1. Nói về cội nguồn sinh dưỡng của con, điều đầu tiên người cha muốn nói tới là tìnhcảm gia đình. Cái nôi nuôi dưỡng con trưởng thành. cảm gia đình. Cái nôi nuôi dưỡng con trưởng thành.
“Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”.
+ Con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ.
+ Nhịp thơ 2/3, cấu trúc đối xứng, nhiều từ được láy lại, tạo ra âm điệu tươi vui, quấn quýt: chân phải – chân trái; một bước – hai bước, tiếng nói – tiếng cười… các hình ảnh thật cụ thể -> Y Phương tạo được không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt và hạnh phúc. Từng bước đi, từng tiếng nói cường của con đều được cha mẹ chăm chút và vui mừng đón nhận.
-> Đó là tình cảm ruột thịt, là công lao trời biểu mà con phải khắc cốt ghi xương.
2. Người cha còn nói cho con biết: Con còn lớn lên trong cuộc sống lao động, trongtình yêu thương của “Người đồng mình” và trong nghĩa tình của quê hương làng xóm. tình yêu thương của “Người đồng mình” và trong nghĩa tình của quê hương làng xóm.
* Con lớn lên trong cuộc sống lao động của người đồng mình.
Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của người đồng mình được nhà thơ gợi lên qua các hình ảnh đẹp:
“Người đồng mình thương lắm con ơi! Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát”
+ Đan lờ: Dụng cụ đánh bắt cá của người miền núi.
+ Nói: “Đan lờ cài hoa” -> công việc tạp ra vẻ đẹp của người lao động.
Vách nhà ken câu hát -> cuộc sống hoà với niềm vui.
+ Tác động từ “cài, ken” -> vừa diễn tả động tác cụ thể khéo léo trong lao động, vừa nói lên cuộc sống lao động gắn bó, hoà quện niềm vui.
* Con lớn lên trong sự đùm bọc che chở của con người và rừng núi quê hương:
“Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”
Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. Thiên nhiên ấy đã che chở, đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống.
+ Rừng cho hoa -> Hoa là vẻ đẹp của thiên nhiên mà rừng ban tặng -> Rừng núi đem lại những vẻ đẹp, niềm vui, hạnh phúc.
+ Con đường cho những tấm lòng -> còn những tấm lòng là vẻ đẹp của tình người.
-> Ta hiểu, người cha muốn nói cho con biết quê hương mình là một vùng quê giàu truyền thống văn hoá mà cũng thật nghĩa tình.
* Liên hệ: Quê hương là những gì thân thuộc gần gũi, bình dị nhất, đó cũng là cội nguồn sâu xa cho tình yêu Tổ quốc…
* Người cha còn nhắc đến những kỷ niệm ngày cưới của mình với con để mong con luôn nhớ con lớn lên trong tình yêu trong sáng và hạnh phúc của cha mẹ. Đó là điểm xuất phát mọi tình yêu thương trong con:
“Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”
-> Nói với con những điều đó, người cha muốn dạy dỗ con tình cảm cội nguồn bằng chính tình yêu và lòng tự hào về quê hương, về gia đình…