Xuaân Taân Suu
Những năm vừa qua, vượt qua những tác động bất lợi của tình hình trong nước, trong tỉnh, ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, nhất là đại dịch Covid-19. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc nơi đây đã nỗ lực phấn đấu đưa xã Minh Quang về đích nông thôn mới.
Không dừng lại ở đó, thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Minh Quang nhiệm kỳ 2015- 2020, được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ huyện Tam Đảo, 5 năm qua xã Minh Quang đã nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều kết quả đáng phấn khởi.
Về kinh tế liên tục tăng trưởng tốc độ 15,06%, giá trị sản xuất đạt 2.211,730 tỷ đồng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, theo xu hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng thu nhập từ công nghiệp xây dựng và dịch vụ.
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Cả hệ thống chính trị đã vào cuộc mạnh mẽ, với sự đồng thuận cao của cán bộ nhân dân các dân tộc và đạt được kết quả toàn diện. Đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương ngày càng
đăng ký và đạt được danh hiệu gia đình văn hóa hàng năm đạt từ 90- 93%, số thôn văn hoá đạt 86%. Các giá trị văn hoá truyền thống được gìn giữ, khôi phục, bảo tồn như Đình Chùa thôn Lưu Quang và Cam Lâm được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh, 2 Câu Lạc Bộ dân ca Soọng Cô được nhà nước phong tặng 4 nghệ nhân. Phong trào văn hóa thể thao phát triển mạnh mẽ, có 17/19 thôn đã có nhà văn hoá. Trung tâm văn hóa thể thao của xã được đầu tư xây dựng trên tổng diện tích 15.000m2,
xã được quan tâm xây dựng về cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục đào tạo, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân ngày càng được nâng cao.
Xã Minh Quang còn là một trong những địa phương tiêu biểu của huyện Tam Đảo thực hiện tốt các vấn đề chính sách xã hội, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, mục tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã đã đề ra. Tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được ổn định, tạo môi trường
Trường Sơn
Minh Quang là xã miền núi của huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc, có diện tích 4.892,5 ha, dân số 3.689 hộ, với 13.062 người, gồm hai dân tộc Kinh và Sán Dìu. Là địa phương có Vườn Quốc gia Tam Đảo, có cảnh quan môi trường sinh thái rừng tự nhiên, rừng trồng phong phú có các hồ lớn, có tiềm năng phát triển kinh tế du lịch.