Trong giai đoạn 2016-2020, công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả tích cực. Theo Quyết định số 2846/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2016 của Ủỷ ban nhân dân huyện Krông Nô phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn toàn huyện có 2.866 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 16,08%; 2076 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 11,64%; Theo Quyết định số:2824/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân huyện Krông Nô phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn toàn huyện có 2.173 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 11,93%; 1866 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 10,24%; Theo Quyết định số:3240/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân huyện Krông Nô phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn toàn huyện có 1632 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 8,69%; 1668 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 8,88%; Theo Quyết định số:3513/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân huyện Krông Nô phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn toàn huyện có 1229 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 6,35%; 1863 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 9,63%; Theo Quyết định số:3276/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân huyện Krông Nô phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn toàn huyện có 829 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4,2%; 1983 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 10,7%. Thể hiện cụ thể tại Bảng 2.6.
Bảng 2.6 Thống kê số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2016 – 2020 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 Năm 2016
Chương trình GQVL-GNBV giai đoạn 2016-2020 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ tạo thêm nhiều việc làm mới nhằm giải quyết việc làm cho nhiều lao động, góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân; các chế độ chính sách liên quan đến hộ nghèo và chính sách an sinh xã hội ngày càng thực hiện tốt hơn, công tác bình đẳng giới được quan tâm chỉ đạo, một số mô hình giảm nghèo, giải quyết việc làm hiệu quả đã được nhân rộng, khuyến khích mọi người dân tham gia, đặc biệt các mô hình trang trại, kinh tế hợp tác xã...
ngày càng được quan tâm đầu tư phát triển góp phần tạo việc làm, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân.
Một số mô hình giảm nghèo, giải quyết việc làm hiệu quả đã được nhân rộng, khuyến khích mọi người dân tham gia, đặc biệt các mô hình trang trại, kinh tế hợp tác xã... ngày càng được quan tâm đầu tư phát triển.
Trong giai đoạn 2016-2020, hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Nô đã đạt được những kết quả cơ bản sau:
huyện Krông Nô đã ban hành được các văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo ở địa phương mình. Huyện ủy ban hành nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động chuyên đề về giảm nghèo, Hội đồng nhân dân huyện ban hành Nghị quyết chuyên đề về giảm nghèo, các xã trên địa bàn huyện đưa ra các chỉ tiêu về giảm nghèo vào Nghị quyết phát triển kinh tế xã hội hàng năm và xây dựng giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện.
Nhiều địa phương đã sáng tạo xây dựng các phương thức hỗ trợ phù hợp đối với người nghèo như phân công các cấp ủy đảng cơ sở, đảng viên, cán bộ chính quyền đoàn thể theo dõi, giúp đỡ, hướng dẫn, chịu trách nhiệm về việc thoát nghèo đối với các hộ nghèo theo địa chỉ cụ thể; một số địa phương thực hiện tốt việc đối thoại giữa chính quyền cấp xa với các hộ nghèo; có chính sách khuyến khích, vận động người nghèo tự nguyện đăng ký thoát nghèo, một số địa phương ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù riêng như hỗ trợ thêm tiền ăn, học phí từ ngân sách địa phương cho học sinh nghèo, học sinh người dân tộc thiểu số, xây dựng các mô hình giảm nghèo đối với hội viên của các đoàn thể.
Hai là, các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương và đội ngũ làm công tác giảm nghèo đã chú trọng việc tuyên truyền chính sách, pháp luật đến cộng đồng dân cư và trưc tiếp đến với người nghèo. Bên cạnh hình thức tuyên truyền, phổ biến mang tính truyền thống thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị, tập huấn, sách tuyên truyền, địa phương đã linh hoạt lồng ghép hoạt động tuyên truyền với sinh hoạt của thôn, buôn, và các nhóm dân cư. Sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các tổ chức xã hội, tổ chức phi Chính phủ thông qua các cuộc vận động, các dự án, xây dựng mô hình thí điểm ở các cấp cũng như sự hỗ trợ của các chương trình công ích của Nhà nước như Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích, cung ứng dịch vụ bưu chính công ích, Chương trình mục tiêu Quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới đã tạo điều kiện và góp phần thúc đẩy công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về giảm nghèo tốt hơn so với những giai đoạn trước đây.
Ba là, việc phân công phối hợp thực hiện chính sách giảm nghèo đã được chú trọng triển khai thực hiện. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể ở địa phương để huy động tối đa sự tham gia của các cơ quan, tổ chức. Các tổ chức đoàn thể ở địa phương như Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên tham gia thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đã góp phần giúp đỡ người nghèo thay đổi cách thức làm ăn, hỗ trợ sản xuất, vốn vay để họ phấn đấu thoát nghèo. Có cộng động dân cư, nhất là vùng lõi nghèo của huyện, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, người dân và cộng đồng dân cư đã tham gia xây dựng mô hình giúp nhau thoát nghèo, hỗ trợ tín dụng tiết kiệm, đóng góp tiền, nguyên vật liệu xây dựng, nhường đất ở, thậm chí hiến đất, tặng đất làm đường, trường học, trạm y tế, góp công xây dựng sửa nhà ở cho người nghèo.
Bốn là, trong quá trình tổ chức trỉn khai thực hiện, ngoài sự nỗ lực của chính quyền từ huyện về xã đã biết vận dụng, tập hợp và huy động sự tham gia có kết quả và hiệu quả của các tổ chức đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân vào quá trình thực hiện chính sách từ khâu lên kế hoạch cho đến kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức triển khai thực hiện. Điều này đã và đang tạo ra những phong trào cùng nhau đẩy lùi đói nghèo và thi đua trong việc giúp hội viên, đoàn viên của mình thoát nghèo giữa các tổ chức đoàn thể tại địa phương.
Năm là, huy động mọi nguồn lực cho việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững nhanh và bền vững, tranh thủ nguồn đầu tư của Trung ương, của tỉnh, bố trí tương đối hợp lý nguồn lực; tranh thủ sự tài trợ, giúp đỡ của các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội trong và ngoài huyện, nguồn lực trong nhân dân, mở rộng nguồn vốn vay ưu đãi. Huy động nguồn lực từ nhiều nguồn khác nhau giúp huyện giảm tải một phần gánh nặng về ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương trong thực hiện giảm nghèo bền vững.
2.3.2. Những hạn chế
Công tác giảm nghèo thiếu tính bền vững; tỉ lệ tái nghèo, phát sinh nghèo vẫn còn cao, nhất là khi có dịch bệnh xảy ra, tốc độ giảm nghèo không đều giữa các vùng.
Việc nhân rộng mô hình hiệu quả về giải quyết việ làm và giảm nghèo còn lúng túng; Việc giảm nghèo ở các xã vùng đặc biệt khó khăn hiệu quả còn thấp. Người nghèo chưa biết sử dụng để phát huy tối đa giá trị các nguồn vay vốn ưu đãi, chương trình, dự án được đầu tư, việc tiếp cận tiến bộ khoa học kỷ thuật còn nhiều hạn chế, ngành nghề dịch vụ phát triển chậm nên chưa thu hút được lao động.
Công tác tuyên truyền, phổ biến về công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm ở một số xã chưa sâu rộng, chưa quyết liệt và thiếu kịp thời, chưa khơi dậy ý thức tự vươn lên phát triển sản xuất thay đổi bản thân, cuộc sống để thoát nghèo nên vẫn còn một bộ phận nhân dân còn tư tưởng ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, “xin ở lại hộ nghèo”, chưa có ý chí vượt khó vươn lên thoát nghèo, tạo sức ỳ lớn trong công tác giảm nghèo của huyện.
Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn còn ít, phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động gia công là chủ yếu nên chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm, khu vực nông thôn lao động thiếu việc làm còn nhiều, mô hình trang trại, cơ sở sản xuất kinh doanh làm ăn có hiệu quả còn ít, quy mô nhỏ lẻ, sản phẩm chưa đa dạng, chưa trở thành hàng hóa để có tính cạnh tranh nhằm thu hút lao động.
Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính về việc quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 quy định “Đối với dự án do địa phương thực hiện, mức chi hỗ trợ dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo; mức chi xây dựng và quản lý dự án; mức thu hồi một phần kinh phí, UBND tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định cụ thể đảm bảo phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tính chất của từng dự án, mô hình và khả năng ngân sách của địa phương và chế độ, định mức chi tiêu hiện hành. Đến ngày 15/7/2018, HĐND tỉnh mới ban hành Nghị quyết số 36/NQ-HĐND về việc ban hành quy định mức hỗ trợ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh.
Đối tượng thụ hưởng chính sách tín dụng rộng, nhu cầu vay vốn giải quyết
việc làm lớn trong khi nguồn vốn Trung ương phân bổ còn hạn hẹp.
Nguồn vốn ngân sách các cấp chuyển sang NHCSXH để cho vay còn thấp. Việc lập danh sách, xác nhận hộ mới thoát nghèo ở một số xã chưa được quan tâm đúng mức, việc xác nhận còn chậm; có xã thực hiện rà soát, bổ sung chưa kịp thời làm ảnh hưởng đến việc vay vốn ưu đãi cho các đối tượngnày.
Đời sống của nhân dân nhìn chung vẫn còn khó khăn, đặc biệt là nhân dân ởcác xã miền núi. Việc làm của một bộ phận người lao động chưa ổn định, thiếu bền vững, thu nhập còn thấp, nguy cơ thất nghiệp cao. Tỷ lệ lao động được giải quyết việc làm không đồng đều giữa các vùng, miền.
Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững một số xã, thị trấn chưa hoạt động tích cực, hiệu quả thấp, sự phối hợp giữa chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chưa đồng bộ.
2.3.3. Nguyên nhân những hạn chế
- Nguyên nhân khách quan:
Do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Krông Nô là vùng có địa hình đồi núi là chủ yếu, hệ thống giao thông đến các buôn vùng sâu, vùng xa chưa đáp ứng, xa trung tâm phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết, khí hậu không thuận lợi, mùa khô kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của người dân. Người nghèo trong huyện thuộc nhiều dân tộc khác nhau, cả nước có 54 dân tộc thì trên địa bàn huyện có đến hơn 20 dân tộc cùng sinh sống. Mỗi dân tộc lại có bản sắc văn hóa, tập quán, lối sống, phương thức sản xuất và tôn giáo khác nhau. Do đó, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực hiện chính sách và là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.
Do đặc thù việc bố trí nguồn lực trên địa bàn huyện chưa đáp ứng mục tiêu đề ra và nhu cầu thực tế nên các chính sách chưa được thực hiện đầy đủ. Nhận thức về công tác giảm nghèo ở cấp cơ sở một số nơi còn hạn chế, thể hiện qua việc xây dựng mục tiêu, giải pháp giảm nghèo hàng năm chưa sát với điều kiện cụ thể địa phương. Công tác tổ chức thực hiện ở cấp cơ sở còn hạn chế: quản lý hộ nghèo ở một số xã
chưa chặt chẽ, chế độ thông tin báo cáo chưa đầy đủ, việc triển khai thực hiện còn lúng túng, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp.
Kinh phí thực hiện Chương trình GQVL&GNBV còn hạn chế so với nhu cầu, nguồn vốn chương trình được phân bổ chậm đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các chính sách, dự án của Chương trình giảm nghèo bền vững.
- Nguyên nhân chủ quan:
Việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn các xã nghèo còn hạn chế, chủ yếu mới tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vì vậy chưa kích thích phát triển sản xuất tại chỗ nhằm tạo thu nhập ổn định phục vụ công tác giảm nghèo bền vững tại cơ sở.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, đặc biệt là các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thu hút lao động còn thấp, tỷ lệ lao động nông nghiệp còn cao. Cơ sở hạ tầng còn thấp nhất là ở các vùng đặc biệt khó khăn làm ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất kinh doanh.
Đa số chủ hộ nghèo không có trình độ chuyên môn kỹ thuật hoặc nắm bắt khoa học kỹ thuật còn chậm; phần lớn hộ đồng bào dân tộc thiểu số trình độ canh tác còn thấp kém, chưa biết vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; một số hộ nghèo còn thiếu lao động, đông người ăn theo, thiếu vốn, thiếu đất sản xuất, lười lao động; không biết cách làm ăn, không có tay nghề; có lao động nhưng không có việc làm.
Một bộ phận nhỏ người nghèo trong chờ và ỷ lại sự bao cấp của Nhà nước... Đặc biệt có nhiều hộ không có khả năng thoát nghèo (có người già yếu, cô đơn, không có con cháu, có người tàn tật nặng...)
Thành viên Ban chỉ đạo GQVL-GNBV cấp huyện. Các ban, ngành đoàn thể phối hợp chưa tốt trong việc thực hiện chương trình giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững; việc lồng ghép các chương trình, dự án nhiều lúc hiệu quả còn thấp.
Một số xã chưa thực sự quan tâm, đầu tư nguồn lực cho công tác tuyên truyềnnâng cao nhận thức của người dân về công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm
nên một số người dân vẫn còn tư tưởng ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
Quyết tâm giảm nghèo của một số xã chưa quyết liệt, sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể còn có mức độ. Đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm ở một số xã không ổn định, thường xuyên thay đổi; khối lượng công việc phụ trách lớn... đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả tham mưu thực hiện chương trình.
Cách thức, bộ công cụ rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm theo Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - TBXH còn bất cập; cách tính điểm tài sản và điều kiện sống của hộ gia đình chưa hợp lý gây khó khăn trong rà soát hộ nghèo.
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2, tác giả đã khái quát về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, đặc điểm văn hóa, xã hội và tình hình phát triển kinh tế ở huyện Krông Nô, khái quát thực trạng nghèo, các yếu tố tác động đến tình trạng nghèo và cũng như kết quả đạt được trong quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo của huyện Krông Nô, trình độ dân trí còn thấp, phong tục, tập quán canh tác còn lạc hậu, kinh tế thị trường chưa phát triển, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, tỷ lệ nghèo và nguy cơ tái nghèo cao, trên cơ sở đó đi sâu vào phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về