CH NG 8- G II QUY T TRANH CH P TRONG KINHDOANH ƯƠ ẾẤ
8.3- G II QUY T TRANH CH P KINHDOANH THÔNG QUA TR NG TÀI. ẤỌ
8.3.1- Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thông qua trọng tài kinh tế
1- Trọng tài kinh tế.
- Là một tổ chức xã hội nghề nghiệp có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh tế theo quyết định của pháp luật.
- Trọng tài kinh tế được tổ chức dưới hình thức trung tâm trọng tài kinh tế.
- Trung tâm trọng tài kinh tế có chủ tịch và phó chủ tịch do các trọng tài viên của trung tâm bầu ra.
- Trung tâm trọng tài kinh tế chỉ được thành lập khi có ít nhất 5 trọng tài viên là sáng lập viên.
2- Thẩm quyền của trọng tài kinh tế
• Giải quyết các tranh chấp
- Phát sinh ở hợp đồng kinh tế giữa : +Pháp nhân với pháp nhân
+ Pháp nhân với Doanh nghiệp tư nhân
+ Doanh nghiệp tư nhân với Doanh nghiệp tư nhân +Doanh nghiệp tư nhân với cá nhân kinh doanh
- Phát sinh giữa công ty với các thành viên của công ty và giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty.
- Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu
• Thẩm quyền của trọng tài kinh tế không được xác lập theo vùng lãnh thổ cho nên về nguyên tắc các bên có quyền lựa chọn bất kỳ trung tâm nào để giải quyết tranh chấp không phụ thuộc vào nơi đặt trụ sở hoặc nơi cư trú của các bên.
3- Tố tụng trọng tài kinh tế.
• Tố tụng trọng tài kinh tế không quy định nguyên tắc xét xử công khai như toà án mà xét xử bí mật chỉ những người được mời mới được tham dự phiên họp.
• Tố tụng trọng tài không theo nguyên tắc xét xử tập thể mà bằng 1 trọng tài viên do đương sự lựa chọn
• Việc giải quyết tranh chấp kinh tế theo tố tụng bao gồm các giai đoạn sau:
- Nguyên đơn gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến một trung tâm trọng tài kinh tế kèm theo văn bản thoả thuận của các bên về việc đưa vụ tranh chấp ra giải quyết ở trung tâm trọng tài kinh tế đó. (Trung tâm trọng tài kinh tế chỉ nhận đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên đã có thoả thuận bằng văn bản về việc đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại chính trung tâm trọng tài kinh tế đó).
- Trong một thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, thư ký trung tâm trọng tài kinh tế phải gửi bản sao đơn yêu cầu của nguyên đơn và danh sách trọng tài viên cho bị đơn đồng thời ấn định thời hạn bị đơn phải gửi văn bản trả lời cho trung tâm trọng tài kinh tế.
- Trong trường hợp vụ tranh chấp do một hội đồng trọng tài giải quyết thì mỗi bên chọn một trọng tài viên và 2 trọng tài viên sẽ chọn một trọng tài viên thứ 3 làm chủ tịch Hội đồng trọng tài nếu các trọng tài viên do các bên chỉ định không chọn được trọng tài viên thứ 3 thì chủ tịch trung tâm sẽ chỉ định
Trong trường hợp các bên thoả thuận vụ tranh chấp do một trọng tài viên giải quyết thì hai bên thông báo thuận chọn một trọng tài viên nếu không thoả thuận được sẽ do chủ tịch trung tâm chỉ định.
- Trọng tài viên tiến hành các công việc cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp như nghiên cứu hồ sơ, nghe các bên trình bày, trưng cầu giám định ..
- Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp.
- Việc giải quyết vụ tranh chấp được kết thúc bằng quyết định
4- Hiệu lực của phán quyết
Quyết định giải quyết của hội đồng trọng tài hoặc của trọng tài viên có hiệu lực thi hành không bị kháng cáo, kháng nghị nhưng trong trường hợp quyết định trọng tài không được một bên chấp hành thì bên kia có quyền yêu cầu toà án nhân dân có thẩm quyền xét xử theo thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế.
8.3.2- Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thông qua trọng tài kinh tế quốc tế
1- Trọng tài kinh tế quốc tế
- Là một bộ phận đặt bên cạnh phòng công nghiệp thương mại Việt Nam (VCCI) được thành lập trên cơ sở sát nhập giữa hội đồng trọng tài ngoại thương và hội đồng trọng tài hàng hải - Quy chế hoạt động của trọng tài Quốc tế do VCCI phê chuẩn về cơ bản phù hợp với thông
- Trung tâm trọng tài quốc tế là 1 tổ chức phi lợi nhuận. Trọng tài viên bao gồm những người (kể cả người nước ngoài) có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật, ngoại thương, đầu tư tài chính, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm và những lĩnh vực khác do VCCI chọn với nhiệm kỳ 4 năm.
- Hiện nay ở Việt Nam mới có 1 trung tâm duy nhất tại Hà Nội.
2- Thẩm quyền
Trung tâm trọng tài quốc tế có thẩm quyền
• Giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh tế quốc tế như tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng mua bán ngoại thương, các hợp đồng đầu tư, du lịch, vận tải và bảo hiểm quốc tế, chuyển giao công nghệ, tín dụng và thanh toán quốc tệ khi mà một hay các bên đương sự là thể nhân hay pháp nhân nước ngoài
• Giải quyết các tranh chấp phát sinh từ những quan hệ trong nước nếu các bên đương sự thoả thuận đưa ra trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam để giải quyết. (Trung tâm trọng tài quốc tế được mở rộng thêm thẩm quyền này theo quyết định số 144/TTg ngày 16/2/96
3- Nguyên tắc tố tụng
• Nguyên tắc tự do định đoạt : Nguyên tắc này thể hiện các bên đương sự có quyền tự do lựa chọn
+ Trọng tài viên: Mỗi bên đương sự được quyền chọn một hoặc đề nghị chủ tịch Trung tâm trọng tài chọn hộ một trọng tài viên trong danh sách trọng tài viên của trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. 2 trọng tài viên do 2 bên đương sự thống nhất chọn trọng tài viên thứ 3. Ba trọng tài viên được chọn hợp thành uỷ ban trọng tài trong đó trọng tài viên thứ 3 làm chủ tịch. Trong trường hợp 2 trọng tài viên được lựa chọn không thống nhất được với nhau về việc chọn trọng tài viên thứ 3 thì chủ tịch trung tâm trọng tài quốc tế sẽ chỉ định. Các bên đương sự cũng có thể thống nhất chọn một trọng tài viên hoặc đề nghị chủ tịch trung tâm trọng tài quốc tế chỉ định một trọng tài viên đứng ra giải quyết vụ tranh chấp. Trong trường hợp này trọng tài viên duy nhất được chọn thực hiện nhiệm vụ như 1 uỷ ban trọng tài
+ lựa chọn ngôn ngữ, địa điểm
• Nguyên tắc đảm bảo sự độc lập của trọng tài viên trong hoạt động xét xử
Việc thực hiện nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính khách quan trong toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp. Nội dung của nguyên tắc này thể hiện trên 2 khía cạnh:
+ Không có bất cứ ai có quyền can thiệp vào hoạt động của trọng tài viên + Các trọng tài viên hoàn toàn bình đẳng với nhau trong hoạt động xét xử.
4- Hiệu lực của phán quyết
Kết quả giải quyết tranh chấp có thể là một thoả thuận hoà giải hoặc 1 phán quyết trọng tài. Phán quyết của trọng tài quốc tế là chung thẩm không thể kháng cáo trước bất cứ Toà án hay tổ chức nào khác. Các bên phải tự nguyện thi hành trong thời hạn được quy định trong phán quyết. Nếu phán quyết không được tự nguyện thi hành trong thời hạn được quy định thì sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế.