Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo phật trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 29 - 31)

1.2.1. Thực hiện chức năng quản lý của nhà nước

Xuất phát từ bản chất và chức năng của bộ máy nhà nước được quy định trong Hiến pháp và pháp luật của nhà nước Việt Nam.

Theo Khoản 3, Điều 98, Hiến pháp Việt Nam khẳng định: “Nhà nước thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội” [35].

Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ đối với công tác TNTG được quy định cụ thể tại Điều 17, Luật Tổ chức Chính phủ 2015, bao gồm [39]:

- Xây dựng và trình Quốc hội quyết định chính sách tôn giáo của nhà nước.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách tôn giáo, bảo đảm quyền tự do TNTG, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân.

- Bảo đảm sự bình đẳng giữa các tôn giáo trước pháp luật; chống mọi hành vi xâm phạm tự do TNTG hoặc lợi dụng TNTG để vi phạm pháp luật.

Như vậy, để thực hiện các quy định pháp luật, nhà nước Việt Nam cần tiến hành các biện pháp định hướng quản lý và điều chỉnh các hoạt động của tổ chức tôn giáo trong đó có đạo Phật, đó là sự cần thiết khách quan.

1.2.2. Đảm bảo quyền tự do tôn giáo của nhân dân

Một trong những nguyên tắc và mục tiêu của công tác QLNN đối với mọi tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng là nhằm đảm bảo quyền “tự do tín ngưỡng tôn giáo” của nhân dân, điều này đã được khẳng định rõ tại các văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của nhà nước. Hiến Pháp Việt Nam 2013 quy định: “mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phậm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để vi phạm pháp luật” [35].

Theo Điều 3 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, khẳng định: “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân. Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo [39].

Như vậy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền cơ bản của con người, đây là quyền bất khả xâm phạm của con người được hệ thống pháp luật Việt Nam bảo vệ. Với vị trí, chức năng và quyền hạn của mình các cơ quan quản lý nhà nước phải có trách nhiệm bảo vệ những quyền cơ bản của công dân, được quy định tại Hiến pháp và các bộ luật của nhà nước, trong đó

có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo cho công dân tức là bảo vệ hệ thống pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo của nhà nước, bảo vệ quyền theo hoặc không theo một tôn giáo của công dân. Đồng thời các cơ quan nhà nước cũng có nhiệm vụ đấu tranh, phòng ngừa và ngăn chặn những hành vi lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo để làm việc trái pháp luật, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự của đất nước.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo phật trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(156 trang)
w