Sụn chêm trong và ngoài: đây là hai miếng sụn sợi nằm ở diện khớp trên xương chày nhằm mục đích gia tăng độ sâu của diện khớp trên. sụn ngoài hình chữ O, sụn trong hình chữ C. Hai sụn nối với nhau phía trước bằng dây chằng ngang gối. Sụn chêm dễ dàng di chuyển khi gấp duỗi gối. Nó trượt ra sau khi gối gấp và ra trước khi gối duỗi.
Những sụn chêm dễ tổn thương khi duỗi gối quá mạnh lúc cẳng chân đang ở tư thế xoay ngoài hay xoay trong. Khi bị tổn thương, sụn chêm ít có khả năng liền sẹo do mạch máu nuôi dưỡng kém có thể trở thành vật chướng ngại gây kẹt khớp.
2.2. Phương tiện nối khớp2.2.1. Bao khớp 2.2.1. Bao khớp
Bao khớp bám vào mặt ngoài sụn chêm, phía trên bám vào xương đùi trên diện bánh chè. Phía trước bám vào bờ xương bánh chè, phía dưới bám hai lồi cầu xương chày.
Hình 11. Mặt sau khớp gối.
1. Bao khớp. 2. Đầu ngoài cơ bụng chân. 3. DC bên mác. 4. DC khoeo cung. 5. Cơ khoeo.6. Gân của cơ khép lớn. 7. Đầu trong cơ bụng chân. 8. Gân cơ bán mạc. 9. DC khoeo chéo. 6. Gân của cơ khép lớn. 7. Đầu trong cơ bụng chân. 8. Gân cơ bán mạc. 9. DC khoeo chéo.
• 1. Cơ khớp gối.
• 2. Túi hoạt dịch trên bánh chè.
• 3. Gân cơ tứ đầu đùi.
• 4. Mạc giữ bánh chè trong (phần
ngang).
• 5. Mạc giữ bánh chè trong (phần
đứng)
• 6. Bao khớp.
• 7. Túi hoạt dịch dưới xương bánh chè. • 8. DC bên chày. • 9. Mạc giữ bánh chè ngoài (phần ngang). • 10. Mạc giữ bánh chè ngoài ( phần đứng). • 11. Khối mỡ dưới bánh chè. • 12. DC bên mác. • 13. DC chỏm mác trước. • 14. Màng gian cốt.
2.2.2. Các dây chằng
Khớp gối có 4 hệ thống dây chằng: