III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC
3.2.2. Chính sách bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp
- Trên cơ sở chỉ tiêu phân khai về đất lúa của Chính phủ, xác định diện tích đất lúa cần giữ trên địa bàn, đặc biệt là đất 2 vụ lúa trở lên, và lập bản đồ sử dụng đất lúa đến cấp xã và hộ sử dụng.
47
- Trên cơ sở tỉnh đã phê duyệt diện tích đất lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt thì việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đòi hỏi phải có chế tài mạnh, được kiểm soát chặt chẽ, phải làm đúng theo Luật Đất đai.
- Hàng năm cân đối đủ nguồn ngân sách cho địa phương để hạn chế tình trạng đổi đất lấy hạ tầng, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trong vùng quy hoạch sang phi nông nghiệp. Đồng thời hạn chế tối đa thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất của cấp dưới.
- Khuyến khích nông dân giữ đất lúa với những chính sách như: Hỗ trợ về giá, thủy lợi, cơ sở hạ tầng khác, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người sản xuất lúa đảm bảo người được giao đất lúa phải sống được bằng nghề trồng lúa có lãi 30% giá thành.
- Thiết lập hệ thống cơ sở bảo quản, chế biến với chất lượng quản lý tiên tiến; thành lập mạng lưới thu mua, hỗ trợ và bình ổn giá.
- Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đội ngũ quản lý khoa học kỹ thuật, cán bộ khuyến nông và cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh lương thực các cấp.
- Thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa, tránh tình trạng sản xuất manh mún như hiện nay.
- Tiếp tục hoàn thiện các loại hình tổ chức sản xuất lương thực theo hướng liên kết để hình thành các tổ chức hợp tác, hợp tác xã theo địa bàn hoặc sản phẩm; tạo điều kiện gắn sản xuất với doanh nghiệp tiêu thụ; phát triển kinh tế trang trại, doanh nghiệp sản xuất lương thực, nông dân góp cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất để tham gia doanh nghiệp, phát triển mạng lưới cung ứng dịch vụ nông nghiệp.
- Chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Chính sách hỗ trợ, bồi thường thỏa đáng để có thể khai hoang, tăng vụ bù sản lượng do mất đất trồng lúa.