Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Sử Dụng Một Số Mô Hình Dao Động Và Sóng Điện Từ Được Xây Dựng Bằng Ngôn Ngữ Lập Trình Matlab Để Giảng Dạy Chương Dao Động Và Sóng Điện Từ Vật Lý Lớp 12 Ban Nâng Cao (Trang 25 - 29)

9. Cấu trúc luận văn

3.3.6.Đánh giá kết quả thực nghiệm

Để có căn cứ đánh giá chúng tôi đã soạn thảo và tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận với thời gian 45 phút sau khi kết thúc chƣơng: “Dao động và sóng điện từ”. Nội dung bài kiểm tra bao gồm một số kiến thức cơ bản mà học sinh phải nắm vững và phải vận dụng đƣợc nội dung bài kiểm tra, cũng có tác dụng giúp chúng tôi một lần nữa thẩm định lại những khó khăn, sai lầm của học sinh mà chúng tôi tìm hiểu trƣớc đó, đồng thời qua đó làm căn cứ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề, tƣ duy vật lý và tính sáng tạo của học sinh.

* Phân tích số liệu

Sau khi tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra viết chúng tôi tiến hành chấm bài và xử lí kết quả thu đƣợc theo các phƣơng pháp thống kê toán học.

+ Bảng thống kê số điểm

+ Vẽ đồ thị so sánh giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. + Tính các tham số thống kê

- Kết quả kiểm tra học sinh sau thực nghiệm

Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra sau khi dạy thực nghiệm

Điểm số Lớp 12A2(TN) Lớp 12A3(ĐC)

Tần số (ni) Tổng điểm Tần số (mi) Tổng điểm

10 18 180 9 90

9 12 108 13 117

8 8 64 10 80

7 7 49 8 56

5 2 10 4 20

4 0 0 2 8

Tổng số 51 435 53 413

Điểm trung bình

8,53 7,79

Phƣơng sai mẫu (DX) 2,21 2,90

Độ lệch chuẩn (Sx) 1,49 1,70 Ta có 8,53 7,79 2,35 1,67 2,21 2,90 51 53 X Y Z x DX DY n m           nên có thể khẳng

định chất lƣợng học tập của lớp thực nghiệm là cao hơn lớp đối chứng.

- Kết quả thống kê bài kiểm tra của học sinh

Câu 1 Câu 2 Câu 3

TN ĐC TN ĐC TN ĐC

Làm đúng 51 46 45 32 40 19

Làm sai 0 7 6 16 7 13

Không trả lời 0 0 0 5 4 11

Biểu đồ 3.1 So sánh tỉ lệ % làm đúng các câu trong đề kiểm tra

0 20 40 60 80 100

Câu 1 Câu 2 Câu 3

TN 100% 88% 78% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐC 87% 60% 36%

Nhìn vào biểu đồ ta thấy tỉ lệ HS của lớp thực nghiệm làm đúng ở mỗi bài luôn cao hơn lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ kết quả của lớp thực nghiệm là cao hơn lớp đối chứng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Đối chiếu với mục đích nghiên cứu, đề tài luận văn đã cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra:

- Nghiên cứu các quan điểm dạy học hiện đại về dạy học, đặc biệt chú trọng về cơ sở lý luận của việc vận dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực, nghiên cứu tài liệu về phần mềm Matlab, nghiên cứu nội dung và phân phối chƣơng trình các kiến thức chƣơng "Dao động và sóng điện từ” sách giáo khoa Vật Lý 12 nâng cao và các tài liệu có liện quan nhằm xác định đƣợc mức độ nội dung các kiến thức cơ bản và các kỹ năng học sinh cần đạt đƣợc.

- Tìm hiều thực tế dạy học phần kiến thức chƣơng "Dao động và sóng

điện từ” sách giáo khoa Vật Lý 12 nâng cao nhằm phát hiện những khó khăn

của giáo viên và học sinh. Từ đó đề xuất một số nguyên nhân của các khó khăn và nêu các biện pháp khắc phục.

- Xây dựng các mô hình bằng phần mềm Matlab vào việc tổ chức dạy học một số bài trong chƣơng "Dao động và sóng điện từ” sách giáo khoa Vật Lý 12 nâng cao không những giúp học sinh vận dụng đƣợc kiến thức, kĩ năng đã biết, mà còn giúp học sinh hình thành kiến thức, kĩ năng mới và phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

- Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm theo tiến trình dạy học đã soạn thảo để đánh giá hiệu quả của qúa trình giảng dạy có sử dụng mô hình đƣợc xây dựng bằng phần mềm Matlab .

Nhƣ vậy, với việc sử dụng mô hình đƣợc xây dựng bằng phần mềm Matlab trong việc dạy vật lý chƣơng "Dao động và sóng điện từ” sách giáo khoa Vật Lý 12 nâng cao, luận văn đã làm rõ đƣợc một số đồ thị điện tích, cƣờng độ dòng điện theo thời gian, dao động điện từ tắt dần, qúa trình truyền sóng điện từ trong không gian… đây là các vấn đề học sinh khó hình dung đƣợc trong thực tế Hơn nữa với việc sử dụng phần mềm Matlab, giáo viên đã tạo cho học sinh có nhiều cơ hội tiếp cận với công nghệ thông tin, có cơ hội trao đổi các vấn đề với giáo viên, giúp đơn giản hoá các vấn đề trừu tƣợng, góp phần phát huy tính tích cực và tự chủ, bồi dƣỡng năng lực sáng tạo của học sinh. Các kết quả nghiên cứu có thể xem là một tài liệu tham khảo về phƣơng pháp dạy học cho các giáo viên Vật Lý ở trƣờng THPT.

Tuy nhiên, đề tài vẫn tồn tại một số hạn chế sau:

- Khi thực hiện bài giảng có sự hỗ trợ của phần mềm Matlab thì thời gian chuẩn bị tƣơng đối nhiều, đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức nhất định về CNTT, đặc biệt phải có kỹ năng lập trình phần mềm Matlab trong việc xây dựng các mô hình trong chƣơng trình vật lý phổ thông.

- Tính ứng dụng của luận văn sẽ đƣợc phát huy tối đa khi các thiết bị công nghệ dạy học đƣợc trang bị đầy đủ, nhƣ máy tính chạy phần mềm, máy chiếu Projector… Do đó nếu không đƣợc đáp ứng các nhu cầu trên, đề tài của luận văn khó phát huy đƣợc ƣu thế.

Do điều kiện về thời gian, không gian và khuôn khổ thực hiện của luận văn nên chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong nhận đƣợc các ý kiến đóng góp của các Thầy Cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn của tôi đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu Sử Dụng Một Số Mô Hình Dao Động Và Sóng Điện Từ Được Xây Dựng Bằng Ngôn Ngữ Lập Trình Matlab Để Giảng Dạy Chương Dao Động Và Sóng Điện Từ Vật Lý Lớp 12 Ban Nâng Cao (Trang 25 - 29)