động tích cực trong quá trình giáo dục, bồi dưỡng và phát triển thanh niên.
1.2. Những vấn đề lý luận chung của quản lý nhà nước về công tácthanh niên thanh niên
1.2.1. Khái niệm đặc điểm quản lý nhà nước về công tác thanh niên
Khái niệm quản lý nhà nước
QLNN được tạo bởi hai thành tố là quản lý và nhà nước.
Thứ nhất, quản lý là một hoạt động đặc biệt, là yếu tố không thể thiếu được trong đời sống xã hội, gắn liền với quá trình phát triển của xã hội. Về khái niệm quản lý cho đến nay vẫn tồn tại nhiều khác biệt trong cách hiểu. Song, một đặc điểm có thể nhận thấy, quản lý bao giờ cũng xuất hiện cùng với nhu cầu của con người, gắn liền với quá trình phân công và phối hợp trong lao động của con người. Để một hoạt động quản lý có thể diễn ra, bên cạnh chủ thể quản lý cần có các yếu tố khác như đối tượng quản lý, cách thức tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và những mục tiêu mà hoạt động quản lý hướng tới. C.Mác đã từng nói tới vai trò
quản lý trong xã hội: “Bất kỳ lao động xã hội hay cộng đồng nào được tiến hành
trên quy mô tương đối lớn đều cần có sự quản lý, nó giao kết mối quan hệ hài hoà giữa các công việc riêng rẽ và thực hiện chức năng chung nhất, xuất phát từ toàn bộ cơ cấu sản xuất (khác với sự vận động của từng bộ phận độc
14
lập trong nền sản xuất ấy). Một nghệ sĩ chơi đàn chỉ phải điều khiển có chính mình, nhưng một dàn nhạc thì cần phải có một nhạc trưởng”. [10]
Thứ hai, khi nhà nước xuất hiện thì phần lớn các công việc của xã hội do nhà nước quản lý. Nhà nước là trung tâm của hệ thống trị, là công cụ quan trọng để quản lý xã hội. Nhà nước thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng thành Hiến pháp, pháp luật và chính sách làm công cụ để thực hiện QLNN đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tại khoản 1, Điều 2 Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. [7]
Ở nước ta, do đặc thù của hệ thống chính trị, QLNN thường hiểu như sau:
Hiểu theo nghĩa rộng: “QLNN là hoạt động của cả bộ máy nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của các cá nhân, tổ chức trong xã hội, được thể chế hoá thành pháp luật, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước”. Theo đó, chủ thể của hoạt động QLNN ở đây bao gồm: Các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Hiểu theo nghĩa hẹp: “QLNN là hoạt động có tổ chức và bằng quyền lực nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước để triển khai thực hiện pháp luật, điều chỉnh các quá trình xã hội, hành vi của cá nhân, tổ chức trong xã hội, nhằm giữ gìn trật tự xã hội, phát triển kinh tế - xã hội theo các mục tiêu của nhà nước. QLNN là hoạt động chấp hành và điều hành, nhằm điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân, tổ chức trong xã hội theo pháp luật, nhằm đạt được những mục tiêu mà nhà nước đã đặt ra”. Theo nghĩa này, QLNN là dạng quản lý mang tính chất thực hiện quyền lực nhà nước.
15
Theo Giáo trình Lý luận Hành chính nhà nước, “Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước sử dụng pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội”. [13]
Tóm lại, khái niệm QLNN là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước. Nói cách khác, QLNN là sự tác động của các chủ thể mang tính quyền lực nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước.
Khái niệm quản lý nhà nước về công tác thanh niên
QLNN về CTTN là việc nhà nước thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng về CTTN thành chính sách, pháp luật. Đó là việc ban hành hệ thống các văn bản pháp luật; xây dựng các chương trình, kế hoạch nhằm giáo dục, bồi dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên phấn đấu và trưởng thành.
Xác lập vai trò QLNN về CTTN là xác định CTTN trở thành đối tượng điều chỉnh của pháp luật, của chiến lược, chương trình và chính sách. Trong quá trình QLNN cần hướng tới nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và phát huy vai trò của thanh niên.
Ở nước ta QLNN về CTTN là một khái niệm còn khá mới và chưa có định nghĩa thống nhất, từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau khái niệm QLNN về CTTN được một số tác giả đưa ra như:
Theo tác giả Nguyễn Vĩnh Oánh thì “QLNN về CTTN là những hoạt động lập pháp, và lập quy của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chế định ra những quy định về CTTN; là hoạt động QLNN trong phạm vi những công việc về
16
hành chính của các cơ quan trong bộ máy nhà nước có liên quan đến thanh niên; là hoạt động điều hành của Nhà nước về sự phối hợp tất cả cơ quan, bộ máy hoặc đoàn thể có liên quan đến công tác thanh niên, đặt CTTN trong sự thống nhất có sự quan tâm toàn diện của Nhà nước…”. [26]
Theo tác giả Vũ Trọng Kim thì “QLNN về CTTN là hoạt động xây dựng thể chế có liên quan đến thanh niên, là sự quản lý của các cơ quan nhà nước theo các chế định pháp luật, chính sách để điều chỉnh, phối hợp thống nhất việc triển khai nhiệm vụ CTTN của các tổ chức, lực lượng trong xã hội nhằm đạt được các mục tiêu của Đảng về công tác giáo dục, bồi dưỡng và phát huy lực lượng thanh niên”. [23]
Tác giả Vũ Đăng Minh lại cho rằng: “Không thể nói nhiệm vụ quản lý nhà
nước của cơ quan nhà nước là “quản lý nhà nước về công tác thanh niên” được, vì như vậy, các cơ quan nhà nước quản lý cả các hoạt động của Đảng, Đoàn Thanh niên và Mặt trận Tổ quốc trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình đối với thanh niên là không đúng thẩm quyền của Nhà nước theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan”. Theođó, khi nói tới QLNN về CTTN là phải nói tới: hệ thống cơ quan QLNN có thẩm quyền quản lý thanh niên; thanh niên và các tổ chức của thanh niên (họ là đối tượng quản lý của cơ quan nhà nước); công cụ QLNN (luật pháp về thanh niên, QLNN về CTTN. Luật pháp bao gồm luật, các Nghị định, Quyết định, các văn bản có tính quy phạm pháp luật); phương pháp QLNN về CTTN có tính đặc thù so với phương pháp QLNN nói chung; có sự phối hợp của các cơ QLNN và giữa cơ quan nhà nước với tổ chức của thanh niên trong việc quản lý thanh niên. Khái niệm QLNN về thanh niên theo tác
giả được hiểu như sau: “Là hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương của
17
Đảng và Nhà nước về thanh niên và công tác thanh niên thành chính sách, pháp luật; đồng thời tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách, pháp luật đã được cấp có thẩm quyền ban hành nhằm bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của thanh niên theo quy định của Hiến pháp, pháp luật”. [24]
Các ý kiến đa chiều góp phần đưa lại cho chúng ta cách nhìn đa chiều và phong phú về vấn đề này. Tuy nhiên những khái niệm trên đã chỉ ra chức năng và nhiệm vụ của các chủ thể làm QLNN về thanh niên. Dưới góc nhìn của tác giả thì, QLNN về CTTN được xem xét, thống nhất trên một số nội dung sau:
QLNN về CTTN là một khoa học trong khoa học QLNN, đòi hỏi phải vận dụng tổng hợp các quy luật khách quan của các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội phù hợp với yêu cầu vận động và phát triển thanh niên.
QLNN về CTTN thực hiện nguyên tắc thống nhất sự lãnh đạo của Đảng và QLNN về CTTN. Trong đó, Đảng đề ra đường lối, quan điểm, chủ trương đúng đắn; đề ra mục tiêu, giải pháp cho việc thực hiện quá trình phát triển thanh niên, tuyên truyền vận động, giáo dục và phát huy thanh niên tham gia xây dựng đất nước.
Từ các khái niệm và nội dung phân tích trên có thể rút ra khái niệm QLNN
về CTTN như sau: “Quản lý nhà nước về công tác thanh niên là một dạng quản lý
xã hội tổng hợp, mang tính quyền lực của các cơ quan nhà nước đối với một đối tượng đặc trưng là thanh niên; là hoạt động xây dựng các thể chế, tác động thống nhất của hệ thống các cơ quan nhà nước đối với công tác thanh niên và thanh niên bằng chính sách, luật pháp, cơ chế vận hành và tổ chức bộ máy, bằng kiểm tra, giám sát, đồng thời cũng bằng các chính sách, luật pháp, nhà nước huy động mọi tổ chức, mọi nguồn lực xã hội tham gia thực hiện các nhiệm vụ công tác thanh
18
niên nhằm đạt được mục tiêu của Đảng về giáo dục, bồi dưỡng và phát triển thanh niên”.
1.2.2. Đặc điểm cơ bản của quản lý nhà nước về công tác thanh niên
Từ khái niệm QLNN về CTTN, cho thấy QLNN về CTTN có những đặc điểm sau đây:
Một là, chủ thể quản lý là các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp đối với CTTN; đối tượng quản lý không chỉ là thanh niên mà còn là các chủ thể xã hội trực tiếp hay gián tiếp tác động đến thanh niên và các chủ thể xã hội tiến hành CTTN. Các ngành (lập pháp, hành pháp, tư pháp) căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình đều tiến hành làm CTTN (thông qua việc ban hành, triển khai thực hiện, giám sát thực hiện và xử lý các vi phạm liên quan đến luật pháp, chính sách thanh niên hoặc liên quan đến thanh niên).
Hai là, ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, CTTN cũng đồng thời là công tác của Đảng, do Đảng trực tiếp lãnh đạo. Thực hiện đường lối của Đảng, các cấp, các ngành, các tổ chức đều có nhiệm vụ tiến hành CTTN phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong quá trình đó, bằng luật pháp, chính sách, cơ chế, tổ chức bộ máy và nguồn lực, nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình, đồng thời điều phối các chủ thể xã hội khác trong tiến hành CTTN. QLNN đối với CTTN thông qua các chủ thể xã hội hay sự tham gia của các chủ thể xã hội, như: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các tổ chức chính trị - xã hội và các đoàn thể nhân dân là đặc điểm rất đặc thù của QLNN đối với CTTN ở Việt Nam. QLNN đối với CTTN là một loại quản lý tổng hợp, phức tạp, đòi hỏi phải có sự phối hợp hài hoà, thống nhất cao giữa các ngành (lập pháp, hành pháp, tư pháp), giữa các bộ phận trong cùng một ngành (ví dụ: giữa các Bộ, cơ quan ngang
19
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong ngành hành pháp), giữa các cấp (từ trung ương đến địa phương), giữa các chủ thể tiến hành CTTN dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Ba là, QLNN đối với CTTN không chỉ là quá trình áp dụng các chế định pháp luật bắt buộc phải thực hiện đối với thanh niên và tổ chức thanh niên, mà do đặc thù lứa tuổi, đây đồng thời là quá trình vận động, thuyết phục, tư vấn, hướng dẫn và giáo dục. Nói cách khác, trong QLNN đối với CTTN, bên cạnh việc sử dụng phương pháp mệnh lệnh hành chính, phương pháp kinh tế (đôi khi chỉ là thứ yếu), Nhà nước còn sử dụng (có khi là chủ yếu) phương pháp giáo dục, thuyết phục, tư vấn và vận động.
1.2.3. Vai trò của quản lý nhà nước về công tác thanh niên
Bắt nguồn từ vị trí quan trọng thanh niên, chính vì vậy QLNN về CTTN có những vai trò hết sức quan trọng sau:
Một là: QLNN về CTTN thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về thanh niên và CTTN. Vai trò này xuất phát từ chức năng chấp hành của hành chính nhà nước. Chủ thể hành chính nhà nước có trách nhiệm chấp hành quyết định của các cơ quan chính trị nhằm đạt được các mục tiêu chính trị của quốc gia, phục vụ lợi ích của đất nước, của nhân dân. Cơ quan nhà nước được giao quyền QLNN về CTTN thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về thanh niên và CTTN thành pháp luật chính sách, chiến lược, chương trình hành động và cụ thể hoá trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh hằng năm của các cấp, các ngành.
Hai là: QLNN về CTTN đề ra các chính sách, pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, các hoạt động của tổ chức và hành vi của công dân liên quan đến thanh niên và CTTN. Vai trò này xuất phát từ chức năng cụ thể của điều hành hành chính nhà nước là định hướng (thông qua quy hoạch, kế hoạch), điều chỉnh các
20
quan hệ xã hội; hướng dẫn và tổ chức thực hiện Hiến pháp, luật, chính sách, kiểm tra, thanh tra và xử lý những vi phạm pháp luật, nhằm đạt mục tiêu tới mức tối đa và với hiệu quả cao nhất. Thực tế, trong quá trình QLNN về CTTN, với sự trưởng thành và phát triển của thanh niên, sự tác động thường xuyên hay biến động của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội trong nước cũng như quốc tế luôn là những nguyên nhân phá vỡ những mối quan hệ xã hội, các hoạt động của tổ chức và hành vi của công dân liên quan đến thanh niên và CTTN.
Ba là: QLNN về CTTN duy trì và thúc đẩy thanh niên và CTTN niên phát triển theo định hướng. Để thực hiện tốt hai vai trò duy trì và thúc đẩy thanh niên và CTTN phát triển theo định hướng, cơ quan nhà nước được giao quyền QLNN về CTTN có trách nhiệm duy trì và tạo lập những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thanh niên và CTTN; duy trì và phát triển các nguồn lực, kiến tạo các nguồn lực vật chất, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính đồng thời khắc phục những hạn chế trong CTTN.
Bốn là: QLNN về CTTN đảm bảo cung cấp dịch vụ công trong phạm vi, lĩnh vực CTTN. Cùng với sự phát triển của xã hội cũng như của thanh niên thì vai trò này càng trở nên quan trọng và mở rộng. Tuy nhiên, việc cung cấp các dịch vụ công trong phạm vi, lĩnh vực CTTN không chỉ do nhà nước đảm nhiệm mà còn có sự tham gia của các thành phần kinh tế khác dưới sự kiểm soát của nhà nước, nhằm phục vụ lợi ích chính đáng của thanh niên.
1.2.4. Nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước về công tác thanh niên
Nguyên tắc cơ bản trong QLNN về CTTN ở nước ta là những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo có cơ sở khoa học pháp lý đảm bảo hoạt động QLNN diễn ra đúng mục tiêu.
Thứ nhất, nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng 21
Điều 4 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao