Phân định rõ trách nhiệm và tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý Nhà

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN (Trang 65 - 66)

9. Tóm tắt kết quả nghiên cứu

3.1.2. Phân định rõ trách nhiệm và tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý Nhà

nước trong việc tổ chức thực thi và thúc đẩy tổ chức và quản lý công ty cổ phần

Uỷ Ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hai Sở Giao dịch chứng khoán là các cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình thúc đẩy và tổ chức thực hiện, áp dụng các nguyên tắc quản trị CTCP trong thực tiễn. Tuy nhiên, hiện tại, trách nhiệm của từng cơ quan này vẫn chưa được phân định rõ ràng. Do vậy, việc quy định rõ vai trò, chức năng của từng cơ quan tham gia vào quá trình thực thi cải cách quản trị CTCP là cần thiết để tránh sự trùng lặp về trách nhiệm, đặc biệt là chức năng nhiệm vụ của Uỷ Ban Chứng khoán Nhà nước. Theo đó, chức năng nhiệm vụ của Uỷ Ban Chứng khoán Nhà nước cần phải được xây dựng để đảm bảo đây là cơ quan bảo vệ nhà đầu tư, là cơ quan quản lý trong lĩnh vực chứng khoán, thực hiện các nhiệm vụ để nâng cao tính toàn vẹn của thị trường, làm cho môi trường đầu tư trở lên minh bạch. Ngoài việc phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý, giải pháp tăng cường nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho các cơ quan quản lý này để tham gia giám sát, quản lý và cưỡng chế thực thi quản trị công ty nhằm đảm bảo các cơ quan này có thể thực hiện nhiệm vụ của mình một cách chuyên nghiệp cũng là giải pháp cần được sớm thực hiện.

3.1.3. Phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật về tổ chức và quản lý công ty cổ phần

Nâng cao hơn nữa nhận thức về bản chất và ý nghĩa của vấn đề quản trị trong CTCP là một việc làm cần thiết. Trong các nguyên nhân vi phạm pháp luật nói chung thì việc không hiểu biết pháp luật cũng là một lý do khá quan trọng. Pháp luật về quản trị CTCP chỉ có thể được tuân thủ khi các chủ thể có liên quan hiểu một cách chính xác và đúng đắn về quyền nghĩa vụ của mình, bản chất hoạt động quản trị CTCP. Để làm được vấn đề này cần thiết phải tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi quy định pháp luật thông qua báo chí, phương tiện truyền thông, truyền hình, các đợt tập huấn cho DN.

Đối với những công ty chưa có hệ thống quản trị công ty thì cần cập nhật và bắt tay ngay vào công tác xây dựng và ngay từ đầu nên kết hợp luật pháp quốc gia với chuẩn mực quốc tế, nhất là bộ nguyên tắc do OECD ban hành. Đối với những công ty đã có hệ thống quản trị công ty cần tiếp tục cải thiện chất lượng và cải tổ hoạt động quản trị công ty tại DN mình thông qua tham khảo thông lệ quốc tế, những bài học kinh nghiệm từ các nước tiên tiến hoặc những nước có nhiều bước tiến bộ về quản trị công ty như Thái Lan, Singapore. Ngoài ra, các công ty cần thành lập phòng ban chức năng chuyên trách về quản trị công ty như phòng Quan hệ Nhà Đầu tư, phòng Trách nhiệm xã hội…; xây dựng chế tài xử lý các hành vi vi phạm quản trị công ty cấp công ty ngoài các quy định xử phạt của luật pháp để tăng cường hiệu quả và trách nhiệm của các nhà quản trị; giảm dần tỷ lệ sở hữu tập trung của các cán bộ HĐQT, cán bộ quản lý, cổ đông cá nhân vì những đối tượng này có khả năng thâu tóm quyền lực, gây ra tính thiếu minh bạch.

Đồng thời, DN cũng cần nâng cao năng lực và vai trò của thành viên HĐQT, cụ thể như đảm bảo các thành viên HĐQT hiểu rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của mình; hàng năm xem xét lại sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu của công ty, các chính sách liên quan tới quản trị công ty. DN nên xây dựng, ban hành các bộ quy tắc ứng xử, bộ quy tắc hướng dẫn công tác quản trị công ty tại DN; tăng cường tính độc lập của các thành viên độc lập HĐQT; thành lập các Ủy ban chuyên môn để hỗ trợ hoạt động của HĐQT.

Ngoài ra có thể đưa vấn đề quản trị công ty vào nghiên cứu chuyên sâu trong các trường đại học, các học viện hay các viện nghiên cứu về kinh tế, pháp lý. Làm được những việc này sẽ làm cho kiến thức về quản trị CTCP ở nước ta được chuyển tải rộng rãi trong tầng lớp công chúng và nhất là đối với các chủ thể tiến hành kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w