Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 87 - 98)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa

trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk

2.3.1. Những kết quả đã đạt được

Một là, các DNNN trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh, khẳng định vai trò then chốt và là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước. Nhiệm kỳ vừa qua, các DNNN sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực nông - lâm - thủy sản, công nghiệp – xây dựng thương mại, dịch vụ, du lịch… tiếp tục có sự phát triển

ổn định. Trong đó, hoạt động kinh doanh xăng, dầu và khí đốt bảo đảm chất lượng, ngày càng khẳng định được uy tín thương hiệu, góp phần quan trọng vào ổn định thị trường, đóng góp cho ngân sách địa phương. DNNN sản xuất, kinh doanh phân phối điện luôn duy trì hoạt động hiệu quả, bảo đảm 100% xã và trên 96% số hộ dân nông thôn trong tỉnh được sử dụng nguồn điện ổn định. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm đạt 10%/năm và tổn thất điện năng giảm đáng kể. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cung cấp nước trong tỉnh cũng đã có nhiều cố gắng bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân và phục vụ hiệu quả nhu cầu sản xuất. Hiệu quả của công tác QLNN trước hết thể hiện ở kết quả hoạt động của các DNNN đóng trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Những DNNN đã có đóng góp nổi bật cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh như sau:

- Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) là đơn vị doanh nghiệp gắn bó lâu năm với tỉnh Đắk Lắk, với 5 ngành nghề kinh doanh chính bao gồm: trồng, chăm sóc và chế biến mủ cao su; sản phẩm công nghiệp cao su; chế biến gỗ; phát triển các khu công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao. Thu nhập trung bình của người lao động trong công ty đạt 6-10 triệu đồng/tháng. Chính quyền tỉnh đã luôn luôn ủng hộ và tạo điều kiện đầu tư, sản xuất - kinh doanh, vì thế VRG góp phần đóng góp vào phát triển kinh tế, an sinh xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh Đắk Lắk.

- Một DNNN lớn nữa trên địa bàn tỉnh là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), EVN đã đảm bảo cung ứng điện cho toàn địa bàn, đạt 1.7 tỷ kWh. Ngoài ra, EVN cũng hoàn thành tốt các công trình đầu tư, không phát sinh vướng mắc.

3 nhà máy thủy điện do EVN đầu tư đã hoàn thành đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ. Bên cạnh đó, EVN cũng tiếp tục đầu tư hệ thống lưới điện, các trạm biến áp, và các dự án năng lượng điện tái tạo để đảm bảo nhu cầu điện của địa phương.

- Tiếp nữa, Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe) với 21 đơn vị đóng tại Đắk Lắk, quản lý 18.404 ha đất tự nhiên, với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh là 20.096 người. Doanh thu năm 2019 của Vinacafe đạt 1.849 tỷ đồng, tiền lương trung bình của người lao động đạt 4,2 triệu đồng/tháng, chưa kể thu nhập vượt khoán của người lao động nhận khoán.

- Tổng công ty Viễn thông MobiFone và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cũng là những doanh nghiệp hoạt động lâu năm tại tỉnh Đắk Lắk và đã đem những dịch vụ viễn thông chất lượng cao cho người dân địa

phương. Bên cạnh đó, VNPT đã và đang hỗ trợ UBND tỉnh Đắk Lắk về ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý hành chính, dịch vụ công, phúc lợi xã hội cho người dân cũng như xây dựng thành phố thông minh.

- Là đơn vị cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp của doanh nghiệp và người dân, Petrolimex Nam Tây Nguyên trực thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã đóng góp trực tiếp cho phát triển kinh tế và an sinh xã hội tỉnh Đắk Lắk. Petrolimex luôn đánh giá cao vai trò quản lý của chính quyền tỉnh, những kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp đều được UBND tỉnh Đắk Lắk lắng nghe, hỗ trợ giải quyết, qua đó, giúp doanh nghiệp mở rộng mạng lưới trạm kinh doanh xăng dầu. Bên cạnh đó, UBND đã chỉ đạo Sở, Ban ngành trong vấn đề quản lý thị trường xăng dầu, ngăn chặn tình trạng làm ăn phi pháp, tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh.

Hai là, thời gian qua, số lượng doanh nghiệp nhà nước đã giảm mạnh cùng với việc thực hiện cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DNNN. Mặc dù chỉ chiếm gần 0,8% số lượng doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất, kinh doanh, nhưng các doanh nghiệp nhà nước vẫn đang nắm giữ nhiều nguồn lực quan trọng của nền kinh tế, chiếm khoảng 25,78% tổng số vốn sản xuất, kinh doanh; 23,4% giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất, kinh doanh; quản lý, khai thác phần lớn tài sản thuộc sở hữu toàn dân như khoáng sản, tài nguyên, kết cấu hạ tầng một số ngành then chốt,...

Ba là, các DNNN đang giữ vai trò chi phối nhiều ngành, lĩnh vực quan trọng, then chốt của nền kinh tế. Trong ngành viễn thông, thông tin, liên lạc, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) giữ vai trò chi phối. Viettel cũng là doanh nghiệp đầu tư hiệu quả và có uy tín ra một số nước. Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, 4 ngân hàng thương mại có vốn đầu tư nhà nước lớn là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân

hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) với tổng tài sản và dư nợ tín dụng chiếm trên 50% toàn hệ thống ngân hàng, đóng vai trò bảo đảm cung ứng kịp thời nguồn vốn để phát triển kinh tế, hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời cũng là lực lượng tiên phong thực hiện các chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất, tỷ giá nhằm giữ ổn định thị trường tiền tệ và an toàn hệ thống tín dụng ngân hàng; là công cụ hỗ trợ dẫn dắt thị trường và góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Bốn là, DNNN có vai trò lớn trong sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích. Nhiều tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trực tiếp tham gia phục vụ an ninh -quốc phòng, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh - quốc phòng và chủ quyền quốc gia. Các doanh nghiệp nhà nước cũng đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng cần thiết cho phát triển kinh tế - xã hội, trước hết là kết cấu hạ tầng giao thông, nông nghiệp, nông thôn, năng lượng, viễn thông.

Trong một số thời điểm, nhiều tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội, phục vụ chính sách điều tiết kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, bình ổn giá,... Đặc biệt trong đại dịch COVID-19, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng các doanh nghiệp nhà nước luôn là công cụ mạnh để Đảng, Nhà nước điều tiết, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội trong nước.

2.3.2. Một số hạn chế, yếu kém còn tồn tại trong công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng việc thực hiện vai trò QLNN đối với DNNN ở tỉnh Đăk Lăk vẫn còn một số hạn chế sau:

Thứ nhất, thực tế, hiện nay DNNN vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, trực tiếp nắm các nguồn lực quan trọng và giữ vị trí chi phối trong nhiều ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Tuy nhiên, kết quả thực hiện vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, mà DNNN là nòng cốt chưa rõ. Trong một số lĩnh

vực, DNNN chưa thể hiện rõ vai trò nổi bật trong việc dẫn dắt, tạo động lực, mở đường, hướng dẫn, thúc đẩy các thành phần khác phát triển, thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị gia tăng. Vai trò của DNNN trong hỗ trợ và nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn chưa nổi bật. Việc DNNN tham gia thực hiện các chính sách an sinh xã hội, phục vụ an ninh - quốc phòng có kết quả đáng ghi nhận, song thiếu rõ ràng về mục tiêu, nhiệm vụ và hiệu quả của DNNN chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ.

Thứ hai, hiện nay đang tồn tại những khó khăn trong thực hiện quản lý vốn nhà nước tại DNNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, nhất là những vướng mắc trong thực hiện sắp xếp DNNN thuộc tỉnh quản lý; các vấn đề về quỹ đất, vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa thuộc trung ương quản lý … Hiện tại, tỉnh Đắk Lắk chưa tiến hành rà soát lại tất cả các đề án tái cấu trúc của các DNNN theo yêu cầu của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước để tiếp tục điều chỉnh, bổ sung phù hợp với những yêu cầu mới, gắn tái cấu trúc DNNN với yêu cầu thị trường tại địa phương, chủ động đề xuất hoàn thiện thể chế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, như tăng cường quyền tự chủ của doanh nghiệp, các vấn đề trong đầu tư phát triển, sử dụng vốn, xử lý vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực, đất đai…

Thứ ba, Theo quy định hiện hành, vướng mắc lớn nhất hiện nay của DNNN là trong nền kinh tế thị trường phải hội tụ nhiều điều kiện, qua nhiều bước đi, theo nguyên tắc lấy cạnh tranh làm động lực phát triển. Nhưng nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước ở Việt Nam lại được hình thành từ mệnh lệnh hành chính với “công thức” ghép nhỏ thành lớn. Bởi vậy, khi đối mặt những yếu tố không thuận, cạnh tranh gay gắt và khó khăn, cùng những yếu kém nội tại, một số đơn vị đã thất bại. Những thất bại này đang trở thành thách thức lớn, nếu không muốn nói là lực cản đối với quá trình tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) hiện nay.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp cũng cho thấy rất nhiều hạn chế, bất cập như: Nội dung, phạm vi thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp chưa rõ ràng, chưa phù hợp, chưa sát với thực tế, có nơi, có lúc còn vượt khỏi phạm vi thẩm quyền quản lý; hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp chưa bảo đảm tính công bằng, công khai, minh bạch, thời gian thanh tra, kiểm tra còn kéo dài gây nhiều phiền hà cho doanh nghiệp; việc ban hành kết luận thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp còn chậm, đặc biệt còn chưa làm rõ được vi phạm của doanh nghiệp, chưa kiến nghị được biện pháp xử lý vi phạm cụ thể; vẫn còn những biểu hiện của tiêu cực, nhũng nhiễu trong hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp. Những bất cập, hạn chế trong hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp nói trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân như nhận thức chưa đúng và đầy đủ, quy định của pháp luật còn nhiều hạn chế, quá trình tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập. Những bất cập chủ yếu trong quá trình tổ chức thực hiện có thể kể đến là: Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra nói chung và thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp ở một số bộ, ngành địa phương còn chưa sát sao, quyết liệt, có nơi, có lúc còn có tư tưởng cục bộ, không sẵn sàng phối hợp với các cơ quan Nhà nước có liên quan khác; trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm và đạo đức công vụ của một bộ phận công chức, thanh tra viên, kiểm tra viên còn yếu kém, kỷ luật công vụ chưa nghiêm, chưa bảo đảm sự công bằng; sự kết nối và chia sẻ thông tin trong hoạt động thanh tra, kiểm tra nói chung, trong hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp nói riêng là điểm mấu chốt trong quá trình phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra còn chưa được thực hiện tốt. Cơ sở dữ liệu về hoạt động thanh tra, kiểm tra nói chung, hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp nói riêng còn thiếu hụt. Một số giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trong thời gian tới

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

a) Nguyên nhân khách quan

- Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk còn nhiều khó khăn

kinh doanh của doanh nghiệp và công tác quản lý DNNN trên địa bàn tỉnh nói riêng. Trong giai đoạn 2015 – 2020, nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chưa đạt so với mục tiêu đặt ra trong kế hoạch phát triển của tỉnh. Chẳng hạn, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt thấp, chỉ đạt 2.948 triệu USD, bằng 78,3% kế hoạch; một số mặt hàng chủ lực có kim ngạch xuất khẩu lớn gặp nhiều khó khăn về thị trường và khả năng cạnh tranh. Nguyên nhân mấu chốt là chất lượng một số mặt hàng chủ lực của tỉnh (chủ yếu là nông sản) chưa cao, chưa tạo ấn tượng và niềm tin cho nhà nhập khẩu, khả năng cạnh tranh thấp và dần dần sẽ mất thị phần, mất thị trường xuất khẩu. Về quy mô tái đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong nhiệm kỳ 2015 - 2020 tăng bình quân 24,42%/năm, không đạt mục tiêu đề ra. Điều này cho thấy một sự ngại ngùng, lúng túng trong việc tìm kiếm phương thức, lĩnh vực tái đầu tư phát triển của doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh.

- Về cơ sở hạ tầng của tỉnh còn nhiều bất cập, ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của các DNNN. Hạ tầng giao thông của tỉnh vẫn là một trong những hạn chế lớn. Tỷ lệ nhựa hóa hoặc bê tông hóa đường tỉnh, huyện và xã chưa đạt kế hoạch đề ra (đường tỉnh đạt 96,01%, đường huyện đạt 91,57%, mặc dù 100% số xã có đường nhựa đến trung tâm nhưng đường xã mới đạt 64,96%); chất lượng của hệ thống đường giao thông của tỉnh từ xấu đến rất xấu, gây hỏng hóc xe cộ, tai nạn nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động kinh tế - xã hội cũng như sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, hệ thống cầu cống trên các tỉnh lộ đến đường xã phần nhiều là đã xuống cấp; đường liên huyện còn rất hạn chế khiến các huyện giáp nhau, gần nhau về mặt địa lý nhưng đi đến trung tâm nhau thì phải đi đường vòng rất xa. Hạ tầng phải đi trước một bước, ưu tiên đầu tư hạ tầng, nhất là đường giao thông thì mới dẫn dắt, kích thích phát triển các lĩnh vực khác được.

- Tình trạng phá rừng ở Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung đang là vấn đề nhức nhối hiện nay, tác động không nhỏ đến các DNNN trong lĩnh vực lâm nghiệp. Giai đoạn 2015 - 2020, độ che phủ rừng chỉ đạt 38,74%, giảm 0,5% so với năm 2015, diện tích rừng trồng không đạt kế hoạch. Tình trạng phá rừng

trái phép vẫn tiếp tục diễn ra; xử lý sai phạm trong việc để mất rừng, lấn chiếm đất rừng còn chậm. Trong khi đó, những năm 80, 90 của thế kỷ 20, tỷ lệ che phủ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 87 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w