2. Thực tiễn thị trường chứng khoán ở Việt Nam hiện nay
2.2 Những thành tựu mà thị trường chứng khoán Việt Nam đạt
Thứ nhất đã huy động được một nguồn vốn nhất định cho ngân sách nhà nước Thứ hai là các trung gian tài chính đã làm tốt vai trò môi giới mua bán chứng khoán trên thị trường tập trung
Thứ ba là hoạt động của thị trường chứng khoán đã góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và áp dụng thông lệ tốt nhất cho quản trị công ty
Thứ tư là thị trường giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội tạo ra một kênh huy động và luân chuyển vốn mới , phục vụ có hiệu quả hoạt
--
dộng phát hành cổ phiếu và trái phiếu, tổ chức thành công các thị trường giao dịch thứ cấp hiện tại ; công bằng và minh bạch
2.3 Những hạn chế mà thị trường chứng khoán Việt Nam đang gặp phải
Thị trường chứng khoán Việt Nam mới ra đời cho nên không tránh khỏi có những hạn chế. Thị trường chứng khoán có tầm quan trọng vốn có của nó cho nền thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được quan tâm một cách đáng kể để phát triển một cách hoàn thiện.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang có ít chứng khoán được giao dịch cả về số lượng và giá trị. Hiện có năm cổ phiếu của SAM, REE, TMS, HAP và LAFOOCO và trái phiếu của Ngân hàng đầu tư phát triển cùng với trái phiếu chính phủ đang được giao dịch. Việc có ít loại chứng khoán được giao dịch là do có ít doanh nghiệp có đủ điều kiện để niêm yết trên thị trường chứng khoán làm cho trên thị trường luôn xuất hiện tình trạng cầu lớn hơn cung, giá cả vượt quá giá trị thực của chứng khoán. Hơn nữa, các lý do còn là các doanh nghiệp không có nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh hay nếu phát hành cổ phiếu mới thì tỉ lệ nắm giữ cổ phiếu sẽ giảm và giảm vị trí trong Hội đồng quản trị hay do việc định giá gặp phải khó khăn vì do tổ định giá của Bộ tài chính tiến hành hay do Ban lãnh đạo thích vay ngân hàng hơn. Đó còn là do quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước chậm hay chưa cổ phần hoá các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Hiện nay các công ty chứng khoán đang bị thua lỗ vì có quá ít chứng khoán giao dịch cả về số lượng và giá trị. Đó là vì khuôn khổ pháp lý chưa được nới rộng để các nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia mua bán chứng khoán. Thông tư của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước từ 29/11/2000 qui định phí dịch vụ môi giới mua, bán chứng khoán nhỏ hơn hoặc bằng 0,5% giá trị giáo dịch cổ phiếu làm cho việc hoạt động của các công ty chứng khoán càng khó khăn hơn do phí giảm đi trong khi có ít chứng khoán được giao dịch trên thị trường. Lãi suất của trái phiếu chính phủ chưa hấp dẫn so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm là nguyên
--
nhân làm cho trái phiếu ít được giao dịch (lãi suất của trái phiếu chính phủ là 6,5%/năm của đợt phát hành thứ nhất và 6,6%/năm của đợt phát hành thứ hai).
Thị trường chứng khoán phi chính thức là nơi giao dịch các chứng khoán của các công ty cổ phần vưà và nhỏ không đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chứng thức. Thị trường chứng khoán phi chính thức sẽ tạo điều kiện để phát triển thị trường chứng khoán chính thức. Thế nhưng ở Việt Nam vẫn chưa có thị trường chứng khoán phi chính thức để các công ty vừa và nhỏ tham gia.
Việt Nam do thị trường chứng khoán nước ta ra đời cho nên còn thiếu nhiều đội ngũ có kiến thức sâu về thị trường chứng khoán để công tác tốt trong việc quản lý Nhà nước, trong công tác kinh doanh chứng khoán, tư vấn kinh doanh chứng khoán và sẵn sàng chấp nhận rủi ro tham gia thị trường.
Để thị trường chứng khoán hoạt động lành mạnh lâu dài thì cần thiết phải có các qui định pháp luật đúng đắn về lĩnh vực chứng khoán. Nhưng ở Việt Nam, hệ thống pháp luật về thị trường chứng khoán chưa được hoàn thiện vì chưa có sự góp ý của các công ty phát hành và các công ty chứng khoán để ban hành ra hành lang pháp lý trên lĩnh vực chứng khoán.
Với các hạn chế chủ yếu trên, trong những năm tới, thị trường chứng khoán Việt Nam cần được thay đổi để trở thành một thị trường chứng khoán lớn và sôi động
3.Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật thị trường chứng khoán ở Việt Nam
Để phát triển bền vững thị trường chứng khoán thì việc hoàn thiện khung pháp lý là điều kiện tiên quyết. Thị trường chứng khoán chỉ có thể phát triển nếu quốc gia đó ban hành được một hệ thống văn bản pháp lý đầy đủ, đồng bộ, có tính tiên liệu và hiệu lực pháp lí cao, ...ổn định trong thời gian dài. Một hệ thống pháp lý chắp vá, không đồng bộ, tính pháp lý thấp và thay đổi thường xuyên sẽ làm cho thị trường chứng khoán hoạt động không ổn định, hiệu quả thấp kém và chậm phát triển. Vì vậy trong bối cảnh hiện tại, Việt Nam cũng cần phải có những phương hướng, giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện pháp luật về thị trường chứng khoán trong nước.
--
Thứ nhất, Luật chứng khoán 2019 đã góp phần tạo ra một diện mạo mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam, tác động và chi phối đến hầu hết các mặt hoạt động của thị trường. Để triển khai thực thi hiệu quả Luật Chứng khoán, cần sớm xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn và tổ chức tuyên truyền các văn bản này kịp thời đến tất cả các chủ thể của thị trường. Việc xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán cần phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và tính hiệu lực cao của văn bản.21
Trước mắt, những vấn đề mang tính quan trọng và bao quát của thị trường cần được ban hành dưới hình thức nghị định của Chính phủ như: nghị định về chào bán và niêm yết chứng khoán; về kinh doanh, dịch vụ chứng khoán; về thanh tra, giám sát và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán… Song song đó, Bộ Tài chính có thể ban hành các văn bản hướng dẫn dưới hình thức thông tư hoặc quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về các vấn đề như: công bố thông tin; giao dịch chứng khoán; đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán; an toàn tài chính trong hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và công ty đầu tư chứng khoán….
Thực tế hiện nay cho thấy, chúng ta cũng đang có khá nhiều những văn bản dưới luật hướng dẫn Luật Chứng khoán năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán năm 2010 và bản thân một số văn bản này cũng đã được thay thế, sửa đổi, bổ sung nhiều lần. Điều này sẽ gây khó khăn cho quá trình cập nhật, áp dụng. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, trong thời gian tới, chúng ta không nên tiếp tục sửa đổi, bổ sung các văn bản này mà nên ban hành những văn bản mới hướng dẫn các nội dung quy định trong Luật Chứng khoán.
Việc xây dựng và ban hành kịp thời những văn bản hướng dẫn thi hành theo hướng trên đây sẽ tạo tiền đề cho Luật Chứng khoán đi vào cuộc sống năng động của thị trường chứng khoán một cách kịp thời, đồng bộ và nhanh chóng; từ đó, đảm bảo tính hiệu quả và tính tuân thủ của văn bản luật quan trọng này.
21 PGS.TS. Lê Vũ Nam, Luật Chứng khoán năm 2019 và việc hoàn thiện khung pháp lý về thị trường chứng khoán Việt Nam, Bài viết được đăng tải trên Ấn phẩm Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 10 (410), tháng 5/2020.
--
Thứ hai, bên cạnh đó để thị trường chứng khoán Việt Nam luôn vận động và phát triển không ngừng, do đó, việc liên tục hoàn thiện khung khổ pháp lý luôn là vấn đề quan trọng. Cần xây dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp với tình hình phát triển các hoạt động mới của thị trường chứng khoán như: hoạt động giao dịch tự động (robot trading), quản lý danh mục tự động (AI asset management), tư vấn tự động (robot advisory), số hóa các tài sản tài chính trên thị trường chứng khoán áp dụng công nghệ tài chính mới (Fintech), hoạt động huy động vốn cộng đồng (Crowdfunding).
Thứ ba, thực hiện tổng kết thi hành Luật Chứng khoán 2019 và đề xuất sửa đổi, bổ sung (nếu có) trong giai đoạn 2028 - 2030 với phạm vi điều chỉnh rộng hơn, phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế, điều chỉnh đồng bộ hoạt động chứng khoán trong mối liên hệ với các khu vực dịch vụ của thị trường tài chính, thống nhất với với các luật liên quan, tăng cường vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp.
Thứ tư, hoàn thiện các quy định hướng dẫn về sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong các công ty đại chúng, công ty niêm yết; về tự do hóa tài khoản vốn và kiểm soát dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài; sự tham gia của các ngân hàng thương mại trên TTCK phái sinh; mở rộng việc phát triển các công cụ phái sinh niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán dựa trên tài sản cơ sở là hàng hóa, lãi suất và tỷ giá.
Thứ năm, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của thị trường trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp theo các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại “Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025” phê duyệt tại Quyết định số 1191/QĐTTg ngày 14/8/2017 bao gồm văn bản hướng dẫn Nghị định 93/2018/NĐ-CP về quản lý nợ của chính quyền địa phương, Nghị định 95/2018/NĐ-CP về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên TTCK, nghị định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, văn bản hướng dẫn về chứng khoán hóa các khoản nợ.
--
Thứ sáu, nghiên cứu và ban hành các quy định về phát hành trái phiếu xanh, nhà đầu tư trái phiếu xanh làm căn cứ để triển khai và khuyến khích phát hành trái phiếu xanh cho các dự án xanh, dự án bảo vệ môi trường22.
Cùng với đó, Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, sửa đổi khung pháp lý về thành lập và hoạt động của tổ chức xếp hạng tín nhiệm và quỹ hưu trí tự nguyện để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, tăng cường quản lý giám sát đối với các tổ chức này; từ đó tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán trong thời kỳ mới ngày càng an toàn, lành mạnh và bền vững.
Thứ bảy, nên chuyển sang mô hình đa sở hữu, Nhà nước chỉ nên nắm giữ cổ phần chi phối (tối đa 65%) còn lại thuộc các cổ đông khác là công ty chứng khoán. Cần tách bạch rõ chức năng quản lý và chức năng kinh doanh để tránh xung đột lợi ích. Khi sở giao dịch chứng khoán là công ty cổ phần đại chúng thì việc huy động vốn để nâng cấp cơ sở hạ tầng sẽ thuận lợi hơn, tính năng động và minh bạch mới đảm bảo.
Cuối cùng, hoàn thiện cơ sở pháp lý thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, hoàn thiện hạ tầng công nghệ, tổ chức xúc tiến đầu tư, hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Triển khai các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên nhóm các thị trường mới nổi trên bảng xếp hạng của tổ chức MSCI thông qua việc khuyến khích các doanh nghiệp niêm yết công bố thông tin bằng tiếng Anh, quản trị công ty theo hướng các chuẩn mực và thông lệ của OECD, tạo điều kiện cho công ty đại chúng nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, thực hiện đăng ký mã số giao dịch trực tuyến cho nhà đầu tư nước ngoài, cải thiện chất lượng cầu đầu tư thông qua phát triển các định chế đầu tư chuyên nghiệp như quỹ mở, quỹ đầu tư bất động sản,
22 Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, Hoàn thiện khung khổ pháp lý, thúc đẩy thị trường phát triển an toàn, bền vững, thời báo Tài chính, 27/11/2021.
--
quỹ hưu trí bổ sung, quỹ sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, quỹ mạo hiểm, các công ty đầu tư…
PHẦN KẾT LUẬN
Có thể thấy thị trường chứng khoán có vai trọng tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế các nước nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong những năm qua do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 đã có sự tác động nhất định đến sự phát triển của thị trường chứng khoán các nước và Việt Nam cũng không thuộc trường hợp ngoai lệ, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng chịu những ảnh hưởng nhất định từ đại dịch. Tuy nhiên những khó khăn đó đã dần được khắc phục và điều đó được thể hiện rõ qua các thành tựu, kết quả mà thị trường chứng khoán đạt được . Mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay vẫn đang còn gặp phải những khó khăn hạn chế nhất định tuy nhiên với sự phát triển và hoàn thiện của pháp luật cũng như sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước thì trong tương lại thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phát triển một cách ổn định hơn và hiệu quả hơn góp phần đảm bảo nền kinh tế Việt Nam phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
--
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Thị Thùy Linh; Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán trên thế giới; đăng ngày 16/3/2022.
2. Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán ở Việt Nam; đăng ngày 16/9/2020 ( http://www.fiingroup.vn/NewsInsights/Detail/5766004?lang=vi-vn )
3. Giáo trình thị trường chứng khoán- Học viện tài chính; TS Bạch Đức Hiển-Tr. 9;10
4. Giáo trình Pháp luật về thị trường chứng khoán- NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
(2017) - PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy ( chủ biên)-tr.42
5. Giáo trình Pháp luật về thị trường chứng khoán- NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (2017) - PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy ( chủ biên)- tr.43
6. PGS.TS Lê Thị Thu Thủy, Giáo trình Pháp luật về thị trường chứng khoán, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 42-46.
7. Giáo trình Pháp luật về thị trường chứng khoán- NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
(2017) - PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy ( chủ biên)-tr55
8. Giáo trình Pháp luật về thị trường chứng khoán- NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (2017) - PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy ( chủ biên)-tr56
9. PGS.TS Lê Thị Thu Thủy, Giáo trình Pháp luật về thị trường chứng khoán, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 72
10.Giáo trình Pháp luật về thị trường chứng khoán- NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
(2017) - PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy ( chủ biên)- tr.67
11.Giáo trình thị trường chứng khoán- Học viện tài chính; TS Bạch Đức Hiển- Tr22
12.Giáo trình thị trường chứng khoán- Học viện tài chính; TS Bạch Đức Hiển- Tr23
--
13.Giáo trình thị trường chứng khoán- Học viện tài chính; TS Bạch Đức Hiển- Tr.35
14.Giáo trình thị trường chứng khoán- Học viện tài chính; TS Bạch Đức Hiển- Tr.27;28;29
15.Khoản 5 điều 41 luật chứng khoán 2019.
16.Giáo trình Luật chứng khoán Việt Nam, Trường đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân 2021
17.Khoản 1 điều 52 Luật chứng khoán 2019.
18.Giáo trình thị trường chứng khoán - Học viện tài chính; TS Bạch Đức Hiển - Trang 164
19.Giáo trình thị trường chứng khoán - Học viện tài chính; TS Bạch Đức Hiển Trang 165; 166.
20.Giáo trình thị trường chứng khoán - Học viện tài chính; TS Bạch Đức Hiển Trang 166.
21.Cổng thông tin điện tử Viện Kiểm Sát Nhân dân tối cao,
( https://vksndtc.gov.vn/tin-tuc/quy-dinh-moi-ve-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-