BỘ NGHỊCH LƯU DC/AC

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ, CHẾ TẠO VÀ KHẢO NGHIỆM BỘ BIẾN ĐỔI DCDC TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI CÔNG SUẤT 1100Wp (Trang 42 - 44)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PIN MẶT TRỜI

2.2.3BỘ NGHỊCH LƯU DC/AC

3. Các sự cố thường gặp với acquy và cách khắc phục

2.2.3BỘ NGHỊCH LƯU DC/AC

Sử dụng acquy (12V, 24V hay 48V hoặc cao hơn tuỳ thuộc vào cơng suất) Điện áp đầu ra có đặc tính giống như điện áp của lưới điện quốc gia: 220V, xoay chiều, tần số 50 Hz. Riêng phần dạng sóng điện đầu ra được trình bày sau bởi chúng tuỳ thuộc vào từng loại kích điện và nhu cầu sử dụng khác nhau.

b: Nguyên lý làm việc của kích điện

Biến đổi từ điện ắc quy một chiều sang điện xoay chiều 220V thông qua các transitor công suất và biến áp sắt từ ở tần số 50 Hz (bước biến đổi DC-AC, loại này có hai sơ đồ nguyên lý khác nhau: Một loại giống như hình bên phải và một loại giống như cầu H để tạo ra điện áp xoay chiều tại cuộn sơ cấp của biến áp sắt từ - do đó tại cuộn này thì biến áp chỉ có hai đầu dây.

Biến đổi điện theo hai bước: từ điện một chiều ắc quy ở mức thấp (12, 24, 36...VDC) sang điện một chiều ở mức điện áp cao (khoảng 310-350VDC) thông qua mạch dao động tần số cao và biến áp xung (bước biến đổi DC-DC), rồi từ điện một chiều điện áp cao điều tiết qua cầu H để thành điện xoay chiều 220VAC sử dụng trong dân dụng (tức bước biến đổi DC-AC).

c: Dạng sóng điện đầu ra

Hình 2.12 – dạng sóng điện đầu ra

Trên hình (2.12) có ba dạng sóng hình cơ bản thường thấy trong kích điện: Đường màu xanh (pure sine wave) là sóng hình sin (hay thường gọi là “sin chuẩn”); Đường màu màu vàng (square wave) là dạng sóng xung vng; Đường màu đỏ (modified sine wave) là mơ phỏng theo sóng sin. Về biên độ sóng, mức điện áp của sóng sin ở lưới điện 220V dân dụng tại đỉnh trên là 310V cịn dạng mơ phỏng sin

(modified sine wa sive) và loại xung vng (square wave) thì có mức điện áp thấp hơn.

d: Ảnh hưởng của dạng sóng khơng sin tới thiết bị tiêu thụ điện

Bởi dạng sóng điện đầu ra của các kích điện khơng hoàn toàn với dạng sóng của lưới điện dân dụng (tức hình sin) nên chúng có thể gây ảnh hưởng đến một số thiết bị sử dụng điện, một số thiết bị khác lại hoàn toàn khơng ảnh hưởng bởi dạng này.

Dạng sóng xung vng thường gây khó khăn cho sự hoạt động các thiết bị điện có tính chất cảm kháng chủ yếu là các động cơ điện (ở trong quạt điện, điều hoà, tủ lạnh, máy bơm nước…). Nếu như với sóng sin chuẩn, các động cơ điện hoạt động một cách “mượt mà” thì với dạng sóng xung, các động cơ thường làm hiệu suất kém hơn, phát tiếng kêu và có thể gây nóng hơn bình thường. Ngun nhân là do sự chuyển đổi mức điện áp của sóng vng khiến từ trường giữa các cuộn dây thay cũng thay đổi đột ngột, dẫn đến các roto (phần quay của động cơ) làm việc cũng có momen thay đổi đột ngột: tăng đột ngột (khi trạng thái từ 0V đến mức cực đại) hoặc hãm đột ngột (về mức 0V). Động cơ làm việc giống như động cơ bước và dẫn đến hiệu suất làm việc kém và các cuộn dây thường bị nóng. Tuỳ thuộc vào chất lượng và các đặc điểm riêng các động cơ điện mà có thể có ảnh hưởng sau:

Nếu động cơ có chất lượng khơng cao (định vị cuộn dây không chắc chắn, lõi sắt không chặt…), do sự biến thiên đột ngột giữa các mức điện áp nên cuộn dây và lõi thép không chặt sẽ bị rung, gây ồn.

Nếu roto có qn tính khơng lớn (đa số các quạt bàn, quạt cây đều nằm trong trường hợp này) thì chính bản thân các roto quay khơng đều (thời điểm điện áp xung cao thì roto có mơ men lớn – nhưng nó chưa kịp quay theo phù hợp thì mơ men đó bị ngắt bởi đến thời điểm điện áp xuống thấp, do quán tính thấp nên tốc độ quay lại giảm đi, rồi lại đến mức điện áp cao… Cứ như vậy liên tục nên roto quay một cách giật cục không đều như đối với dịng điện có dạng sin chuẩn (tuy nhiên điều này khơng nhìn được bằng mắt thường bởi sự quay giật cục đó xảy ra rất nhiều lần trong một giây).

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ, CHẾ TẠO VÀ KHẢO NGHIỆM BỘ BIẾN ĐỔI DCDC TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI CÔNG SUẤT 1100Wp (Trang 42 - 44)