Cuộc nổi dậy phá khám Tân Hiệp

Một phần của tài liệu Bai Giai KK_Nguyen Doan Gia Han (Trang 44 - 49)

Cuộc kháng chiến chống Mỹ giải phóng dân tộc của nhân dân ta đã kết thúc hơn hai thập kỷ qua. Trong cuộc chiến đấu này, kẻ thù Mỹ ngụy đã dùng mọi thủ đoạn dã man để đánh phá phong trào, sát hại những người con yêu nước ở miền Nam. Nhưng dù trong những hoàn cảnh đen tối nào, quân dân miền Nam vẫn giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc, giữ vững ý chí cách mạng và giữ trọn niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng tiền phong.

Trong huyền thoại những năm tháng đánh Mỹ ấy, cuộc nổi dậy phá ngục của các chiến sĩ cộng sản và đồng bào yêu nước ở nhà tù Tân Hiệp Biên Hòa là một minh chứng hùng hồn về ý chí gang thép hành động dũng cảm quật cường, quyết chiến đấu và hy sinh vì độc lập và tự do của Tổ quốc..

Ngay sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ vừa được ký kết (tháng 7-1954), đế quốc Mỹ đã công khai phá hoại. Chúng thiết lập ngay bộ máy cai trị, lập chính phủ bù nhìn, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và tiền đồn chống cộng của chúng ở Đông Nam Á. Với sự chỉ đạo của quan thầy, ngụy quyền Ngô Đình Diệm liên tục mở các chiến dịch "tố cộng,

diệt cộng", mở rộng hệ thống nhà tù để giam cầm, đày ải, truy bức cán bộ, đảng viên và đồng bào yêu nước ở miền Nam. Hàng trăm, hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ cách mạng bị địch bắt đưa về giam giữ ở các nhà tù khắp miền Nam, trong đó có nhà tù Tân Hiệp, Biên Hòa.

chúng gọi là "Trung tâm huấn chính" Biên Hòa có diện tích 3600 mét vuông nằm cạnh quốc lộ I (đối diện với bệnh viện Tâm thần Biên Hòa, thuộc phường Tân Tiến), cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 2 km về phía đông. Đây là một trong 6 nhà tù lớn của địch ở miền Nam lúc bấy giờ. Đến thời điểm tháng 12-1956, số lượng tù nhân bị địch giam giữ ở đây là 1872 người trong đó có nhiều nhân sĩ trí thức yêu nước nổi tiếng như: Kỹ sư Lê Văn Thả; nhà văn, nhà báo Dương Từ Giang, Trần Ngọc Sơn, Lý Văn Sâm, Nguyễn Văn Mại, Phạm Thị Lạng...

Đến tháng 11-1956, kế hoạch nổi dậy phá khám Tân Hiệp cơ bản đã hình thành. Đảng ủy nhà tù do đồng chí Nguyễn Duy Đán (Nguyễn Trọng Tâm, nay là anh hùng lực lượng vũ trang ) làm bí thư hạ quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Công tác tiến hành được chuẩn bị tuyệt đối bí mật, chặt chẽ và chu đáo. Đội xung kích gồm những đồng chí khoẻ mạnh, có kinh nghiệm chiến đấu do đồng chí Nguyễn Văn Cội nguyên là huyện đội phó huyện Củ Chi làm đội trưởng, Lê Minh Toàn chính trị viên. Tổ liên lạc dẫn đường có 6 người do đồng chí Ngô Văn Quảng, nguyên bí thư huyện ủy Vĩnh Cửu làm tổ trưởng. Đồng chí Nguyễn Văn Chuộng được Đảng ủy cử làm trưởng đoàn vượt ngục trở về căn cứ. Giờ G nổi dậy phá khám được Đảng ủy quyết định vào chiều ngày chủ nhật 02 -12 - 1956.

17 giờ 40 phút, tất cả các đồng chí trong lực lượng xung kích đều đã ở trong tư thế sẵn sàng. Các tổ áp sát các mục tiêu đã được phân công. Mọi hoạt động của lực lượng chủ công đến giờ phút này vẫn giữ được bí mật hoàn toàn.

Trời vào mùa đông, thời tiết se lạnh. Mới 17 giờ 45 phút mà trời đã nhá nhem tối. Một số đồng chí trong các tổ xung kích mình trần, mặc quần đùi đi lại bên ngoài sân trại. Số các tù nhân ở các trại D, E, G là những anh em đã được phổ biến trước đều đứng hoặc ngồi trước cửa thấp thỏm chờ giờ hành động.

17 giờ 50 phút, khi tên lính trực vừa đánh kẻng báo cho tù nhân vô trại, thì tiếng hô "xung phong" vang dậy khắp nơi. Các mũi xung kích nhanh chóng tiến thẳng đến các mục tiêu đã được phân công. TỔ xung kích do các đồng chí Lê Toàn Thư, Nguyễn Văn Cội trực tiếp chỉ huy đã xông thẳng vào kho vũ khí, bắt trói tên trưởng trạm gác thu toàn bộ vũ khí trong kho. Cùng lúc, một tổ khác xông vào nhà

tên Tính giám đốc trại giam, khống chế hắn và số lính lái xe, bảo vệ, sau đó tiến vào văn phòng trại giam bắt trói tên thượng sĩ chỉ huy lính bảo an, cắt đứt đường dây điện thoại.

Khi lệnh được phát ra, anh em tù nhân từ các trại D, E, G ồ ạt chạy về phía cổng. Trước làn sóng người tuôn ra như nước vỡ bờ, tên lính gác bên ngoài cổng chính giương súng bắn một phát, lập tức bị một đồng chí quật ngã và đoạt lấy súng. Dòng người tuôn ra cửa mỗi lúc một đông. Cả một không gian sôi động trong tiếng hô xung phong vang dội, tiếng gọi nhau, tiếng chân rầm rập của hàng trăm người. Chỉ trong 15 phút đầu, lực lượng xung kích hoàn toàn làm chủ tình hình.

Bọn chỉ huy trại giam và toàn bộ lính canh gác bị bất ngờ và vô cùng hốt hoảng, chỉ lo bảo toàn tính mạng nên chưa có hành động nào chống trả.

Theo chủ trương của Đảng ủy là không giết một tên lính nào nhằm hạn chế việc khủng bố, trả thù của địch đối với những anh em còn ở lại hoặc không ra được. Từ đó, hơn 15 phút sau bọn chúng mới hoàn hồn, vội vã nổ súng và truy đuổi.

Tác giả tham quan nhà lao Tân Hiệp

Theo kế hoạch, khi đã giải quyết xong các mục tiêu bên trong, lực lượng xung kích nhanh chóng rút ra ngoài triển khai chốt chắn ở hai đầu đường quốc lộ I, dùng súng cướp được bắn áp chế các tháp canh xung quanh vòng rào để anh em tiếp t ục chạy thoát. Song thực tế do có sự ùn tắc ở cổng chính, nên phương án trên

không thực hiện được Mặt khác, trong hoàn cảnh phải giữ bí mật tuyệt đối, nên việc phổ biến kế hoạch tác chiến gặp nhiều khó khăn, thiếu cụ thể, nên có trường hợp nhiều tổ xung kích cùng tiến công một mục tiêu. Tuy vậy tất cả các mục tiêu chính như: kho súng, nhà giám đốc, văn phòng trại giam... lực lượng ta đều vào được và khống chế bọn địch ngay từ phút đầu.

Trước các làn đạn phản kích, bắn xối xả của địch, một số anh em ta chạy ra sau bị trúng đạn hy sinh (22 người) và bị thương khá nhiều, nằm trước cổng trại, sân banh và ven bờ suối. Trong số đó có nhà báo, nhà thơ Dương Tử Giang.

Cuộc nổi dậy phá khám diễn ra trong vòng 40 phút. Đến 18 giờ 30 phút, toàn bộ số tù nhân còn lại đều bị gom vào lại các trại. Do điện thoại ở nhà tù bị cắt đứt ngay phút đầu, tên phó giám đốc trại giam phải luồn lách hốt hoảng chạy bộ đến Bộ tư lệnh sư đoàn dã chiến số 4 (cách đó khoảng 1 km) để cấp báo và xin cứu viện. Vì vậy một giờ sau cuộc nổi dậy, địch mới báo động được các nơi trong thị xã. 19 giờ, bọn lính sư đoàn 4 dã chiến mới tới được trại giam cùng với bọn bảo an, hiến binh lo ổn định tình hình và nhận lệnh truy đuổi.

Trong bóng đêm dày đặc, quang cảnh trại giam sau cuộc nổi dậy trở nên xơ xác, đượm bầu không khí căng thẳng, ngột ngạt. Hơn 1000 tù nhân còn lại trong các trại trung tâm ở trong tâm trạng lo lắng. Các anh chị vừa mừng lại vừa lo. Mừng vì biết rằng có thêm nhiều đảng viên, cán bộ trung kiên thoát được ra ngoài là nguồn lực bổ sung cho cách mạng đang trong thời kỳ khó khăn ác liệt. Lo là không biết rồi đây số phận những người còn lại sẽ như thế nào? Ngay từ bây giờ anh chị em phải chuẩn bị tư tưởng để tiếp tục đấu tranh với kẻ thù trong tình thế mới. Trước mắt là chịu đựng sự trả thù tàn bạo mà chắc chắn địch sẽ thực hiện. Bên ngoài trại giam, 22 thi thể đồng chí hy sinh và 6 người bị thương nặng nằm rải rác ngay trước cổng trại, sân banh và ven bờ suối Đồng Tràm.

Sau khi thoát khỏi trại giam, các đồng chí đã chia làm nhiều đoàn để tìm về căn cứ và các cơ sở cách mạng ở các địa phương trong toàn miền. Mặc dù địch tăng cường lực lượng truy đuổi bố ráp gắt gao, một số đồng chí đã anh dũng hy sinh hoặc kiệt sức trên đường chạy, nhưng nhờ sự đùm bọc che chở của nhân dân,

sự chuẩn bị của tổ chức Đảng cơ sở bên ngoài, không một ai nản lòng thoái chí. 462 đồng chí thoát được, trong đó có hai nữ (Nguyễn Thị Lý và Vũ Thị Thọ) đã trở về được với Đảng, với dân.

Một phần của tài liệu Bai Giai KK_Nguyen Doan Gia Han (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)