Thực trạng về sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam 1 Thực trạng về sản xuất thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp : Quá trình hình thành và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ phần 1 pptx (Trang 28 - 30)

1.1 Thực trạng về sản xuất thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề.

1.1.1 Tình hình lao động tại các làng nghề.

Đối với sản xuất tiểu thủ công,lao động chủ yếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo và đầu

óc sáng tạo của người thợ, người nghệ nhân. Những năm trước khi ban hành chính sách đổi mới,

lao động tại các làng nghề truyền thống chủ yếu làm việc trong các hợp tác xã hoặc các tổ sản xuất

tiểu thủ công.Thời kỳ này đã tạo ra đội ngũ thợ thủ công đông đảo, phục vụ cho việc phát triển

kinh tế nông thông, tăng thu nhập, xuất khẩu. Nhưng, hình thức tổ chức sản xuất theo kiểu hợp tác

xã , việc đào tạo thợ thủ công đại trà đã phá vỡ kết cấu gia đình truyền thống, gây nên sự thất

truyền bí quyết nghề nghiệp ở những nghề đòi hỏi kỹ thuật tinh xảo.

Hiện nay nhờ các chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế của Chính phủ,hoạt động

thủ công lại trở về với hình thức sản xuất theo hộ gia đình( khoảng 90%) . Các cơ sở làm nghề này

trung bình có khoảng ba đến bốn lao động thường xuyên và hai, ba lao động thời vụ. Còn tại các

doanh nghiệp thì con số tương đương là 27 lao động thường xuyên, tám đến mười lao động thời

vụ. Việc sử dụng lao động ngày càng triệt để không những trong vùng mà còn thu hút thêm lao

động ở các vùng khác. Sự phân công lao động trong các làng nghề ngày càng được chuyen môn

hoá sâu sắc. Bên cạnh những người trực tiếp lo tạo ra sản phẩm còn có người chuyên lo khâu đầu

vào và đầu ra cho sản phẩm . ở những làng nghề có công nghệ và tổ chức phức tạp, đã có sự phân

công phù hợp với giới tính, tuổi tác và trình độ của người lao động. Phụ nữ và trẻ em được làm

những công việc nhẹ nhàng, người có tay nghề cao đảm nhận những công việc phức tạp. Tuỳ theo

tính chất của công việc cũng như tay nghề của người thợ mà có sự phân công phù hợp làm cho sản

xuất ngày càng hoàn chỉnh.

Tuy vậy trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của lao động vẫn còn thấp kém. Lao động

thủ công chiếm chủ yếu nhưng trình độ học vấn của họ phần lớn chỉ đạt mức tôt nghiệp phổ thông

trung học, thậm chí có người còn ở trình độ thấp hơn. Trong khi đó, số lao động lành nghề, thợ bậc

cao và các nghệ nhân chỉ chiếm 2,1% . Cán bộ quản lý, kỹ thuật trình độ đại học còn ít. Điiêù này ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển nghề cũng như tiếp nhận có hiệu quả sự đầu tư.

Bên cạnh đó là vấn đề dạy nghề. Chủ yếu viẹc dạy nghề trước đây là theo phương thức

truyền nghề trong gia đình hoặc bí truyền nhằm bảo lưu nghề trong pham vi làng nghề hay phố

nghề. Cách truyền nghề theo phương thức vừa học vừa làm như hiện nay có ưu điểm là đào tạo được những người thợ giỏi, tài hoa song lai không đào tạo được đội ngũ lao động lành nghề đông đảo để đáp ứng nhu cầu phát triển của làng nghề. Đây cũng là một vấn đề bất cập hiện nay của làng nghề cần giải quyết.

2.1.1.2 Công nghệ- kỹ thuật

Công nghệ cổ truyền dựa trên kỹ thuật sản xuất thủ công tinh xảo và dụng cụ lao động thủ

công khá thô sơ do người thợ tự chế ra. Hiện nay nên kinh tế thị trường và cuộc cách mạng khoa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

học kỹ thuật đã tác động mạnh mẽ đến việc đổi mới công nghệ kỹ thuật trong các làng nghề. Một

số cơ sở đã trang bị được thiết bị hiện đại ở một số khâu cần thiết. Ví dụ như ngành sản xuất đồ gỗ đã được trang bị những máy đa năng( cưa,đục, bào) làm rút ngắn thời gian sản xuất , ngành dệt nhờ

áp dụng máy móc, thiết bị vào sản xuất mà công nghệ dệt vải với nhiều hoa văn phức tạp, đa dạng, khổ rộng đã thay thế cho công nghệ dệt cổ truyền khổ hẹp, hoa văn đơn giản. ở Bát Tràng, công nghệ nugn sản phẩm gốm sứ bằng lò tuy nen ( dùng nhiên liệu gas và điện)đã thay thế cho lò hộp

và lò bầu ( dùng than và củi) ,công nghệ nhào luyện đất bằng máy đã thay cho công nghệ thủ công.

Tuy nhiên, nhìn chung, việc đổi mới công nghệ ở các làng nghề chưa được thực hiện một

cách hệ thống , chưa cơ bản. Năng lực nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vẫn còn

kém. Trong các làng nghề, những người thợkỹ thuật chuyên nghiên cứu, sáng tạo mẫu mã còn ít ỏi

do không có một trường lớp đầo tạo cơ bản nào mà chủ yếu là tự học. Tất cả những điều này làm

hạn chế sự phát triển sản xuất thủ công mỹ nghệ

2.1.1.Môi trường.

Sản xuất trong làng nghề mang lại hiệu quả kinh tế song mặt trái của nó là gây ô nhiễm môi trường

nặng nề. Qua điều tra, hiện có tới 52% số hộ và các cơ sở sản xuất làm ảnh hưởng đến môi trường.

Các làng nghề sản xuất gạch vôi, gốm sứ, đúc đồng đang gặp khó khăn vì ô nhiễm không khí nặng

nề làm ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng và làm ô nhiễm môi trường sinh thái. Các lò gốm hàng

ngày phun vào khí quyển nhiều chất độc hại, chẳng hạn ở Bát Tràng, mật độ dân số 2500-3000

người/km ². Trong làng nhà ở san sát kề với 1100 lò hôp lớn nhỏ,hàng năm sử dụng khoảng 7 vạn

tấn than và xử lý 10 vạn tấn đất nguyên liệu, thêm vào đó là 300 lượt xe ô tô lớn nhỏ chạy qua mỗi

ngày. Bên cạnh các lò gốm còn có hàng trăm lò gạch ở bãi sông của Đa Tốn và Xuân Quan, những

lò này toả đầy khói bụi suốt ngày đêm và gây tác hại rất lớn đến sức khoẻ của nhân dân nhất là trẻ

em, phụ nữ, người cao tuổi.

Nguyên nhân là do hạn chế về vốn, kỹ thuật, thiếu quy hoạch tổng thể nên hầu hết các gia

đình khi đầu tư sản xuất đã không đầu tư xử lý chất thải,các chất độc hại từ sản xuất đều đổ thẳng

ra môi trường. Bên cạnh đó, các bộ phận,các cơ sở sản xuất được bố trí xen kẽ khu vực dân cư,

thậm chí dùng làm nơi sản xuất đã gây tác hại trực tiếp tới sức khoẻ con người.

2.1.1.5 Nguyên vật liệu cho sản xuất .

Hầu hết các làng nghề truyền thống đều được hình thành xuất phát từ việc có sẵn nguồn

nguyên liệu ngay tai địa phương. Đặc biệt là các nghề truyền thống sản xuất các sản phẩm tiêu

dùng như đan lát,mây tre…nguyên liệu thường có tại chỗ. Đối với một số nghề như sơn mài, chạm

khắc gỗ, đá…cũng có thể kkhai thac được từ nguồn nguyên liệu tại địa phương hay trong nước. Nhưng hiện nay, nguồn nguyên liệu đang ngày càng cạn kiệt làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền

vững của các làng nghề. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghề gốm phát triển thì tài nguyên đất bị suy kiệt dần, nguồn nước cũng bị thu hẹp,chưa kể đến việc các chất thải ngấm vào làm ô nhiễm nguồn nước. Nghề gỗ, mây tre đan phát triển thì sự

suy thoái tài nguyên rừng tăng nhanh. Sản lượng rừng tự nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu

thụ, trong khi đó ý thức bảo vệ rừng và môi trường sinh thái của người dân rất kém,Nhà nước lại chưa có chính sách nào để bảo tồn và tái sinh nguồn tài nguyên này.

Như vậy, sau khi xem xét hiện trạng hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam , ta thấy nghề

truyền thống Việt Nam đang từng bước phát triển cùng với công cuộc đổi mới nền kinh tế của đất nước. Các làng nghề phục hồi và phát triển đã góp phần không nhỏ vào GDP ở địa phương, tạo

thêm nhiều việc làm,tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp : Quá trình hình thành và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ phần 1 pptx (Trang 28 - 30)