Phân tích kết quả hồi quy

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH LÊNHIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠIVIỆT NAM 10598411-2226-010627.htm (Trang 40 - 42)

4.3.1 Hồi quy mô hình

Nhằm thực hiện mục tiêu phân tích sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp phục vụ cho việc trả lời câu hỏi thứ nhất: “ Liệu mức độ sử dụng nợ trong cấu trúc vốn có tác động lên hiệu quả hoạt động công ty hay không ?”, tác giả tiến hành hồi quy mô hình tuyến tính (1) dựa trên

nghiên cứu của Tongurai (2015) như sau:

ROAi,t= β0+ β1 INTt+ β2 GDPt+ β3AGEi,t + β4SIZEi,t + β5LEVi,t + ε1,t (1)

27 Bảng 4.3 Kết quả hồi quy mô hình (1)

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phần mềm Stata 13.0

Bảng 4.3 trình bày kết quả hồi quy mô hình (1) theo phương pháp OLS. Cụ thể, kết quả chỉ ra rằng tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa LEV và ROA ở mức ý nghĩa thống kê 5% với hệ số hồi quy là 0.157. Ngoài ra, biến tuổi đời công ty (AGE) cũng có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động của công ty tại mức ý nghĩa thống kê 5%. Bên cạnh đó, quy mô công ty (SIZE) có tác động cùng chiều với lợi nhuận công ty theo kết quả hồi quy tại mức ý nghĩa thống kê 5%. Hơn thế nữa, kết quả còn tìm thấy tác động ngược chiều của lãi suất cho vay ngắn hạn lên hiệu quả hoạt động công ty ở phương pháp OLS với mức ý nghĩa thống kê 5%.

Trước tiên, từ bảng kết quả có thể thấy rằng đòn bẩy tài chính có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp với hệ số hồi quy là 0.157 và ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Hàm ý rằng doanh nghiệp với hành vi sử dụng nợ càng nhiều trong cơ cấu vốn thì giá trị doanh nghiệp càng thấp. Điều này phù hợp với các bằng chứng thực nghiệm trước đây của Myers (1977), Jensen (1986) và Stulz (1988). Sở dĩ tồn tại mối quan hệ này bởi vì khi doanh nghiệp vay mượn càng nhiều sẽ dẫn đến doanh nghiệp giảm khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ từ các chủ nợ, do đó khiến doanh nghiệp đánh mất cơ hội đầu tư vào những dự án có mức sinh lời cao trong dài hạn vì không đủ nguồn tài trợ để xoay sở cho việc đầu tư. Đồng thời, việc sử dụng nợ cao trong cấu trúc vốn khiến doanh nghiệp đối mặt với những vấn đề về rủi ro tài chính , gia tăng chi phí kiệt quệ tài chính khi phải chi trả chi phí tiền lãi cao, điều này góp phần làm tình hình hoạt động kinh doanh dần kém hiệu quả.

Tiếp theo, tác giả phân tích tác động của lãi suất cho vay kỳ hạn một năm lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Từ kết quả kiểm định, biến INT đại diện cho chi phí tiền lãi trung bình mà các ngân hàng tại Việt Nam áp dụng cho vay với các doanh

Biến VIF

nghiệp trong ngắn hạn không có ý nghĩa thống kê trong tương quan so sánh với biến ROA (đại diện cho hiệu quả hoạt động doanh nghiệp). Do đó, tác giả không có bằng chứng để đưa ra bất kỳ kết luận nào trong mối liên quan giữa hai biến này. Tuy nhiên, tác giả kỳ vọng rằng một sự suy giảm trong chi phí tiền lãi giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trở nên tốt hơn. Bởi lẽ, việc các chủ nợ hạ thấp lãi suất cho vay khiến các doanh nghiệp giảm sự e dè trong hành vi sử dụng nợ hơn, từ đó mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh từ sự hỗ trợ của nguồn vốn bên ngoài, làm gia tăng giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng nợ quá nhiều cũng không hẳn là an toàn do đó các doanh nghiệp nên đưa ra quyết định tài trợ phù hợp và đúng mức.

Tiếp đến, kết quả kiểm định cũng cho thấy biến tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) không có ý nghĩa thống kê trong mối tương quan với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Kết quả này khiến tác giả khó khăn trong việc xác định sự tác động của tốc độ tăng trưởng kinh tế lên tình hình hoạt động doanh nghiệp. Tuy nhiên, tác giả cho rằng hầu như sự phát triển trong nền kinh tế chung là tiền đề dẫn đến sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Xét đến mối quan hệ giữa thời gian hoạt động (AGE) và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (ROA), kết quả kiểm định chỉ ra rằng biến AGE có tác động ngược chiều lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tại mức ý nghĩa thống kê 5% và hệ số hồi quy là 0.092. Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Evans (1987), Claessens và các cộng sự (2002), Black và các cộng sự (2006). Hàm ý rằng, những doanh nghiệp mới thành lập hay có thời gian hoạt động chưa lâu có khả năng tạo ra giá trị công ty cao hơn những doanh nghiệp hoạt động thâm niên. Bởi vì, tác giả lập luận rằng những doanh nghiệp có thời gian hoạt động lâu đời có nhiều kinh nghiệm, kiến thức cũng như chuyên môn hơn nhưng ngược lại lại có ít cơ hội đầu tư hơn những doanh nghiệp còn non trẻ. Những doanh nghiệp mới thành lập đang trong quá trình tiến tới giai đoạn tăng trưởng cao, do đó giúp gia tăng các cơ hội đầu tư cũng như giá trị doanh nghiệp.

Cuối cùng, so sánh với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, biến quy mô công ty (SIZE) được đo lường bằng logarithm của tổng tài sản có tác động cùng chiều với ROA ở mức ý nghĩa thống kê 5% và hệ số hồi quy 0.023. Hay nói cách khác, doanh nghiệp có quy mô càng lớn hay sở hữu càng nhiều tài sản thì giá trị doanh nghiệp càng cao. Kết quả kiểm định này phù hợp với nghiên cứu của Shuman và Seeger (1986),

29

Penrose’s, 1959). Bloodgood, Sapienza và Almeida (1996). Các doanh nghiệp có quy mô càng lớn càng thể hiện được sức ảnh hưởng trên thị trường nhờ vào nguồn lực, khả năng cạnh tranh và tiếp cận với các nguồn tài trợ bên ngoài dễ dàng hơn. Hơn nữa, các doanh nghiệp có quy mô lớn ít phải đối mặt với rủi ro phá sản hay các mâu thuẫn trong vấn đề đại diện từ đó làm gia tăng hiệu quả hoạt động công ty.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH LÊNHIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠIVIỆT NAM 10598411-2226-010627.htm (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w