ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TỔNG HỢP CỦA HAI BIỆN PHÁP

Một phần của tài liệu Đề tài “Phân tích và đề ra những biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty cổ phần may Thăng Long" doc (Trang 61 - 65)

Mỗi biện pháp đều có tác dụng đối với tài chính của doanh nghiệp. Ta có thể tổng hợp lại những kết quả thu được như đã tính toán ở từng phần như sau:

3.1. Hiệu quả đạt được sau khi thực hiện hai biện pháp này:

Tổng số chi phí tài chính cuả Công ty còn lại sau khi thực hiên hai biện pháp trên là TCP = 6,862,801,984 - 126,659,029.51+ 2,245,014,796 TCP = 8,981,157,749

Kết quả sau khi thực hiên cổ phần hóa

Chỉ tiêu Trước khi thực hiện Sau khi thực hiện

Hệ số nợ 85% 60%

Hệ số đảm bảo vốn 13,78% 67%

Hệ số vốn chủ sở hữu 14,82% 40%

Vốn chủ sở hữu 23,378,370,678 90,533,233,157

Nguồn vốn kinh doanh 23,390,227,178 90,461,581,416

Nếu cồng ty thực hiên việc cổ phần hóa thì sẽ cải thiện được tình hình về tài chính của mình.Cụ thể được thể hiện qua bảng chỉ số trên thì công ty đã có được sự chủ đọng về tài chính.Tăng nguồn vốn chủ sở hữu đẻ bù đắp thêm vào nguồn vố kinh doanh.

Các kết qaủ cụ thể mà tình hình tài chính của công ty sẽ đạt được sau khi thực hiện hai biện pháp trên em xim trình bầy cụ thể trong phần phụ lục bao gồm bảng cân đối kế toán và bảng kết quả họat động sản xuất kinh doanh dự kiến của công ty sau khi thực hiện các biện pháp mà em đã đề ra.

KẾT LUẬN

Một doanh mặc dù doanh nghiệp vẫn hoạt động tốt, hàng năm vẫn đem lại lợi nhuận nhưng qua đó ta không thể chắc chắn rằng doanh nghiệp đó thực sự hoạt động hiệu qủa. Hơn nữa một doanh nghiệp dù có phát triển toàn diện đến đâu cũng có những điểm yếu cần được phát hiện và cải tiến. Do vậy đề tài phân tích tài chính doanh nghiệp là một đề tài luôn luôn cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của mọi doanh nghiệp.

Sau khi áp dụng cơ sở lý luận về phân tích tài chính vào việc phân tích cụ thể tình hình tài chính tại công ty cổ phần may Thăng Long em nhận thấy rằng tài chính của doanh nghiệp có nhiều dấu hiệu không tốt đã tồn tại qua nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa được khắc phục. Những kết luận của đề tài có thể giúp ban quản trị doanh nghiệp nhận thấy và khắc phục những nhược điểm đó. Bằng cách từng bước đổi mới và sửa chữa những yếu điểm về tài chính mới đảm bảo được sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Trong tình hình kinh tế thị trường đang cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, doanh nghiệp cần phải phân tích và hoạch định tài chính cho các năm tiếp theo. Căn cứ vào những vấn đề đã tìm hiểu em có đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện được một phần nhỏ tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp.Tuy nhiên với lượng thông tin tìm hiểu được chưa bao quát được mọi khía cạnh của doanh nghiệp và bản thân em là một sinh viên còn đang ngồi trên nghế nhà trường chưa có kinh nghiệm thực tế nên những biện pháp này chỉ có ý nghĩa ở một mức độ nhất định. Đề tài được hoàn thành trong thời gian có hạn với vốn kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự giúp đỡ và thông cảm của các thầy cô.

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn trân thành tới các thầy cô và cô Nguyễn Hoàng Lan đã hướng dẫn em từng bước trong quá trình thực hiện đề tài. Em xin cảm các cô chú trong doanh nghiệp đã hết sức giúp đỡ trong thời gian qua!

Nguyễn Vũ Long

Một phần của tài liệu Đề tài “Phân tích và đề ra những biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty cổ phần may Thăng Long" doc (Trang 61 - 65)