Công tác BD nguồn nhân lực thực hiện tốt sẽ đáp ứng yêu cầu BDCC các CQCM thuộc UBND huyện có trình độ,

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 25 - 26)

yêu cầu BDCC các CQCM thuộc UBND huyện có trình độ, năng lực, tận tụy, sáng tạo, giám nghĩ, giám làm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, tạo dựng được sự tin tưởng đối với quần chúng nhân dân.

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung, đội ngũ CC nói riêng là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền hành chính nhà nước, có vai trò then chốt trong xây dựng, triển khai, tổ chức thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước; quyết định thành công hay thất bại của đường lối, chính sách mà tổ chức đã vạch ra. Do đó, BDCC là nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp và hiệu quả thực thi công vụ của CC; Các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định qua các thời kỳ luôn khẳng định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới là chương trình đột phá để đạt kết quả các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh. Có thể khẳng định rằng trong những năm qua, tình hình KT-XH của huyện An Lão đã có những chuyển biến tích cực và phát triển vượt bậc. Sự chuyển biến và phát triển to lớn đó không tách rời sự tham gia, đóng góp của đội ngũ CC các CQCM thuộc UBND huyện. Trên cơ sở hệ thống các kiến thức cơ sở lý luận, tác giả phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ CC các CQCM thuộc UBND huyện trên các phương diện về cơ cấu CC theo ngạch, trình độ chuyên môn, trình độ LLCT, quản lý HCNN, tin học, ngoại ngữ... Đồng thời, phân tích, đánh giá thực

trạng công tác BDCC tại huyện qua một số nội dung: các chính sách thu hút, hỗ trợ BD, phát triển nguồn nhân lực (gồm chính sách hỗ trợ về BD; chính sách thu hút nhân lực có trình độ cao; chế độ hỗ trợ…); triển khai tổ chức thực hiện BDCC trên địa bàn huyện; tác giả có tiến hành phát phiếu thăm dò ý kiến của đội ngũ CC các CQCM của UBND huyện để thu thập thêm một số thông tin cần thiết và làm rõ hơn thực tế triển khai công tác BDCC của huyện. Từ đó, đánh giá những hạn chế còn tồn tại trong công tác BD tại huyện bên cạnh những kết quả huyện đã đạt được trong thời gian qua.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tác giả đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm thực hiện BDCC trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định trong những năm tới. Những giải pháp đó nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, CBCC về ý nghĩa về tầm quan trọng của việc tổ chức, thực hiện chương trình BDCC; hoàn thiện nội dung chương trình BD; thực hiện tốt cơ chế chính sách đặc thù trong việc đãi ngộ người đi học nhằm đề cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia thực hiện nhiệm vụ trong quá trình BD; góp phần từng bước nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ CC trên địa bàn huyện An Lão. Việc thực hiện một cách đồng bộ những giải pháp này giúp hoàn thiện hơn về công tác BD tại huyện An Lão trong những năm tới, từ đó có được đội ngũ CC đủ tâm, đủ tầm trong thời đại 4.0 hiện nay.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 25 - 26)