3. L.Barizy trong thư 11-4-1801 dẫn việc Nguyễn Ánh có mặt ở trận “Dung thi” (Đồng Thi, đồng Cây Cầy) tháng 11, 12 âl năm ngoái, “tay mang ống viễn kính”. Barizy lúc bấy giờ còn ở Gia Cây Cầy) tháng 11, 12 âl năm ngoái, “tay mang ống viễn kính”. Barizy lúc bấy giờ còn ở Gia
Định, mới vừa ra tù nhờ lệnh hoàng tử Cảnh trước khi chết (20-3-1801), không biết có được tin
đích xác không. Vì sau trận đồng Cây Cầy, Vân Sơn thuộc về quân Nguyễn, nhưng Thi Nại chưa bị phá, Nguyễn Ánh có bỏ hòn Nần lên bộ thám sát không? Cho nên chuyện lần này có vẻđáng tin hơn chuyện lần trước.
Còn địa điểm Vân Sơn theo lời tả của ĐNNTC, tỉnh Bình Định, mục “Vân Sơn giang” thì chắc là vùng Vân Hội, quận Tuy Phước (đã nói) chớ không phải gò Vân Sơn (có nhà ga cùng tên), gần Chà Bàn, nơi nổi tiếng nhờ Chế Lan Viên ngồi khóc dân Chàm.
4. Thư Barizy cho các ông Marquini, Letondal, 16-7-1801 (BAVH, Oct - Déc 1926, t. 401) kể trận
đánh lấy Huế, có nhắc trận Đà Nẵng hôm 8-3 lấy 30 voi, 84 đại bác, kho gạo, áo quần. So với số
súng và voi thu được với Thực lục ởđây, ta chắc 2 trận của 2 tài liệu chỉ là một.
Ngày 27-5-1801, binh thuyền Gia Định tới Quy Nhơn với 10.900 bộ binh, trên 27 ghe chiến và nhiều ghe trí súng1. Quân ở vài ngày, Ánh đưa mật thư bảo Võ Tánh lén bỏ thành chạy ra và đồng thời tuyên lệnh ban thưởng cho những người nào bắt được vua tôi Quang Toản. Ngày 3-6, quân Ánh rút đi sau khi đốt lửa ở núi Một báo tin cho Nguyễn Văn Thành ở Vân Sơn biết và để giã từ viên Phò mã Hậu quân, người anh hùng cuối cùng của Gia Định Tam kiệt. Ngày 7-6 quân đến Đà Nẵng, Ánh sai Nguyễn Văn Trương, Phạm Văn Nhân đem thuyền đi trước đến cửa Eo (Noãn khẩu, cửa Thuận An). Trận đánh Phú Xuân bắt đầu2
.
Tám giờ sáng ngày 11-6, thuỷ quân Nguyễn đến dàn trước mặt cửa sông Hương chia làm 2 đạo: các tàu và thuyền trí súng dưới quyền Phạm Văn Nhân hướng vào cửa Thuận An, 42 ghe chiến và 300 ghe nhỏ chở 15.000 bộ binh theo Nguyễn Ánh, Lê Văn Duyệt, Lê Chất nhằm vào cửa Tư Hiền (Tư Dung, hay nôm na, cửa Ông theo bản đồ của Barizy). Người giữ cửa là Phò mã Nguyễn Văn Trị đóng trên núi Quy Sơn (núi Linh Thái) với 10.000 người dựa thế hàng cọc gỗ đóng chặn bên bờ sông ngăn ghe thuyền địch.
Năm giờ sáng ngày 12, cuộc tấn công bắt đầu. Binh Tây Sơn trên núi cao bắn xuống rất dữ, các ghe thuyền lại mắc phải cọc chìm khá nhiều. Trận chiến kéo dài đến suốt ngày (từ Thìn tới Dậu): 7 giờ sáng tới 5 giờ chiều. Lê Văn Duyệt bàn với Lê
385
Chất rằng không đánh tập hậu không được. Đêm đến, ông đem 20 thuyền lén vượt bờ cát, trước sau ập lại, bắt được Nguyễn Văn Trị cách đồn độ 500 thước. Đô đốc Phan Văn Sách cùng 500 người phải hàng.
Trong lúc trận chiến tiếp diễn ở cửa sông thì trên Kinh thành một âm mưu nội tuyến của giáo đồ bị tiết lộ3
. Một người thợ mộc ở Phú Xuân đã lén thuyết phục Nguyễn Ánh rằng các giáo sĩ và giáo đồ có thể giúp ông được. Ông bèn gửi thư cho Giám mục (có lẽ Labartette) và các giáo sĩ báo tin quân ông đến và xin các ông này cầu nguyện cho. Lúc trở về người thợ mộc bị bắt và khai tất cả. Dưới sự thúc đẩy của Nội hầu Lê Văn Lợi (Barizy viết “Hoe Hanh Loi”: Lê Văn Lợi, hay “Noé haw Loée”: Nội hầu Lợi), một lệnh truyền tru diệt những người Thiên Chúa giáo trong vùng được tung ra ngày mồng 5 - 5 (tết Đoan Ngọ), nếu quân Nguyễn Ánh không vừa tới kịp4
.
Trong sông, quân Nguyễn gặp một số tàu trong 64 chiếc từ Bắc vào tiếp viện dưới quyền một viên Tư mã mà Barizy gọi là “Noe”. Hai mươi bảy thuyền có trí súng của Tây Sơn có mang cờ lụa đỏ tiến đến ngăn chặn đội thuyền Phấn Dực, chỉ trong phút chốc đã bị đánh thua chạy. Ba giờ chiều mồng ba tháng 5, ghe thuyền quân Nguyễn vào bến Phú Xuân5. Quang Toản vội vã mang vàng bạc, bỏ cả sắc ấn nhà Thanh lại để chạy cốt thoát lấy thân với em là Thái tể Quang Thiệu, Thái sư Quang Khánh cùng Đại tư mã Tứ, Đô đốc Trù. Ở lại hàng có Nội hầu Lê Văn Lợi, Trung thư lệnh Trần Văn Kỷ cùng các Phụng nghi, Thị lang bên văn, Đô đốc, Đô tư bên võ. Barizy đi thăm người bị bắt thấy có mặt mẹ Trần Quang Diệu, em vợ ông, vợ Vũ Văn Dũng với các con Ngọc Hân mà ông không tiếc lời khen ngợi vẻ mặt ưa nhìn cùng thái độ cứng cỏi của họ (đây là Quang Cương, Quang Tự, Quang Diệu của Thực lục).
Nghe tin quân Nguyễn đánh Phú Xuân, Trần Quang Diệu sai Tư khấu Định đem 5.000 quân vòng đường núi về cứu. Quân đi 12 ngày đường bị người Thượng ngăn trở, Định tới thì Phú Xuân đã mất liền đóng quân cách đấy nửa ngày đường, người ngựa mệt nhọc lăn ra ngủ. Lũ chăn trâu về báo, Nguyễn Ánh sai Lê Văn Duyệt, Lê Chất đem quân bản bộ tiến đánh thì bị vây ở vùng núi gần đó. May sao 4.000 quân hậu tập đến vừa kịp phá tan vòng vây. Định bỏ chạy chết trong rừng. Ba Đô đốc bị bắt, trong đó có Đại Đô đốc Lê Văn An mà tuổi trẻ và khí vũ hiên ngang khiến Nguyễn Ánh phải mến phục6
.
Ở Quy Nhơn, Trần Quang Diệu cũng lo công kích thành gắt gao. Võ Tánh đánh ra một lần cuối rồi tự đốt chết sau khi bảo Lưu thủ Nguyễn Văn Thanh đưa súng cho Trần Quang Diệu gởi gắm tướng sĩ. Như vậy Tây Sơn đã thanh toán xong đạo quân trong vòng vây để rồi phải lo phá vòng vây.
Trong nửa năm sau 1801, phía bắc không có gì đáng lo lắng cho Nguyễn Ánh. Ông đã sai Nguyễn Văn Trương đuổi theo vua tôi Quang Toản đến sông Gianh chận bắt 2.000 quân chạy trốn. Thế mà Tây Sơn còn ráng thắng một trận để chặn đường cho vua họ chạy thoát. Nguyên khi Tây Sơn đến Hoành Sơn, Trương sai Nguyễn Kế Nhuận đem 7.000 binh thuỷ bộ chận đánh. Đến núi Thần Đầu bị phục binh, Nhuận phải chạy bỏ quân chết quá nửa7. Viên hàng tướng Tây Sơn từ đất Gia Định nay bị Nguyễn Ánh kể tội đem ra giết chết.
386
1. Thư Barizy đã kể, danh xưng về các thuyền lộn xộn quá: galère, chaloupe canonnière, demi-canonnière rồi “ghequienne”! Chuyển tiếp viện này không thể lẫn với chuyến đầu năm do Trần