho khách hàng doanh nghiệp đa quốc gia. Theo báo cáo thường niên của FPT, FPT Telecom hợp tác với gần 100 nhà cung ứng khách hàng Với phương châm “Mọi dịch vụ kết nối”, FPT Telecom không ngừng nghiên cứu triển khai tích hợp ngày càng nhiều dịch vụ giá trị gia tăng đường truyền Internet nhằm đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng sử dụng. Đồng thời, việc đẩy mạnh hợp tác với đối tác viễn thông lớn trên thế giới giới, xây dựng tuyến cáp quang quốc tế triển khai mạnh mẽ để đưa dịch vụ tiếp cận với thị trường toàn cầu, nâng cao vị thế FPT Telecom nói riêng nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Việt Nam nói chung.

Cụ thể, FPT Telecom có các nhà cung cấp sau:

 Công ty TNHH Hạ tầng Viễn thông Miền Bắc (TIN) – đối tác trực tiếp, đối tác độc quyền hoạt động chuyên nghiệp tại lĩnh vực kỹ thuật viễn thông

 FPT Telecom khu vực Miền Bắc Miền Trung: – Triển khai, bảo trì, chuyển địa điểm mạng lưới internet tốc độ cao – Nâng cấp chuyển đổi công nghệ cáp quang mới, hiện đại (FTTH new) từ hạ tầng công nghệ cáp đồng (ADSL) lạc hậu

 Nhà cung cấp thiết bị Công ty cổ phần công nghệ cáp quang TFP: Cung cấp cáp quang phục vụ việc kết nối Internet. Ngoài FPT Telecom, TFP cung cấp dây cáp mạng cho VNPT, Viettel. Do vậy áp lực mà nhà cung cấp tác động tới FPT là: Đòi hỏi giá, giảm chất lượng sản phẩm, cắt giảm ngừng cung ứng sản phẩm

 Công ty TNHH MTV DV Viễn thông Phương Nam (PNC Telecom): PNC Telecom là đối tác độc quyền triển khai sản phẩm, dịch vụ của FPT Telecom, bao gồm:

+ Internet băng rộng: ADSL/VDSL, Tripleplay, FTTH

+ Các dịch vụ giá trị gia tăng Internet: Truyền hình cáp (PAY TV), …

Với phương châm “Không ngừng vươn xa”, PNC Telecom không ngừng nâng cao chất lượng đường truyền Internet nhằm đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng sử dụng. Đồng thời, việc đẩy mạnh nâng cấp sở hạ tầng viễn thông FPT Telecom hướng triển khai mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng, nâng cao vị thế PNC Telecom nói riêng FPT Telecom nói chung.

 Microsoft Việt Nam, Viễn thông Quốc tế FPT (FTI) thành viên FPT Telecom, hoạt động lĩnh vực công nghệ thông tin viễn thông, nhà cung cấp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực Dữ liệu trực tuyến, Với doanh nghiệp, Kênh thuê riêng nhằm kết nối mạng mang lại cho khách hàng Việt Nam cơ hội sử dụng gói giải pháp kết nối toàn cầu chất lượng cao, ổn định. FTI chính thức trở thành đối tác hãng Microsoft với chương trình mang tên CSP (Cloud Solution Provider – Nhà cung cấp dịch vụ đám mây) Việt Nam. FTI tiếp nhận thông tin dịch vụ, quản trị, toán hỗ trợ xử lý kỹ thuật suốt 24/7 nhằm phục vụ khách hàng cách nhanh chóng hiệu quả, với đội ngũ chuyên gia “ứng cứu” đạt chứng quốc

tế. Theo đó, FTI nhà cung cấp dịch vụ đám mây trực tiếp cung cấp dịch vụ Cloud Microsoft gồm: Exchange Online, One Drive, Skype for Business, SharePoint, Yammer, Office 365, Azure, Microsoft Dynamics CRM … cho doanh nghiệp hoạt động đa dạng từ Windows, Windows phone, MAC OS, iOS, Android.

Tóm lại, FPT Telecom có quy mô là 1 công ty lớn uy tín, tuy nhiên để giảm áp lực nhà cung cấp tới FPT, FPT Telecom cần phải có cách thức như: Đa dạng hóa nhà cung cấp, kí kết hợp đồng rõ ràng có ràng buộc…

Chiến lược kinh doanh của FPT Telecom:

Công ty cổ phần viễn thông FPT xây dựng chiến lược và phát triển sản xuất kinh doanh theo các kế hoạch như:

- Kế hoạch đầu tư, phát triển công nghệ:

 Đầu tư ứng dụng công nghệ mới, nâng cấp trải nghiệm dịch vụ Internet là hướng phát triển nằm trong chiến lược gia tăng trải nghiệm khách hàng xuyên suốt 25 năm qua của FPT Telecom. Nhờ đó, FPT Telecom hiện có gần hàng triệu người dùng sử dụng dịch vụ Internet với 4 năm liên tiếp đạt danh hiệu “Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tiêu biểu về Chất lượng chăm sóc khách hàng băng thông rộng cố định”.

 Năm 2019 vừa qua, FPT Telecom trình làng sản phẩm công nghệ tiên tiến, thông minh mới mở màn cho hệ thống nhà thông minh FPT mang tên gọi FPT iHome - thiết bị cảnh báo đột nhập từ cửa. Chỉ sau 02 tháng ra mắt, hơn 1000 FPT iHome đã được Khách hàng mua về sử dụng.

 Trong tháng 8/2021, FPT Telecom đã cho ra mắt OnMeeting – giải pháp tích hợp giữa thiết bị phần cứng OnMeeting OMT-10 và ứng dụng họp trực tuyến đa nền tảng do FPT Telecom phát triển, trong bối cảnh nhu cầu học tập, làm việc trực tuyến tăng cao như hiện nay. Thiết bị phần cứng OnMeeting OMT-10 mà FPT Telecom cung cấp sở hữu nhiều tính năng thông minh như tự động chuyển khung hình sang hình ảnh người nói bằng thuật toán nhận diện khuôn mặt và vùng âm phát; camera góc rộng 122 độ có khả năng zoom xa 5x; công nghệ tự động tạo khung hình, giúp các cuộc họp video rõ ràng và thông minh hơn.

 Ngày 30/3/2022, FPT Telecom chính thức ra mắt gói LUX tích hợp công nghệ WI-FI 6 mới siêu tốc độ với độ ổn định cao và vùng phủ rộng cho không gian lớn đảm bảo nhiều người dùng truy cập cùng lúc. Gói LUX được nghiên cứu và thiết kế dựa trên nền tảng công nghệ mới WI-FI 6. So với công nghệ WI-FI 5 của dịch vụ Internet phổ biến trên thị trường Việt Nam, tốc độ tối đa của WI-FI 6 đạt 9,6 Gbp/giây, cao gấp tới 2,8 lần WI-FI 5, cho phép vùng phủ Internet được mở rộng, đpá ứng kết nối hơn 30 thiết bị cùng lúc trong khi vẫn giữ tốc độ cao. Nhờ đó, người dùng không cần phải đầu tư thêm thiết bị mở rộng sóng mà vẫn đảm bảo kết nối Internet ổn định trong nhiều không gian lớn như chung

cư, nhà cao tầng, biệt thự, cửa hàng, công ty, … Gói LUX đã góp phần nâng tầm trải nghiệm chất lượng dịch vụ Internet tại Việt Nam, là nền tảng thúc đẩy sự phát triển vượt bậc trong công nghệ, kỹ thuật, ... để giúp FPT Telecom tạo nên một môi trường cung cấp bền vững, sẵn sàng mở rộng để tiệm cận với xu hướng sử dụng và khai thác Internet của thế giới.

 Mới đây nhất, với mong muốn mang lại trải nghiệm vượt trội cho người chơi game trực tuyến, FPT Telecom chính thức thử nghiệm tính năng Ultra Fast từ

Một phần của tài liệu Phân tích cơ bản CTCP viễn thông FPT được niêm yết trên sàn UPCOM (Trang 33)