Ghi chú và lời bàn thêm (của người dịch)

Một phần của tài liệu AE-CongThon-So1-2020 (Trang 27 - 29)

Xác định ảnh hưởng của phương thức làm đất và phủ đất là đóng góp của nghiên cứu này, chắc với chi phí không nhỏ qua nhiều năm. Nhưng thực tế cần câu trả lời bao quát hơn về mặt năng lượng. Vật tư đầu vào tiêu tốn năng lượng rất nhiều hơn so với vận hành máy. Nhưng vận hành lại cộng MJ của lao động thủ công và MJ máy móc xăng dầu. Hai “loại” MJ này có giá trị qui tiền rất khác nhau; thiếu lao động hiện là một nút thắt của canh tác mía.

Nghiên cứu về cơ giới hóa mía xét trong tổng thể tương tác với các yếu tố nông học, tưới tiêu, và kinh tế ở Việt Nam hình như chưa có. Gần đây ở Phú Yên và Nha Trang, mới áp dụng cách làm đất theo hố để trồng mía (Hình P1). Về quan điểm, cách làm này rất hay vì bảo vệ đất chống xói mòn ở đất dốc, và tiết kiệm nước ở vùng khô hạn. Tuy nhiên, bỏ hom mía vào từng hố tốn rất nhiều công lao động so với trồng thông thường, lại thêm một nút thắt đội chi phí cho cây mía, hệ quả giá đường Việt Nam không cạnh tranh nổi trong khu vực... Các Bộ Ngành chỉ quan tâm đến giống mía và xuất nhập khẩu đường... Nếu Nhà nước không chi kinh phí dài hạn (hơn 5 năm) cho nghiên cứu máy móc trong hệ thống nông nghiệp (các công ty kinh doanh riêng lẽ không đủ kiên nhẫn!) thì e rằng ngành mía đường tiếp tục đi xuống...

a) b) c)

Hình P1. Trồng mía theo hố: a) Máy khoan hố, sâu 60 cm; b) Hố khoan; c) Bỏ hom thủ công Nguồn: http://ktv.org.vn/tin-tong-hop/kinh-te/mo-hinh-thi-diem-ung-dung-quy-trinh-trong-va-cham-soc-

Một phần của tài liệu AE-CongThon-So1-2020 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)