Thực trạng người khuyết tật và chính sách đối với người khuyết tật ở Đắk Lắk hiện nay

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 50 - 58)

khuyết tật ở Đắk Lắk hiện nay

2.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, là một tỉnh biên giới giáp Campuchia có diện tích tự nhiên 13.125 km2. Tỉnh có 15 đơn vị hành chính cấp huyện (13 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố); 184 xã, phường, thị trấn; 2.470 thôn, buôn, tổ dân phố, trong đó có 608 buôn đồng bào dân tộc thiểu số.

2.1.2. Đặc điểm dân số

Dân số toàn tỉnh có hơn 1.800.000 người gồm 47 dân tộc anh em. Người Kinh chiếm 70%; dân tộc thiểu số chiếm hơn 30%.

2.1.3. Khái quát về người khuyết tật

Toàn tỉnh có gần 100.000 người khuyết tật, trong đó số người khuyết tật nặng có trên 25.000 người, số người khuyết tật được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng trên 11.000 người; Có 7 cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng người già, người khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ lang thang cơ nhỡ gồm: Trung tâm Bảo trợ xã hội, Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, Cơ sở Bảo trợ xã hội chùa Bửu Thắng, Mái ấm 1- 6, Cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật Vi Nhân, Nhà xã hội xã Ea Kly, Trung tâm Phục hồi chức năng Ea Kar. Số người được chăm sóc, nuôi dưỡng ở những cơ sở trên có hơn 1.000 người, trong đó người khuyết tật 541 người, số còn lại là người già, người không nơi nương tựa, trẻ mồ côi, trẻ lang thang…Số người khuyết tật, còn rất đông đang sinh sống với gia đình, người thân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa cuộc sống rất khó khăn.

46

Mặc dù tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước cũng như của Tỉnh Đắk Lắk có nhiều khó khăn, thách thức, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình đổi mới và hội nhập; nhiều chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước được ban hành, Luật Người khuyết tật được Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2011, Quyết định phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020 (Đề án 1019 của Thủ tướng Chính phủ), UBND tỉnh cũng đã có Quyết định ban hành kế hoạch thực hiện đề án trợ giúp người khuyết tật trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020. Mặt trận Tổ quốc, chính quyền, đoàn thể các cấp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã dành sự quan tâm giúp đỡ, chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho người khuyết tật.

Tổ chức thực hiện Luật về người khuyết tật

Hàng năm, nhân dịp kỷ niệm ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4) Tỉnh tổ chức gặp mặt, giao lưu, tặng quà và tổ chức Hội nghị biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi, người bảo trợ tiêu biểu, phối hợp với Phòng Bảo trợ xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phổ biến chính sách, pháp luật và giải đáp những thắc mắc liên quan đến chính sách, chế độ của người khuyết tật.

Tỉnh thông qua tỉnh Hội (Hội Bảo trợ người khuyết tật & TMC) và các Huyện/ Thị Hội thường xuyên đặt mua Tạp chí Người Bảo trợ đây là kênh thông tin quan trọng tuyên truyền chính sách về người khuyết tật, nêu gương điển hình, biểu dương người tốt việc tốt, giúp cán bộ, hội viên nắm được thông tin các lĩnh vực hoạt động của Hội trong cả nước.

Về văn hóa, văn nghệ: Tỉnh cũng thành lập được 15 câu lạc bộ người khuyết tật, mỗi câu lạc bộ có từ 30 - 35 người sinh hoạt, họ được Tổ chức Y tế Hà Lan (MCNV) hỗ trợ tập huấn kỹ năng sống, sức khỏe sinh sản và được

47

hỗ trợ 1 dàn âm thanh, nhạc cụ, ánh sáng để đội văn nghệ gồm 10 em có điều kiện đi biểu diễn văn nghệ gây quỹ.

Năm 2014, tổ chức cho người khuyết tật dự Hội thi tiếng hát người khuyết tật toàn quốc lần thứ nhất - Khu vực Miền trung - Tây nguyên tổ chức tại tỉnh Nghệ An. Đây là dịp để người khuyết tật tham gia giao lưu, học hỏi và thể hiện tài năng của mình, là cơ hội gặp gỡ các tỉnh bạn để chia sẻ, cảm thông, động viên nhau vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Kết quả: với 5 tiết mục dự thi, có hai tiết mục xuất sắc đạt được 01 Huy chương vàng và 01 Huy chương bạc.

2.1.4. Thực trạng người khuyết tật ở Đắk Lắk hiện nay

Số lượng, độ tuổi, cơ cấu và dạng khuyết tật.

Một số chỉ tiêu thống kê về người khuyết tật từ năm 2011 đến năm 2020.

Tổng số người khuyết tật trên địa bàn toàn tỉnh có hơn 80 nghìn người và được thống kê sau:

Bảng 2.1. Chỉ tiêu thống kê về người khuyết tật tỉnh Đắk Lắk năm 2011 đến 2020

STT

A.

1.

3. B. 01 02 03 04

Nguồn: Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Đắk Lắk năm 2021 Theo báo cáo Kết quả 10 năm thực hiện

Luật người khuyết tật trên

địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 80.000 người khuyết tật, chiếm khoảng 4,2% dân số; số người khuyết tật tại cộng đồng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là 21.224 người (6.037 người khuyết tật đặc biệt nặng; 15.187 người khuyết tật nặng); có 4.076 người khuyết tật là thương binh, 1.555 người khuyết tật là bệnh binh, 1.024 nạn nhân chất độc da cam; có 5.534 hộ gia đình hưởng chế độ hỗ trợ kinh phí chăm sóc và nhận nuôi dưỡng người khuyết tật); có 02 cơ sở trợ giúp xã hội (01 cơ sở công lập và 01 ngoài công lập) đang chăm sóc, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho 269 người khuyết tật, trong đó có 223 người khuyết tật tâm thần.

Năm 2016 đến nay số người khuyết tật ở tỉnh Đắk Lắk là 17.965 người, Trong đó:

Bảng 2.1. Chỉ tiêu thống kê về người khuyết tật tỉnh Đắk Lắk từ năm 2016 đến 2020 STT Nội dung A Theo nhóm tuổi: 01 Số trẻ em khuyết tật từ 0 tuổi đến Số trẻ em khuyết tật từ 6 tuổi đến 02 dưới 16 tuổi

03 dưới 60 tuổi

04 Số người khuyết tật từ 60 tuổi trở lên

B Trong đó theo dạng tật

01 Số người khuyết tật vận động

02 Số người khuyết tật nghe và nói

03 Số người khuyết tật nhìn

04 Số người khuyết tật thần kinh, tâm

05 Số người khuyết tật trí tuệ

Số người khuyết tật dạng KT khác

06

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 50 - 58)