Vai trò của việc xác định Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong Thương mạ

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Thu Thủy_LKT_820093_3.2022 (Trang 25 - 27)

6. Kết cấu luận văn

1.4. Vai trò của việc xác định Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong Thương mạ

Thương mại điện tử

Trong thời đại ngày nay, Internet phát triển mạnh mẽ tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và giúp các doanh nghiệp có thể hiện diện trên khắp mọi nơi mà không cần đầu tư quá nhiều chi phí thông qua các website. Trong môi trường Internet, các tranh chấp xảy ra thường xuyên, phức tạp và gây thiệt hại cho các bên. Việc có và xác định chính xác các cơ quan giải quyết tranh chấp để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên trong quan hệ tranh chấp là vô cùng quan trọng. Xác định đúng thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong Thương mại điện tử sẽ giúp chính các cơ quan giải quyết tranh chấp thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, duy trì trật tự xã hội và đảm bảo môi trường thương mại điện tử an toàn và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, các chủ thể trong hoạt động thương mại điện tử như doanh nghiệp, cá nhân sẽ có những kế hoạch chủ động và nắm được những lưu ý nhằm hạn chế những rủi ro pháp lý và đảm bảo quyền lợi của mình. Cụ thể vai trò của việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử bao gồm những nội dung sau:

Thứ nhất, xác định đúng thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử có vai trò vô cùng quan trọng để có thể tiến hành khởi kiện vụ án khi bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp.

Thứ hai, xác định đúng thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ tránh được sự chồng chéo nhiệm vụ giữa các cơ quan giải quyết tranh chấp, tạo điều kiện cho việc thụ lý giải quyết tranh chấp được xét xử nhanh chóng tiết kiệm thời gian cho các đương sự và việc xét xử diễn ra đúng đắn với tính chất của vụ việc.

Thứ ba, tránh tình trạng giải quyết không đúng thẩm quyền dẫn đến vụ việc bị hủy xét xử và phải tiến hành xét xử lại nhiều lần. Quá trình hủy xét xử và xem xét lại thẩm quyền giải quyết tranh chấp thường sẽ kéo dài rất lâu và các thủ tục, quy trình về tố tụng sẽ phải bắt đầu lại từ đầu, gây tốn rất nhiều thời gian, chi phí để thực hiện và tổn thất cho các bên trong tranh chấp.

Thứ tư, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành án, chuyển giao bản án, việc xác định đúng thẩm quyền sẽ khiến các công tác khắc phục hậu quả và bồi thường

thiệt hại cho bên bị vi phạm được diễn ra nhanh chóng và đảm bảo quyền lợi một cách tối đa. Đôi khi một bản án được đưa ra nhưng không được thi hành hoặc gặp khó khăn trong việc thi hành sẽ khiến bản án không được thực hiện trong thời gian quy định và gây tổn thất cho các bên.

Thứ năm, tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự trong việc tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước cơ quan giải quyết tranh chấp. Việc nắm được các quy định pháp luật liên quan đến giải quyết tranh chấp khiến các đương sự tiết kiệm được chi phí và dễ dàng thực hiện các hoạt động như: thu thập chứng cứ, chứng minh, đưa ra lập luận cho vụ việc.

Thứ sáu, giúp các đương sự lường trước được việc có thể phải tham gia vào các vụ kiện tại cơ quan giải quyết tranh chấp ngoài lãnh thổ. Khi các doanh nghiệp hoặc cá nhân tham gia vào các giao dịch thương mại điện tử thì việc hiện diện và thực hiện các hoạt động thương mại điện tử trên phạm vi ngoài lãnh thổ trở nên dễ dàng hơn từ đó dẫn đến khả năng doanh nghiệp có thể chịu bị xử lý vi phạm tại bất kì cơ quan tài phán nào mà doanh nghiệp thực hiện giao dịch. Nắm bắt được vấn đề này, doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc lập kế hoạch phát triển thương mại điện tử tại quốc gia phù hợp và việc điều chỉnh các hoạt động trên trang web để tương tác với người dùng để hạn chế các vấn đề pháp lý.

Thứ bảy, tạo điều kiện cho thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ hơn với đặc tính toàn cầu của Internet. Sự đổi mới công nghệ trên Internet đã mang lại xu hướng toàn cầu hóa cho các doanh nghiệp và thay đổi cách các công ty cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Khó khăn và thách thức trong việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp khiến các công ty có trang web hiện diện trên nhiều quốc gia khó hạn chế trách nhiệm pháp lý của họ và kìm hãm sự phát triển của thương mại điện tử. Đôi khi để hạn chế trách nhiệm pháp lý, các doanh nghiệp phải thực hiện các chiến lược khác nhau và thu hẹp phạm vi hoạt động khi tham gia vào thương mại điện tử.

Thứ tám, việc xác định đúng thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong vụ việc có yếu tố nước ngoài góp phần bảo vệ và khẳng định chủ quyền của quốc gia và tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các quốc gia khác.

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Thu Thủy_LKT_820093_3.2022 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w