Thực trạng thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh đắk lắk (Trang 59 - 85)

Đắk Lắk thời gian qua

2.2.1. Tình hình việc làm của thanh niên tỉnh Đắk Lắk thời gian qua

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề việc làm, chính sách việc làm cho thanh niên; thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tạo cơ chế, chính sách, lãnh đạo tổ chức thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả các chính sách việc làm cho nhân dân nói chung, thanh niên nói riêng, trong đó có thanh niên tỉnh Đắk Lắk.

Lực lượng thanh niên trong độ tuổi lao động ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay chiếm gần 500.000 người.

Chất lượng lao động thanh niên tỉnh Đắk Lắk có nhiều thay đổi trong thời gian qua, theo hướng tỷ lệ thanh niên được đào tạo, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, tay nghề ngày càng được nâng lên, dần tiệm cận với yêu cầu của khu vực và quốc tế. Công tác đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, hướng nghiệp cho thanh niên luôn được quan tâm và đẩy mạnh. Hoạt động giáo dục, đào tạo, đào tạo nghề được phát triển và đa dạng hóa về loại hình. Bên cạnh đó, hệ thống các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học công lập, ngoài công lập được mở rông, giúp thanh niên tỉnh có nhiều cơ hội được học tập. Mỗi năm tỉnh có vài nghìn sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng, bổ sung cho lực lượng lao động xã hội của tỉnh.

Với thanh niên nông thôn, nhờ thực hiện tốt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ nên công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã đem đến cho người dân nông thôn, đặc biệt là các đối tượng ưu tiên là người đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, người khuyết tật ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa nhiều lợi ích; nhờ có kiến thức, có kỹ năng nên năng suất, thu nhập, giá trị tạo ra tăng cao gấp nhiều lần so với trước khi chưa được đào tạo; nhiều mô hình hiệu quả được duy trì và phát triển nhân rộng, được đông đảo thanh niên và bà con truyền nhau học tập, động viên nhau tham gia học nghề, nhận thức lạc quan, sâu rộng hơn về đào tạo nghề nghiệp; tỷ lệ lao động thanh niên nông thôn có việc làm mới và làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập tăng lên đạt trên 82%. Bên cạnh đó là sự tin tưởng vào Đảng, Nhà nước để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, góp phần không nhỏ vào công cuộc an sinh xã hội, ổn định an ninh chính trị.

Mặc dù vậy, năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, đại dịch Covid-19 gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện chính sách việc làm và giải quyết việc làm cho thanh niên toàn tỉnh, nhất là đối với thanh niên đô thị. Dù không chịu tác động trực tiếp từ dịch Covid-19 như ở các địa phương khác nhưng do ngành du lịch bị đình trệ nên một lực lượng lớn thanh niên lao động trong ngành này bị

ảnh hưởng. Từ chỗ có việc làm ổn định, thu nhập khá, hàng vài chục ngàn thanh niên người Đắk Lắk đang làm việc trong ngành du lịch tại tỉnh và ở các tỉnh, thành khác bị thất nghiệp; một ít trong số đó dịch chuyển sang các ngành khác như bán hàng online, bán bảo hiểm, môi giới bất động sản, làm công nhân, về quê làm nông...

Lao động việc làm và đời sống dân cư tỉnh Đắk Lắk năm 2020

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk

Mặc dù một số ít thanh niên khi chuyển qua làm các công việc khác cũng đạt được những thành công đáng kể, có thu nhập khá nhưng cơ cấu lao động, việc làm của tỉnh bị mất cân đối. Đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp và khó lường trong năm 2021, nên tình hình việc làm và giải quyết việc làm cho thanh niên Đắk Lắk vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng theo dự báo là khả quan vào năm sau.

Hiện nay, khoảng 75% lực lượng lao động nước ta, gần 80% lực lượng lao động của tỉnh là chưa qua đào tạo chuyên môn, kỹ thuật; trong đó lực lượng thanh niên chiếm trên 60%. Với lực lượng thanh niên nông thôn của tỉnh, mặc dù có việc làm ổn định nhưng thu nhập chưa cao, quy mô sản xuất, trình độ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nền nông nghiệp chất lượng cao. Bên cạnh đó, do tập quán sinh sống nên sau khi được đào tạo nghề, một lực lượng lao động khó phát huy ở địa phương, khó duy trì nghề đã học, lúng túng khi chuyển đổi

sang sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao. Ngoài ra, đại dịch Covid-19 còn tạo điều kiện, thời gian cho thanh niên nói chung, thanh niên Đắk Lắk nói riêng tăng cường tương tác trên mạng xã hội. Qua đó, thanh niên Đắk Lắk cũng tăng cường việc tự học qua mạng, bán hàng qua mạng. Đây là một thiên hướng học tập, kinh doanh mới phù hợp với thanh niên.

Phân theo trình độ văn hóa, chuyên môn

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk

Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp trong thanh niên tiếp tục là thách thức đối với nước ta nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Hiện nay, hằng năm, tỉnh có khoảng 5.000 sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học có nhu cầu tìm kiếm việc làm nhưng gặp khó khăn, trong đó có khoảng 1.000 người có trình độ từ cao đẳng, đại học thất nghiệp, chủ yếu trong các khối ngành kinh tế, xã hội. Theo Chi cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk, năm 2020 ước tính tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 18-30 tuổi) là 8,08%, trong đó khu vực thành thị là 10,3%; khu vực nông thôn là 5,76%. 6 tháng đầu năm 2021 lao động thanh niên thiếu việc làm của tỉnh chiếm 11,8% trong tổng số lao động thiếu việc làm cả tỉnh; trong đó tỷ trọng thiếu việc làm nam thanh niên thấp hơn so với nữ thanh niên (6,1% và 17,5%). Tỷ trọng thiếu việc làm của nam, nữ thanh niên giữa nông thôn và thành thị cũng có sự chênh lệch; trong đó, tỷ trọng thiếu việc làm nam thanh

niên nông thôn thấp hơn so với nam thanh niên thành thị (3,6% và 8,6%). Tỷ trọng thiếu việc làm nữ thanh niên nông thôn cũng thấp hơn so với nữ thanh niên thành thị (15% và 20%). Tỷ lệ thất nghiệp nhóm thanh niên từ 15 đến 24 tuổi cũng có sự khác biệt với nhóm lao động từ 25 đến 30 tuổi (8,35% so với 2,73%)...

Tỉnh Đắk Lắk vẫn là một tỉnh nông nghiệp, kinh tế phát triển còn ở mức thấp nên đời sống của người dân nói chung, thanh niên nói riêng chưa cao, an sinh xã hội chưa đảm bảo nên người lao động và thanh niên thường tha phương tìm kiếm việc làm, chấp nhận làm bất cứ công việc gì, kể cả những việc làm có mức thu nhập thấp, bấp bênh, điều kiện làm việc không đảm bảo để nuôi sống bản thân và gia đình. Do vậy, thị trường lao động của tỉnh nói chung, nguồn nhân lực thanh niên nói riêng vẫn dư thừa, nhất là lao động có trình độ chuyên môn thấp.

Thực trạng trên đặt ra nhiều vấn đề trong việc nâng cao chất lượng lao động và giải quyết việc làm cho thanh niên tỉnh nhà, như: vấn đề dự báo thị trường lao động và cơ cấu đào tạo lao động thanh niên; phân luồng giữa các ngành nghề thế nào để tránh tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”; làm sao để công tác đào tạo gắn với nhu cầu thị trường lao động; làm thế nào để hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho thanh niên, sinh viên đạt hiệu quả; vấn đề trang bị các kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc thực tế cho thanh niên và sinh viên thế nào để họ có thể hòa nhập với môi trường làm việc và đáp ứng được yêu cầu của công việc. Bên cạnh đó là nguồn lực thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên; các chính sách ưu đãi về việc làm, thu nhập cho thanh niên ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới như thế nào để hấp dẫn thanh niên làm việc và cống hiến...

2.2.2. Kết quả thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Đắk

Lắk thời gian qua

2.2.2.1. Về lao động - việc làm

Trong thời gian qua, hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động nói chung, thanh niên nói riêng được các đơn vị chức năng của tỉnh thực hiện một cách thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức như: tổ chức tư vấn thường xuyên tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, tổ chức tư vấn lưu động tại xã, cụm xã, huyện, cụm huyện nơi người lao động cư trú; trong thời gian qua địa phương đã quan tâm đầu tư nâng cấp Trung tâm Dịch vụ việc làm của tỉnh, từng bước nâng cao quy mô tư vấn, đặc biệt là hoạt động tổ chức Phiên giao dịch việc làm định kỳ vào ngày 15 hằng tháng tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Đắk Lắk, đã từng bước đáp ứng được công tác chắp nối thông tin về thị trường lao động cho người lao động; bên cạnh đó hằng năm một số huyện, thị xã đã phối hợp tổ chức Ngày việc làm tại địa phương để cho các doanh nghiệp đến tuyển lao động; ngoài ra còn có 04 doanh nghiệp tham gia hoạt động Dịch vụ việc làm. Như vậy, tính đến cuối năm 2019, toàn tỉnh đã có 05 đơn vị tham gia hoạt động Dịch vụ việc làm (01 đơn vị của Nhà nước, 04 đơn vị ngoài Nhà nước), đã góp phần chắp nối thông tin thị trường lao động. Giai đoạn 2016 - 2020, ước tính tư vấn việc làm, nghề nghiệp cho khoảng 163.000 lượt người (riêng đối tượng thanh niên là trên 130.000 lượt người), trong đó tư vấn việc làm cho khoảng 140.300 lượt người (riêng đối tượng thanh niên là trên 100.000 lượt người); giới thiệu việc làm cho 66.800 lượt người (riêng đối tượng thanh niên là gần 50.000 lượt người) được nêu tại Đồ thị 2.3. Hoạt động này đã giúp cho người lao động nói chung, thanh nên nói riêng tìm được việc làm, tạo thu nhập, ổn định cuộc sống.

160,000 140,000 120,000 100,000 80,000 60,000 40,000 20,000 - Số lượt

Đồ thị 2.3: Tư vấn, giới thiệu việc làm tỉnh Đắk Lắk Giai đoạn 2016 - 2020

Trong năm 2020, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Ngày hội Tôi yêu Tổ quốc tôi và tuyên dương thanh niên năm 2020. Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh đã trao 2 suất vốn Khởi nghiệp (20 triệu đồng/suất) cho 2 thanh niên tại huyện Krông Năng và huyện Cư Kuin; tuyên dương 11 gương cán bộ Hội tiêu biểu, 8 thanh niên tiêu biểu trong phong trào Khởi nghiệp, 22 gương “Thanh niên sống đẹp” năm 2020.

Bảng 2.4. Thông tin cung – cầu lao động tỉnh Đắk Lắk Năm

2018 2019 2020

Tiếp tục tổ chức các hoạt động hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm, cùng với các ban, ngành chức năng tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho thanh niên về học nghề, việc làm, lập nghiệp; tổ chức các buổi tư vấn học nghề, việc làm như: “Sàn giao dịch việc làm”; “Ngày tuyển dụng lao động”; hoạt động “tư vấn, định hướng nghề nghiệp”… trong đoàn viên thanh niên. Các cấp bộ Đoàn đã tổ chức tư vấn, hướng nghiệp 21 đợt với 4200 lượt đoàn viên thanh thiếu niên; giới thiệu việc làm gần 700 đoàn viên thanh niên. Cấp tỉnh, trong năm đã trao 6 suất vốn khởi nghiệp (20 triệu đồng/suất) hỗ trợ các gia đình thanh niên khó khăn. Đồng hành với thanh niên trong học tập, khởi nghiệp, lập nghiệp toàn tỉnh đã vận động trên 1.000 suất học bổng với tổng trị giá hơn 2 tỷ đồng hỗ trợ học sinh, sinh viên hiếu học; thành lập 3 câu lạc bộ “Sinh viên 5 tốt” cấp tỉnh, tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên; phối hợp tổ chức ngày hội giới thiệu việc làm cho sinh viên sắp tốt nghiệp; hỗ trợ các gương “Sinh viên 5 tốt”, “Học sinh 3 rèn luyện” về kiến tập, thực tập tốt nghiệp, nghề nghiệp, việc làm sau tốt nghiệp. Giúp thanh niên rèn luyện và phát triển kỹ năng, các đơn vị xây dựng và duy trì các câu lạc bộ, đội, nhóm sở thích; tổ chức 32 cuộc thi tiểu phẩm chuyên đề thu hút trên 10.000 lượt học sinh, sinh viên tham gia.

Tiếp tục triển khai chương trình “Sáng tạo khởi nghiệp”, “Thanh niên khởi nghiệp”... Thành lập các câu lạc bộ khởi nghiệp, gắn với các hoạt động trang bị kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp, phát triển kinh tế trong đoàn viên thanh niên. Tổ chức 12 buổi tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 1200 đoàn viên thanh niên.

Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Cuộc thi khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh tỉnh Đắk Lắk năm 2020. Trưng bày, giới thiệu sản phẩm khởi nghiệp, sản phẩm OCOP; Đánh giá hệ sinh thái khởi nghiệp tỉnh giai đoạn 2018

- 2020, định hướng giai đoạn phát triển 2021 - 2025, tổ chức ký kết giữa Ủy ban nhân dân tỉnh với Quỹ Khởi nghiệp doanh nghiệp khoa học công nghệ Việt Nam; Hội thảo phát triển thị trường các sản phẩm khoa học và công nghệ trên

địa bàn tỉnh; Tuyên dương các tổ chức, cá nhân đã có những đóng góp tích cực trong phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp tỉnh giai đoạn 2018 - 2020. Chung kết cuộc thi khởi nghiệp khởi sự kinh doanh tỉnh Đắk Lắk năm 2020, với 147 hồ sơ tham dự. Ban tổ chức, tôn vinh các dự án xuất sắc nhất của Cuộc thi: 01 Giải dự án triển vọng; 05 Giải khuyến khích; 02 Giải ba; 02 giải nhì; 01 giải nhất của hội thi: Dự án Nâng cao giá trị củ nghệ bản địa đến từ nhóm tác giả Lê Thị Thư của Huyện đoàn M’Đrắk. Tại Chung kết cuộc thi, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tặng Bằng khen cho 08 tập thể và 12 cá nhân đã có đóng góp cho phong trào khởi nghiệp của tỉnh.

6 tháng đầu năm 2021: tiếp tục tổ chức các hoạt động hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm, cùng với các ban, ngành chức năng tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho thanh niên về học nghề, việc làm, lập nghiệp; tổ chức các buổi tư vấn học nghề, việc làm như: “Sàn giao dịch việc làm”; “Ngày tuyển dụng lao động”; hoạt động “Tư vấn, định hướng nghề nghiệp”… trong đoàn viên thanh niên (Các cấp bộ Đoàn đã tổ chức tư vấn,hướng nghiệp 37.154 lượt đoàn viên thanh thiếu niên; giới thiệu việc làm 4.200 đoàn viên thanh niên). Tiếp tục triển khai chương trình “Sáng tạo khởi nghiệp”, “Thanh niên khởi nghiệp”... Thành lập các câu lạc bộ khởi nghiệp, gắn với các hoạt động trang bị kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp, phát triển kinh tế trong đoàn viên thanh niên.

Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tổ chức lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng cho đoàn viên thanh niên dân tộc thiểu số trong phát triển nông nghiệp năm 2021 với sự tham gia của các đồng chí Bí thư, Phó Bí thư các Huyện, Thị, Thành đoàn; hơn 80 đoàn viên thanh niên dân tộc thiểu số đang sản xuất kinh doanh đến từ 15 Huyện, Thị, Thành đoàn.

- Hoạt động đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn:

Công tác đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn đã giao chỉ tiêu nhiệm vụ, kinh phí cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với tổng số 119 lớp với 4.140

học viên, trong đó: đào tạo nghề phi nông nghiệp: 50 lớp, 1.750 học viên; đào tạo nghề nông nghiệp: 69 lớp với 2.390 học viên.

Năm 2020 là năm tổng kết thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, sau 10 năm thực hiện; nhìn chung công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói chung, thanh niên nông thôn nói riêng đã đem đến cho

Một phần của tài liệu Chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh đắk lắk (Trang 59 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w