II. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp - thủy sản
Trong thời gian qua, mặc dù có nhiều khó khăn do đầu ra của hàng hóa nông sản còn nhiều khó khăn, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm có nguy cơ bùng phát, giá cả không ổn định,…nhưng ngành nông nghiệp – thủy sản trên địa bàn vẫn đang phát triển đúng theo hướng nông nghiệp đô thị, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Giai đoạn 2016-2020, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (giá so sánh năm 2010) tăng bình quân 4,86%/năm.
+ Cây lúa và rau màu: đã chuyển đổi 100% diện tích đất trồng lúa sang trồng cây ăn trái và rau màu; diện tích rau màu là 648 ha, sản lượng trung bình 7.665 tấn.
+ Cây ăn trái: diện tích vườn cây ăn trái của huyện đạt 10.705 ha, sản lượng 128.020 tấn, với các loại trái cây trồng như: bưởi năm roi, chanh không hạt, mít siêu sớm, xoài, diện...
+ Chăn nuôi: tổng đàn gia súc 35.818 con (đàn heo 32.528 con; bò 3.249 con; trâu 34 con); gia cầm: 558.318 con (gà 470.843; vịt 87,475 con).
Tình hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh, các mô hình sản xuất có hiệu quả: Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu thế tất yếu trong phát triển nông nghiệp hiện nay và luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, những năm qua huyện hỗ trợ kinh phí để thực hiện các mô hình như: trồng dưa lưới trong nhà màng xã Đông Thạnh (0,5 ha), trồng rau trong nhà màng thị trấn Mái Dầm (400m2), trồng chanh không hạt theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm Đông Thạnh, Phú An mô hình nuôi cá chạch lấu tại thị trấn Ngã Sáu...
2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp – xây dựng
Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sản xuất công nghiệp vẫn phát triển với tốc độ tăng trưởng khá cao, sản phẩm đa
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Thiết kế Xây dựng Thương mại và Dịch vụ Đại Nam 17
dạng, phong phú đáp ứng kịp thời theo nhu cầu của thị trường, với các ngành nghề chủ lực như xay xát, gạch nung, hàng thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, chế biến thủy sản… Giai đoạn 2016-2020, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) là 56.602 tỷ đồng; số cơ sở là 604 cơ sở, tăng 150 cơ sở so với năm 2015; số lao động là 5.080 người.
2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ
Hoạt động thương mại, dịch vụ duy trì và phát triển ổn định; hệ thống chợ từng bước đầu tư và mở rộng; chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế đã tạo cho lượng hàng hóa dồi dào, nhiều chủng loại và đa dạng.
Giai đoạn 2016-2020, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) là 13.499 tỷ đồng, tăng 76,18% so với giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn huyện có 1.722 cơ sở kinh doanh thương mại - dịch vụ; tổng mức hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 25,67%/năm.