Theo Luật Cán bộ, công chức 2008 (Sửa đổi, bổ sung 2019) về cán bộ, công chức xã, thị trấn thì nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã bao gồm nội dung cụ thể như sau:
1.2.1. Pháp luật về bầu cử
Hoạt động thực thi công vụ, nhiệm vụ của cán bộ luôn được tiếp cận ở trạng thái động thông qua việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cán bộ. Quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ cũng là quá trình nhiều biến động, vì vậy các quy định về điều kiện phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ về quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ (như bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá, hưu trí, khen thưởng, kỷ luật, xử lý trách nhiệm của cán bộ...) còn là cơ sở để lựa chọn, sử dụng cán bộ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định và đảm bảo cho cán bộ hoàn thành nhiệm vụ, phát huy được năng lực trong thực thi công vụ, nhiệm vụ cũng như loại bỏ những cán bộ không đáp ứng yêu cầu hay vi phạm pháp luật. Ví dụ như: để có căn cứ bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với cán bộ, cơ quan cơ quan có thẩm quyền phải dựa trên cơ sở công tác đánh giá cán bộ nhằm làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
1.2.2.Quyền và nghĩa vụ của cán bộ
Quyền và nghĩa vụ của cán bộ thể hiện ở hai góc độ, đó là quyền và nghĩa vụ với góc độ là công dân và góc độ là người được giao quyền lực chính trị, quyền lực công ở phạm vi nhất định. Quyền và nghĩa vụ của cán bộ cũng có thể được chia thành hai nhóm:
- Nhóm các quyền và nghĩa vụ chung đối với các cán bộ cũng như các
đối tượng khác làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước và tổ chức
hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Đó là các quyền như: quyền được hưởng lương; được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; quyền được khen thưởng… Hoặc như các nghĩa vụ chung như: phải trung thành với Tổ quốc; nghĩa vụ tận tụy phục vụ nhân dân; nghĩa vụ chấp hành đúng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước…
1.2.3.Quy định về tiền lương
Theo đó, cán bộ nói chung và cán bộ cấp xã nói riêng vẫn tiếp tục hưởng lương theo hệ số và mức lương cơ sở mà không phải bằng số tiền cụ thể theo năng lực, vị trí việc làm đảm nhiệm như tinh thần cải cách tiền lương của Nghị quyết 27 năm 2018.
Cụ thể, công thức tính lương của cán bộ, công chức vẫn áp dụng: Mức lương = Hệ số x Lương cơ sở
Trong đó:
Hệ số vẫn thực hiện theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Mức lương cơ sở năm 2021 vẫn áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng. Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên dự kiến trong năm 2022, mức lương cơ sở cũng không tăng mà vẫn áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP.
1.2.4.Quy định về kỷ luật
Trường hợp cán bộ đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau: a - Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành; b- Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm mới.
Khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra.
Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính hoặc hình thức kỷ luật đảng thay cho hình thức kỷ luật hành chính; xử lý kỷ luật hành chính không thay cho truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi vi phạm đến mức bị xử lý hình sự.
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đã bị xử lý kỷ luật đảng thì hình thức kỷ luật hành chính phải bảo đảm ở mức độ tương xứng với kỷ luật đảng. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải xem xét, quyết định việc xử lý kỷ luật hành chính.
Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, tinh thần, danh dự, nhân phẩm trong quá trình xử lý kỷ luật.
Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm thì bị coi là tái phạm; ngoài thời hạn 24 tháng thì hành vi vi phạm đó được coi là vi phạm lần đầu nhưng được tính là tình tiết tăng nặng khi xem xét xử lý kỷ luật.
1.2.5. Quy đinh về thi đua khen thưởng
Đây là những quy định có ý nghĩa đảm bảo và khích lệ đội ngũ cán bộ
hoàn thành các nhiệm vụ được giao, thể hiện trách nhiệm, đãi ngộ của nhà
nước đối với đội ngũ cán bộ, đồng thời có biện pháp xử lý, kỷ luật nếu cán bộ
có vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, gây thiệt hại cho
Nhà nước, nhân dân. Cụ thể như: để đảm bảo cho cán bộ hoàn thành công vụ,
nhiệm vụ được giao, pháp luật quy định cán bộ được hưởng chế độ lương,
phụ cấp, bảo hiểm và các chế độ đãi ngộ tùy thuộc vào chức vụ, chức danh và
dưỡng (việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn, chức vụ, chức danh cán bộ, yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạch cán bộ); được đảm bảo về điều kiện làm việc như: công sở, nhà ở công vụ; trang thiết bị làm việc trong công sở; phương tiện đi lại để thi hành công vụ.
Hình thức khen thưởng phải phù hợp với đối tượng, chức năng, nhiệm vụ được giao của tập thể, cá nhân và thành tích đạt được.
2. Khen thưởng phải căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn và thành tích đạt được, không nhất thiết phải có hình thức khen thưởng mức thấp mới được khen thưởng mức cao hơn. Chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ và cá nhân là người trực tiếp lao động, sản xuất, học tập, công tác hoặc chiến đấu, phục vụ chiến đấu.
Không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được. Hình thức khen thưởng theo đợt, chuyên đề không tính làm điều kiện, tiêu chuẩn đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước.
Khi có nhiều cá nhân, tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn cá nhân nữ hoặc tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để xét khen thưởng. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến được giảm 1/3 thời gian so với quy định chung; trường hợp quy định tuổi nghỉ hưu cao hơn thì thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến được thực hiện theo quy định chung.
1.2.6.Công tác đào tạo, bồi dưỡng
Công tác đào tạo, bồi dưỡng là trình độ được đào tạo và bồi dưỡng qua
các trường lớp có văn bằng chuyên môn phù hợp với yêu cầu của công việc.
Trình độ chuyên môn đào tạo ứng với hệ thống văn bằng hiện nay và được
chia thành các trình độ như: sơ cấp; trung cấp; đại học và trên đại học. Tuy
nhiên, khi xem xét về trình độ chuyên môn của cán bộ cấp xã cần phải lưu ý
1.2.7.Công tác đánh gia xếp loại cán bộ
- Căn cứ vào kết quả đánh giá cán bộ được phân loại theo 01 trong 04 mức tương ứng với số điểm như sau:
+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Từ 90 - 100 điểm, trong đó không có tiêu chí đánh giá nào tổng điểm đánh giá 0 điểm (trừ tiêu chí về đề án, đề tài, sáng kiến...) và tổng điểm của tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao phải đạt từ 63 điểm trở lên;
Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định số lượng cán bộ, công chức, viên chức và hợp đồng lao động được xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” không vượt quá 20% số được xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” tương ứng với từng chức danh (đối với các đơn vị có dưới 05 người xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” thì chọn 01 người xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” nếu đủ điều kiện).
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ: Từ 75 - 89 điểm, trong đó không có tiêu chí đánh giá nào tổng điểm đánh giá 0 điểm (trừ tiêu chí đánh giá về đề án, đề tài, sáng kiến...) và tổng điểm của tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao phải đạt từ 50 điểm trở lên;
+ Hoàn thành nhiệm vụ: Từ 50 - 74 điểm;
+ Không hoàn thành nhiệm vụ: Dưới 50 điểm hoặc tổng điểm của tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao đạt dưới 30 điểm.
- Căn cứ vào từng tiêu chí và cả Bộ tiêu chí đánh giá, người tham gia tự xác định mức điểm chấm và tiến hành chấm điểm, nhưng số điểm chấm chỉ được làm lẻ đến 0,5 điểm và không được cao hơn mức điểm chuẩn (điểm tối đa) của tiêu chí đánh giá.
- Tổng điểm đánh giá của từng hội nghị là điểm trung bình cộng của
từng phiếu chấm điểm hợp lệ thu về cho từng tiêu chí đánh giá và cho cả Bộ
tiêu chí đánh giá. Tổng điểm đánh giá của các hội nghị là điểm trung bình cộng của tổng điểm đánh giá từng hội nghị.
- Trường hợp tổng điểm cá nhân tự chấm khác với tổng điểm đánh giá của từng hội nghị và tổng điểm đánh giá của các hội nghị, thì lấy điểm trung bình cộng của tổng điểm đánh giá của các Hội nghị và tổng điểm cá nhân tự chấm để làm cơ sở xem xét xếp loại. Trường hợp tổng điểm cá nhân tự chấm ở mức điểm cao hơn mức xếp loại cá nhân tự nhận, thì lấy mức xếp loại cá nhân tự nhận lamg cơ sở để xem xét xếp loại.
Ngoài các quy định có tính nguyên tắc, quy định khung về quản lý công chức sẽ được điều chỉnh bởi Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (Sửa đổi, bổ sung 2019); các quy định cụ thể được quy định trong những văn bản có hiệu lực pháp lý thấp hơn để quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật về các nội dung quản lý công chức cấp xã. Có thể có một văn bản pháp luật quy định nhiều lĩnh vực về quản lý công chức cấp xã như: Nghị quyết Trung ương 5 về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở xã, phường, thị trấn đã đặt ra nhiệm vụ phải chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ Chính sách với cán bộ cơ sở ngày 13 tháng 11 năm 2018 Quốc hội khóa 12 ban hành luật cán bộ, công chức Luật đã hiểu rõ những đối tượng là cán bộ xã, cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã quy định rõ các nội dung liên quan đến cán bộ xã như: quyền, nghĩa vụ, bầu cử, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đánh giá phân loại. Bên cạnh đó Hiến pháp 2013 và luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 cùng các văn bản hướng dẫn đã tạo cơ sở pháp lý để từng bước xây dựng kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức xã trong đó có cán bộ xã. Trong quá trình triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý công cán bộ xã, theo thẩm quyền của mình, các bộ, ban, ngành Trung ương hoặc Ủy ban nhân dân các cấp... cũng cụ thể hóa thành các văn bản hướng dẫn thực hiện hoặc có những quy định chi tiết, phù
hợp hơn với đặc điểm, tình hình của từng cơ quan, đơn vị. Từ đó tạo thành hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý cán bộ xã.[11,13,14]
1.3.Vai trò của pháp luật về quản lý cán bộ xã
Việt Nam đang tiến hành công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Một trong những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền đó là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, trong đó Hiến pháp là tối thượng, các văn bản luật, dưới luật không được trái với Hiến pháp. Pháp luật về quản lý về cán bộ nói chung và pháp luật về quản lý cán bộ xã nói riêng giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam.[11]
Vai trò của pháp luật về quản lý cán bộ xã có thể đánh giá ở một số khía cạnh như sau:
Thứ nhất, pháp luật về quản lý cán bộ xã là thể chế hóa các quan điểm của Đảng về tổ chức bộ máy, quản lý con người, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động chính quyền xã.
Vai trò này trước hết cũng xuất phát từ vai trò của pháp luật nói chung. Xét trên phương diện chung nhất, pháp luật là công cụ để cụ thể hóa đường lối chủ trương của Đảng, bảo đảm cho sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng; là phương tiện để nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội; là công cụ để nhân dân phát huy dân chủ và quyền làm chủ, thực hành quyền và trách nhiệm của mình.
Thứ hai, pháp luật về quản lý cán bộ xã là phương tiện quan trọng trong tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước ở cấp cơ sở.
Để bộ máy đó hoạt động có hiệu quả đòi hỏi phải xác định đúng chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, đơn vị mình; phải xác lập được
một cách đúng đắn và hợp lý mối quan hệ giữa chúng, phải có những phương
pháp và hình thức tổ chức và hoạt động phù hợp để tạo thành một cơ chế
điều đó chỉ có thể thực hiện được khi dựa trên cơ sở những nguyên tắc và quy định cụ thể của pháp luật. Thực tế Việt Nam những năm qua cho thấy khi chưa có một hệ thống pháp luật về quản lý cán bộ xã đầy đủ, đồng bộ, thống nhât và chính xác để làm cơ sở cho việc củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước, thì dễ dẫn đến tình trạng trùng lặp, chồng chéo, thực hiện không đúng chức năng, thẩm quyền của chính quyền cơ sở, bộ máy dễ sinh ra cồng kềnh và kém hiệu quả.
Quản lý nhà nước là lĩnh vực phạm vi hoạt động rất rộng, bao gồm nhiều mối quan hệ cần điều chỉnh, trong đó có quan hệ quản lý nhân sự - một trong những vấn đề trọng yếu của nền hành chính quốc gia. Pháp luật về quản lý cán bộ xã với hệ thống những văn bản quy phạm pháp luật có thứ bậc khác nhau để điều chỉnh các quy định về: tiêu chuẩn; bổ nhiệm; điều động, tiếp nhận, trình tự và thủ tục đánh giá; thôi việc và thủ tục nghỉ hưu; xử lý kỷ luật; các chế độ chính sách đối với cán bộ xã.
Thứ ba, pháp luật về quản lý cán bộ xã góp phần thống nhất việc quản lý cán bộ xã theo một quy định, quy trình thống nhất từ việc đổi mới công tác tuyển dụng, tập trung triển khai quy hoạch, công tác đào tạo, bồi