PHƯƠNG PHÁP, QUY TRÌNH RÀ SOÁT

Một phần của tài liệu 10648 (Trang 58 - 60)

1. Phương pháp

Thực hiện rà soát thông qua các phương pháp đánh giá, chấm điểm tài sản, thu thập thông tin đặc điểm, điều kiện sống của hộ gia đình để ước lượng

thu nhập (trên cơ sở phân tích kết quả thống kê và điều tra mức sống hộ gia đình, thực hiện quy đổi từ mức thu nhập bình quân đầu người trên tháng sang các mức điểm số tương ứng khi thực hiện rà soát và đánh giá tài sản theo quy trình ban hành tại Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 và Thông tư số 14/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Cuộc điều tra thu thập thông tin được tiến hành trên 3 loại phiếu sau: - Phiếu A: danh sách hộ gia đình đăng ký tham gia và nhận dạng nhanh. - Phiếu B: phiếu rà soát xác định hộ nghèo và hộ cận nghèo.

- Phiếu C: thu thập đặc điểm hộ nghèo và hộ cận nghèo.

2. Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hàng năm

Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hàng năm được quy định cụ thể tại Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 và Thông tư số 14/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Cụ thể:

Bước 1. Xác định, lập danh sách các hộ gia đình cần rà soát. Bước 2. Tổ chức rà soát, lập danh sách phân loại hộ gia đình. Bước 3. Tổ chức họp dân thống nhất kết quả rà soát.

Bước 4. Niêm yết công khai danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo.

Bước 5. Báo cáo, xin ý kiến thẩm định của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Bước 6. Công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trên địa bàn.

Bước 7. Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.

Để đảm bảo tính công khai, minh bạch, dân chủ và công bằng, có sự tham gia của người dân, khi thực hiện bước 3: tổ chức họp dân thống nhất ý kiến kết quả đánh giá, chấm điểm theo mẫu Phiếu B đối với các hộ trong danh sách rà soát (chủ yếu tập trung vào các hộ nghèo, hộ cận nghèo mới phát sinh, hộ thoát

nghèo, hộ thoát cận nghèo) thực hiện theo hình thức bỏ phiếu kín. Kết quả biểu

quyết phải có trên 50% số người tham dự đồng ý mới đưa vào danh sách đề nghị: hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo; hộ nghèo, cận nghèo mới phát sinh.

IV. TIÊU CHÍ

Theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể như sau:

3

1. Hộ nghèo

a) Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng 01 trong 02 tiêu chí sau:

- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; - Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

b) Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng 01 trong 02 tiêu chí sau:

- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; - Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

2. Hộ cận nghèo

a) Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

b) Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Một phần của tài liệu 10648 (Trang 58 - 60)