Trong chương này ta sẽ tìm hiểu kỹ về lớp activity, một lớp quan trọng trong ứng dụng Android.

Một phần của tài liệu tim_hieu_lap_trinh_android_va_tu_xay_dung_ung_dung_minh_hoa_20120809043144_31 (Trang 32 - 33)

Activity là thành phần ứng dụng cung cấp một màn hình tương tác cho người sử dụng nhằm thực hiện một thao tác nào đó chẳng hạn như gọi điện thoại, chụp ảnh, gửi email hay xem bản đồ. Mỗi activity chạy trong một cửa sổ hiển thị trên giao diện của người sử dụng. Cửa sổ có thể hiển thị toàn màn hình hoặc nhỏ hơn màn hình và nổi phía trên các cửa sổ khác.

Một ứng dụng thường bao gồm nhiều activitiy liên kết với nhau. Thông thường thường một activity của ứng dụng đóng vai trò activity chính và được hiển thị cho người sử dụng trong lần đầu tiên chạy ứng dụng. Mỗi activity có thể khởi chạy một activity khác. Mỗi lần một activity mới được khởi động thì activity trước đó sẽ bị dừng lại nhưng hệ thống vẫn sắp nó vào stack (tên là “Back stack”). Khi một activity mới khởi động, nó được xếp phía trên cùng trong khối stack và được focus. “Back stack” hoạt động theo trình tự “vào sau, ra trước”, cho nên khi người sử dụng đã thao tác xong với activity hiện tại và nhấn “BACK”, chương trình sẽ “pop” ra từ stack activity liền trước và activity đó sẽ tiếp tục hoạt động trở lại.

Có nhiều phương thức callback mà một activity có thể nhận được khi có sự thay đổi trạng thái (khởi tạo, dừng, resume hoặc hủy) và bạn có thể thực hiện một thao tác tương ứng với sự thay đổi trạng thái. Chẳng hạn khi bị dừng lại thì activity sẽ phải giải phóng bộ nhớ, đóng truy cập database,… Khi được khởi động lại bạn có thể truy cập những dữ liệu cần thiết và resume các thao tác bị gián đoạn trước đó. Những sự chuyển đổi về trạng thái này hợp thành vòng đời của một activity.

Một phần của tài liệu tim_hieu_lap_trinh_android_va_tu_xay_dung_ung_dung_minh_hoa_20120809043144_31 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)